Sử [ Lịch Sử 9] Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước

L

ly_lovely_16111997

Con đường mới: Người rất mẫn cảm về chính trị, tuy rất khâm phục các bâc tiền bối, nhưng Người không tán thành con đường của bất kỳ người nào. Người hiểu chân lý cách mạng không phải ở Phương Đông mà là ở Phương Tây: các nước Phương Tây giàu mạnh nhờ con đường tư bản chủ nghĩa, có KH-KT, văn minh. Người quyết định đi sang Phương Tây để tìm con đường cứu nước. Cách đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc rất độc đáo: Vừa làm - Vừa học, vừa quan sát thực tiễn, vừa đọc sách báo vừa suy nghĩ, đúc rút kinh nghiệm. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Báo “Người cùng khổ” là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Số báo đầu tiên phát hành vào ngày 1/4/1922-1926: có 36 số, mỗi số in từ 1000 đến 5000 bản trong đó một nữa số báo được gửi đi các thuộc địa ở Châu Phi và Đông Dương.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Annabell
M

meongocxi

con đường cứu nướ của nguyẽn ái quốc ó gi mới và khác so với lớp người đi trước ?

bạn dựa vào một số tiêu chí sau nhé:

- động cơ , hướng ra đi

+ các bậc tiền bối , sĩ phu đầu thế kỉ XX chịu ảnh hưởng của luồng tư tưởng dân chủ tư sản dội vào, đặc biệt là Nhật Bản có tính thuyết phục với họ cho nên họ hướng về các nước này và hi vọng đó sẽ là con đường giải phóng dân tộc đưa đất nước thoát khỏi ách nô lệ. Động cơ của họ là xuất dương cầu viện

+ Đến Nguyễn Ái Quốc , không giống các bậc tiền bối đi trước , bằng sự nhạy cảm chính trị của mình Người đã đưa mắt nhìn về một phương trời mới , chọn con đường sang phương Tây , xem các nước khác làm cách mạng như thế nào , sau đó sẽ trở về giúp đồng bào chống Pháp . Cách thức ra đi của Người độc đáo ở chỗ: Người không dựa vào sự hỗ trợ của 1 tổ chức nào mà đi bằng con đường " tự vô sản hóa" . Người đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhân dân lao động ở các nước đó từ đó Người nhận ra bản chất của kẻ thù, cũng như đồng cảm với tình trạng khốn khổ của nhân dân lao động trên thế giới. Đến 1920 , với việc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản.


- quan điểm cứu nước

+ những nhà yêu nước đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước theo con đường cách mạng DCTS với mục tiêu đánh Pháp , khôi phục độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa . Để thực hiện mục tiêu đó họ chủ trương kết hợp cứu nước với duy tân . Tuy nhiên có nhiều phương thức khác nhau để đạt mục tiêu đó. Một số người xem việc khôi phục chủ quyền quốc gia là điều kiện tiên quyết mở đường cho duy tân thắng lợi. Họ chủ trương dùng vũ lực đánh thực dân Pháp , dựa vào sự giúp đỡ quân sự của Nhật Bản . Đây là xu hướng bạo động tiêu biểu là Phan Bội Châu. Một số người khác xem duy tân là con đường khôi phục độc lập nước ta. Họ chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của Pháp lật đổ phong kiến tiến hành duy tân. Đây là xu hướng cải lương đứng đầu là Phan Châu Trinh.

+ đến Nguyễn Ái Quốc , lựa chọn con đường cách mạng vô sản kết hợp giải phóng dân tộc và giai cấp , độc lập dân tộc và chủ nghĩa xa hội . Người không mơ hồ ảo tưởng về kẻ thù như những bậc tiền bối đi trước. Người xác định rõ kẻ thù của cách mạng VN là đế quốc Pháp xâm lược , phong kiến , tư sản và phản cách mạng, nêu rõ mục đích cách mạng là chống đế quốc giành độc lập, chống phong kiến giành ruộng đất, không bỏ rơi các tầng lớp nhân dân và đi cầu viện nước ngoài như những lớp người đi trước. Nguyễn Ái Quốc nắm bắt đúng lực lượng cách mạng , khẳng định nông dân là gốc của cách mạng , ngoài ra phải hết sức tranh thủ lôi kéo các tầng lớp khác tạo ra sức mạnh to lớn. Người cũng chỉ rõ giai cấp lãnh đạo là công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản theo CN Mác

-thực tiễn hoạt động

+ các bậc tiền bối trước hoạt động sôi nổi , tích cực xong kết quả cuối cùng đều đi đến thất bại
+ Nguyễn Ái Quốc , Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, từ đó tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho sự thành lập của 1 chính Đảng vô sản ở Việt Nam. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại , chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.......
 
T

thitmo.com

trinh bay ~ hoat dong cua Nguyen Tat Thanh sau khi ra di tim duong cuu nuoc?
ai giup em cai mai la thi roi!!
 
N

namsonquyen

Để mình trả lời hộ bạn nha...Nếu có sai sót thì mong các bạn chỉnh sửa giúp.
Nói trung để trình bày một bài này cũng khá dài nên mình chỉ chắt lọc những ý chính.

............NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC (1919 - 1924) Ở NƯỚC NGOÀI..............

- Sau 8 năm bôn ba hầu khắp các châu lục trên thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuổi lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng và Bác ái.
- Ngày 18 - 6 - 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.
- Bản yêu sách gồm 8 điểm như sau:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để chống khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và tự do hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Đoàn đại biểu thường trực của ngời bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
- Bản yêu sách đó đã không được Hội nghi Véc-xai chấp nhận. Sự thật đó cho thấy những lời tuyên bố của các nhà chính trị đế quốc về quyền tự do dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc mà điển hình là chương trình 14 điểm của Tổng thống Mĩ Uyn-xơn chỉ là trò bịp để lừa các dân tộc. Vì vậy, muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
- Giữa năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp, Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Ngày 25 - 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành người đảng viên cộng sản Pháp, đồng thời là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Từ đây, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động và tiếp tục học tập. Nghiên cứu lí luận về con đường cách mạng thuộc địa để truyền bá vào Việt Nam.
- Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di,... Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao động Pháp),... và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10 - 1923) và được bầu vào Ban chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
- Ngày 11 - 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và giai cấp ở Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã tạo sẵn điều kiện để Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.
 
D

ductuan_tn

Con duong cuu nuoc cua nguyen ai quoc di theo huong phuong tay,khac voi cac nha cach mang khac la ho di theo huong phuong dong de tim duong cuu nuoc.b-(@-)=((|-)/:):-SS
 
Top Bottom