Sử [ Lịch Sử 9] Những bước phát triển của ASEAN từ khi thành lập đến nay?

M

mystory

1,Kinh tế
Nhìn lại chặng đường 40 năm các nước ASEAN có quyền tự hào về những
thành tựu phát triển vượt bậc so với bất kỳ thời kỳ nào trước đây trong lịch sử. Các
nước ASEAN – 6 đã có hai nước bé hạt tiêu (Singapore, Brunei) giàu, 4 nước trung
bình. Còn 4 nước thành viên mới nghèo. Hy vọng đến 2015 – 2017 các nước này sẽ
thoát nghèo, đạt mức phát triển trung bình, tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
2, Giáo dục, KHKT, xã hội
Nền giáo dục ở các nước ASEAN trong 40 năm qua có những bước tiến vượt
bậc. Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á là vùng đất nghèo nàn lạc hậu, từ 70
đến 90% dân số mù chữ. Nhưng đến nay nền giáo dục ở các nước Đông Nam Á đều
phát triển rộng khắp, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông; hệ thống giáo dục đại
học và chuyên nghiệp hình thành và phát triển. ASEAN còn xây dựng mạng lưới các
trường đại học, liên kết hợp tác phát triển giữa các trường đại học hàng đầu trong khu
vực với các trường tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
Nền khoa học kỹ thuật ở các nước ASEAN tuy còn non trẻ nhưng đã hình thành
hệ thống các viện nghiên cứu về khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, kỹ thuật công
nghệ, nông học, y học v.v…
Về mặt xã hội trong 40 năm qua các nước ASEAN có nhiều nỗ lực giải quyết
những vấn đề xã hội như nghèo đói thất nghiệp, các bệnh xã hội, khắc phục bất bình
đẳng về giai cấp, sắc tộc, tôn giáo, giới tính để đem lại quyền lợi kinh tế, văn hóa cho
các tầng lớp nhân dân. Vài chục năm trước nói đến Đông Nam Á nhiều người nhắc đến
“tam giác vàng” như một điểm đen về sản xuất, buôn bán ma túy gắn với những băng
nhóm xã hội đen khét tiếng nhiều tệ nạn xã hội rùng rợn, nhưng các nước ASEAN đã
hợp tác trong các chương trình phòng chống ma túy, về cơ bản đã xóa được điểm đen
đó.
3, Chính trị an ninh:
Hòa bình, từng bước xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết thống nhất vững mạnh.
 
P

pokemon_011

uá trình thành lập ASEAN:
Hoàn cảnh ra đời:
+Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam á ra sức khôi phục và phát triển kinh tế. trong khi ba nước Đông Dương phải tiến hành cuộc đấu tranh cứu nươc gian khổ.
+Tháng 8 – 1967, “Hiệp hội các nước Đông Nam á” (ASEAN) thành lập tại BăngCôc (Thái Lan) gồm các nước: Indonexia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. Hiện nay số thành viên của ASEAN gồm 10 nước. Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7 – 1995. Trong tương lai Đông Timo cũng sẽ là thành viên của “Hiệp hội các nươc Đông Nam á”
+Mục tiêu cua ASEAN: Năm 1976 hội nghị cấp cao ASEAN họp tại Bali (Indonexia) kí hiệp ước hữu nghị và nêu rõ mục đich của ASEAN la:
Mục đich: Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực. Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam á.
Như vây ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam á.
-Quá trình phát triển:
Hoạt động của ASEAN trải qua các giai đoạn phát triển chính:
+Từ 1967 – 1975 ASEAN còn là một tổ chức khu vực non yếu, chương trình hợp tác giữa các nước thành viên còn rời rạc.
+Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN đã kí “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác” (tại hội nghị cấp cao ở Bali, Indonexia) nêu rõ mục tiêu xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trong khu vực tạo nên một cộng đồng Đông Nam á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực, thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam á. ASEAN trở thành một tổ chức chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam á.
+Năm 1979 ASEAN có quan hệ đối đầu với 3 nước Đông Dương (chủ yếu xoay quanh vấn đề Campuchia). Đến cuối thập niên 80 ASEAN đã chuyển sang đối thoại, hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình với 3 nước Đông Dương. Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, ASEAN và 3 nước Đông Dương phát triển mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học…
+Năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, sau đó là gia nhập của các nước Lào, Mianma, (1997), Campuchia (1999), ASEAN gồm 10 nước đã trở thành “ASEAN toàn Đông Nam á”
Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chưc ASEAN:
+Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trương các nước Đông Nam á. Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học – kĩ thuật công nghệ và văn hóa… để phát triển đât nước ta.
+Thách thức: Việt Nam pphair chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì rất dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về chính tri, văn hóa, xã hội.
+Thái độ: Bình tĩnh, không bỏ lỡ thời cơ, Cần ra sức học tập nắm vững khoa hoc – kĩ thuật.
 
Top Bottom