a) giống nhau:
- Hoàn cảnh ra đời khi một chiến lược của Mĩ đã thất bại buộc phải chuyển sang chiến lược mới( Chiến tranh cục bộ ra đời sau thất bại trong chiến tranh đặc biệt, Việt Nam hóa chiến tranh ra đời sau sự phá sản của chiến tranh cục bộ).
- Âm mưu và mục đích: chia cắt lâu dài VN, biến miền Nam, thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á, làm bàn đạp để tiến công miền Băc và ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống khu vực ĐNA.
- Về bản chất: đều nhà những loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
- Về lực lượng: Đều dựa vào bộ máy và chính quyền Sài Gòn; đều có sự tham gia chiến đấu của lực lượng quân đội Sài Gòn, do Mĩ trực tiếp viện trợ huấn luyện, trang bị, tổ chức và chỉ huy chiến đấu.
- Về thủ đoạn: Đều đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ; đều ra sức thực hiện các kế hoạch bình định nhằm chiếm đất, giành dân: đều có hoạt động phá hoại gây chiến tranh leo thang phá hoại ra miền Bắc, phối hợ giữa các hoạt động quân sự và biện pháp chính trị, ngoại giao;
- Về kết quả: đều bị thất bại.
b) Khác nhau:
- Về lực lượng: Trong chiến lược chiến tranh cục bộ sự dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân đội Mĩ giữ vai trò chủ lực và do cố Mĩ chỉ huy: Trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh quân đội Sài Gòn giữ vai trò chủ lực dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ. Quân đội Mĩ giữ vai trò phối hợp chiến đấu và yểm trợ về hỏa lực.
- Về biện pháp: Trong chiến lược chiến tranh cục bộ Mĩ liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” và 2 cuộc phản công chiến lược trong 2 mùa khô 65-66 và 66-67; Trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh Mĩ chủ trương đẩy mạnh các hoạt động bình định, thực hiện âm mưu“dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”; sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Lợi dung mâu thuẫn Xô- Trung thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.
- Quy mô: chiến lược chiến tranh cục bộ được thực hiện ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc; chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh được thực hiện ở miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và sang cả Lào, Campuchia(thực hiền Đông Dương hóa chiến tranh).
- Về kết quả: Chiến tranh cục bộ thất bại đánh dấu bằng cuộc tổng tiến cộng Mậu thân của ta buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với ta tại hội nghị Pari còn thất bai trong Việt Nam hóa chiến tranh buộc Mĩ phải kí kết hiệp định ở Pari chấp nhận rút quân về nước tôn trong quyền dân tộc cơ bản của ta.