Sử 9 [Lịch sử 9] So sánh các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

T

triminhdo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình với nhé

Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa:chiến trang đơn phương,chiến trang đặc biệt,chiến tranh cục bộ,chiến trang vn hóa ...-ko biết nữa

Thanks các you nhiều

Lần sau nhớ post bài đúng quy định em nhé!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.lichsu

Về điểm giống nhau.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.

Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .

+ Chiến tranh đơn phương: chủ yếu là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.

Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đơn phương: miền Nam.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vưùa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.

Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đơn phương: Mĩ - Diệm tiến hành các chiến dịch tố cộng diệt cộng, luật 10-59, lê máy chém khắp miền Nam để tiêu diệt cộng sản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
+ Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết".

Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
 
  • Like
Reactions: minhma1986

minhma1986

Học sinh mới
16 Tháng tư 2024
1
1
1
14
Ninh Bình
Về điểm giống nhau.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.

Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .

+ Chiến tranh đơn phương: chủ yếu là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.

Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đơn phương: miền Nam.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vưùa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.

Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đơn phương: Mĩ - Diệm tiến hành các chiến dịch tố cộng diệt cộng, luật 10-59, lê máy chém khắp miền Nam để tiêu diệt cộng sản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
+ Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết".

Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
Nó rất hữu dụng cảm ơn
 
  • Like
Reactions: Minht411

anhcq2609zz

Học sinh mới
28 Tháng năm 2024
64
1
9
11
Hà Nội

Bổ sung theo góc nhìn của mình:

So sánh các loại chiến tranh: Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh văn hóa:​

Mục tiêu:

  • Chiến tranh đơn phương: Mục tiêu là củng cố ách thống trị của thực dân Pháp sau Hiệp định Genève 1954, ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam.
  • Chiến tranh đặc biệt: Mục tiêu là tiêu diệt lực lượng chủ lực quân Giải phóng, "bình định nông thôn", thiết lập "quản lý xã hội" và "phát triển kinh tế" nhằm tạo điều kiện cho "chiến tranh cục bộ".
  • Chiến tranh cục bộ: Mở rộng chiến tranh ra toàn miền Nam Việt Nam, lật đổ chính phủ miền Bắc, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
  • Chiến tranh văn hóa: Mục tiêu là đánh phá nền văn hóa, giáo dục, đạo đức, truyền thống của Việt Nam, nhằm chia rẽ nhân dân, phục vụ cho mục tiêu chiến tranh xâm lược.
Quy mô:
  • Chiến tranh đơn phương: Chủ yếu diễn ra ở miền Nam Việt Nam, với sự tham gia của quân đội tay sai Ngô Đình Diệm và cố vấn Mỹ.
  • Chiến tranh đặc biệt: Mở rộng sang Lào, với sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ.
  • Chiến tranh cục bộ: Diễn ra trên cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, với sự tham gia masive của quân đội Mỹ và đồng minh.
  • Chiến tranh văn hóa: Diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
Lực lượng tham gia:

  • Chiến tranh đơn phương: Quân đội tay sai Ngô Đình Diệm và cố vấn Mỹ.
  • Chiến tranh đặc biệt: Quân đội tay sai Ngô Đình Diệm, quân đội Mỹ và quân đồng minh.
  • Chiến tranh cục bộ: Quân đội Mỹ, quân đồng minh, quân đội Sài Gòn và các tổ chức phản động.
  • Chiến tranh văn hóa: Lực lượng chính trị, văn hóa, giáo dục, tuyên truyền của Mỹ và tay sai.
Chiến thuật:
  • Chiến tranh đơn phương: "Tìm và diệt", "thanh lọc", "bình định".
  • Chiến tranh đặc biệt: "Chiến tranh tổng lực", "trên bộ, dưới nước, trên không", "thiết lập khu tập trung dân cư", "bình định nông thôn".
  • Chiến tranh cục bộ: "Dùng người Việt đánh người Việt", "trợ chiến đường không", "ném bom rải thảm", "bình định tâm lý".
  • Chiến tranh văn hóa: "Đánh phá văn hóa", "đồi trụy đạo đức", "chia rẽ nhân dân", "lợi dụng tôn giáo".
Kết quả:
  • Chiến tranh đơn phương: Quân đội và nhân dân miền Nam đẩy lùi âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Mỹ-Diệm, buộc chúng phải chuyển sang "chiến tranh đặc biệt".
  • Chiến tranh đặc biệt: Quân đội và nhân dân miền Nam đánh bại âm mưu "chiến tranh đặc biệt", buộc Mỹ phải mở rộng chiến tranh ra toàn miền Nam Việt Nam.
  • Chiến tranh cục bộ: Quân đội và nhân dân Việt Nam đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ", buộc Mỹ phải chuyển sang "Việt Nam hóa chiến tranh".
  • Chiến tranh văn hóa: Mặc dù gây ra nhiều tổn thất cho nền văn hóa, giáo dục, đạo đức của Việt Nam, nhưng âm mưu "chiến tranh văn hóa" của Mỹ đã thất bại.
 
Top Bottom