Sử [Lịch sử 9] chiến dịch Hồ Chí Minh

C

cuncon_baby

H

hocmai.lichsu

Thông tin về Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thì có rất nhiều, ở đây chị chỉ post diễn biến của 3 chiến dịch trong cuộc tổng tiến công mà thôi.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 được diễn ra trên toàn miền Nam từ nông thôn đến thành thị trong gần hai tháng bắt đầu từ ngày 4-3-1975 đến ngày 30-4-1975 thông qua 3 chiến dịch lớn là Tây Nguyên (4-3-1975 đến 24-3-1975), chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3-1975 đến 29-3-1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4-1975 đến 30-4-1975).
1. Chiến dịch Tây Nguyên.
- Thực hiện kế hoạch, đầu tháng 3 - 1975 ta bắt đầu tấn công nhiều nơi ở Tây Nguyên, tiến hành đánh nghi binh ở Plây-cu - Kon Tum nhằm thu hút hỏa lực địch.
- Cùng với việc tấn công Plây-cu, ta cũng tập trung hỏa lực mạnh với binh khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn với chiến thuật mũi dao nhọn thọc sâu với trận then chốt mở màn đánh vào Buôn Ma Thuột ngày 10 – 3 – 1975 và giành thắng lợi nhanh chóng, hơn 1000 tên địch đã bị bắt sống trong đó có đại tá, tỉnh trưởng Đắc Lắc Nguyễn Trọng Luật, đại tá sư đoàn trưởng 23 của ngụy Vũ Thế Quang và viên đại diện lãnh sự Mĩ.
- Ngày 12 – 3 – 1975, quân địch tập trung lực lượng mở cuộc phản công tái chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không được.
- Sau đòn đau bất ngờ ở Buôn Ma Thuột thì hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên đã bị rung chuyển, bọn địch mất hết tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
- Sáng ngày 14 - 3 – 1975, Nguyễn Văn Thiệu đã lệnh cho quân Ngụy rút khỏi Tây Nguyên về chiếm giữ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để tập trung lực lượng tái chiếm lại Buôn Ma Thuột.
- Từ ngày 16 đến ngày 24 – 3 – 1975, quân ta đã tiến hành truy kích địch, trên đường chúng rút chạy khỏi Tây Nguyên thì toàn bộ đã bị ta tiêu diệt và bắt sống, chiến dịch Tây Nguyên đã kết thúc toàn thắng.
Kết quả
Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc, ta đã tiêu diệt quân đoàn 2 của địch.
Giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân.

2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên,quân và dân ta ở Quảng Trị đã đẩy mạnh tấn công và nổi dậy. Ngày 19 – 3 -1975, quân dân Quảng Trị đẩy mạnh tấn công địch giải phóng tỉnh Quảng Trị, quân địch ở đây phải co cụm về Huế.
- Phát hiện địch đang co cụm ở Huế, ngày 21 – 3 – 1975 quân ta đã tiến hành thọc sâu vào căn cứ của địch và chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây trong các đường phố. Tướng Ngô Quang Trưởng nắm trong tay 3 sư đoàn chủ lực và 2 sư đoàn dự bị với những đơn vị rất thiện chiến nhưng cũng không giữ nổi cố đô Huế.
- 10h30 phút ngày 25 – 3 -1975, quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên.
- Cùng thời gian trên, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì (24 – 3 -1975) và Quảng Ngãi (25 – 3 - 1975), Chu Lai ( 26 – 3 -1975), tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.
- Đà Nẵng – thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ – ngụy rơi vào thế cô lập. Quân ta từ 3 phía Bắc – Tây – Nam đã tiến nhanh áp sát thành phố, hơn 10 vạn quân địch bị dồn ứ về đây đã trở nên hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đấu.
- Sáng ngày 29 – 3 – 1975, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào các thành phố và đến 3h chiều đã chiếm được toàn bộ thành phố Đà Nẵng.
Kết quả:
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng thắng lợi đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của địch ở miền Trung. Xóa bỏ quân khu 1 của quân Ngụy, phá tan vùng tự do và vùng chiến lược của địch.

3. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 25 – 3 -1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng khẳng định “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và hạ quyết tâm tập trung lực lượng giải phóng xong trước mùa mưa. Lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định và đặt tên cho chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả nước ra quân với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, tư tưởng chỉ đạo là thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng”.
- Ngày 16 – 4 – 1975, quân ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.
- Ngày 18 – 4 -1975, trước tình hình trên Chính phủ Mĩ đã ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn.
- Ngày 21 – 4 -1975, toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy.
- Tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc bị chọc thủng, thủ đô của Cam-pu-chia được giải phóng đã làm cho nội bộ Mĩ ngày càng hoảng loạn. Ngày 21 – 4 -1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống. Quân ta nhanh chóng áp sát và hình thành thế bao vây. 17h ngày 26 – 4 -1975, 5 cánh quân của ta từ các hướng chiến lược được lệnh là vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn, mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 28 – 4 -1975, pháo ta đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất.
- Đêm 28 rạng 29 – 4 -1975, tất cả các cánh quân của ta đồng loạt tấn công vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như: bộ tổng tham mưu Ngụy, dinh Độc lập, biệt khu Thủ đô, tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất.
- 9h30 phút ngày 30 – 4 -1975, Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn để điều đình giao chính quyền nhằm cứu quân Ngụy khỏi sự sụp đổ.
- 10h45 phút ngày 30 – 4 – 1975, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, bắt sống ngụy quyền, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- 11h30 phút ngày 30 – 4 – 1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.

Thừa thắng sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2 – 5 -1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, các đảo và quần đảo thuộc Trường Sa cũng được giải phóng.

Kết quả: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 tiêu biểu là 3 chiến dịch lớn đã thắng lợi hoàn toàn. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 1 triệu quân Ngụy và toàn bộ lực lượng dân vệ, tiêu diệt hoàn toàn 4 quân khu của địch, phá hỏng và thu hồi toàn bộ các phương tiện chiến tranh của chúng. Bộ máy ngụy quyền của địch đã bị xóa bỏ từ Trung ương tới địa phương, các đảng phái phản động cũng bị đập tan.
 
Q

quocduong2

Điểm nổi bật mà ta cần biết về chiến dịch Hồ Chí Minh là xe tăng 390 chứ ko phải xe tăng 843 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập. Xe tăng 843 đã dừng bánh khi không húc nổi cổng phụ của Dinh.
Ngày 2/5/1975 Châu Đốc giải phóng, có lẽ đây mới là mốc cuối cùng cho chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trận đánh Xuân Lộc và Phan Rang là những trận quan trọng cho chiến dịch Hồ Chí Minh. :) :)
 
N

numberone97

điều đáng nói nữa là chỉ huy xe 843 mới là người cắm cờ trên dinh chứ không phải là chiến sĩ của xe 390
 
Top Bottom