[lịch sử 9]10 câu cố gắng giúp mình nhéucốgắngiúpmìnhnhé

V

van2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Mục đích thực dân pháp tấn công căn cứ địa việt bắc?
2.Hãy cho biết đường lối kháng chiến của ta là gì? cụ thể hóa ra sao ?
3.Tại sao ta mở chiến dịch biên giới thu đông 1950 ?
4.Trình bày diễn biến ,kết quả, ý nghĩa của chiến dịch biên giới Thu đông 1950
5. đại hội toàn quốc lần thứ 2 của đảng diễn ra vào thời gian nào? ý nghĩa?
6. trình bày kế hoạch nava?
7. phương châm chiến lược của ta năm 1953 đến 1954?
8.Diễn biến chiến dịch điện biên phủ ?
9.nội dung hiệp định Giơ ne vơ ?
10.ý nghĩa lịch sử của thắng lợi kháng chiến chống pháp ?
 
T

thanhcong1594

1.Mục đích thực dân pháp tấn công căn cứ địa việt bắc?
2.Hãy cho biết đường lối kháng chiến của ta là gì? cụ thể hóa ra sao ?
?

1. Thực hiện kế hoạch rơ-ve
- Khóa chặt biên giới Việt Trung , thiết lập hành lang Đông Tây, chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ 2 --> đè bẹp lực lượng k/c của ta
2. Đường lối k/c của ta :
- Ta mở chiến dịch biên giới (6/1950)
+ Tiêu diệt sinh lực địch
+ Khai thông biên giới Việt Trung
+Mở rộng củng cố căn cứ địa Việt bắc
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

4.Trình bày diễn biến ,kết quả, ý nghĩa của chiến dịch biên giới Thu đông 1950
5. đại hội toàn quốc lần thứ 2 của đảng diễn ra vào thời gian nào? ý nghĩa?

4. Diễn biến :

+ Ngày 16/09/1950, ta tiến công Đông Khê, sau 2 ngày, ta chiếm Đông Khê.Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của Pháp trên đường số 4 bị cắt làm đôi.

+ Pháp phải rút quân từ Cao Bằng về theo đường số 4 và từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng về.

+ Đoán được ý định của Pháp , ta mai phục chặn đánh khiến cho hai cánh quân trên đường số 4 không gặp được nhau .

+ Ngày 13/10 địch rút khỏi đường số 4

- Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch, Giải phóng biên giới Việt - Trung với 35 vạn dân, khai thông con đường nối nước ta với các nước XHCN. Chọc thủng “hành lang Đông - Tây” của Pháp, Kế hoạch Rơ-ve phá sản.

- Ý nghĩa: Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.
5.
-Ngày 11 đến ngày 19-2-1951.
-Ý nghĩa
:
-Được xem như là "nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà" Thắng lợi của Hội nghị còn được nhận xét là đưa "miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy đất nước xã hội con người đều đổi mới"
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

6. trình bày kế hoạch nava?
7. phương châm chiến lược của ta năm 1953 đến 1954?
6.
Bước 1: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với quân chủ lực của ta. Thực hiện tiến công chiến lược, bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, phát triển ngụy quân, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.

Bước 2: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc để đẩy mạnh tiến công chiến lược và cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàm phán theo điều kiện có lợi cho chúng.

Để triển khai kế hoạch, Nava đã huy động một lực lượng cơ động lên đến 84 tiểu đoàn trên toàn chiến trường Đông Dương, trong đó ở đồng bằng Bắc bộ có 44 tiểu đoàn. tiến hành những cuộc càn quét, bình định và mở những cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa
7.
Cuối tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam báo cáo với Tổng quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu phá tan âm mưu bình định của địch, phá kế hoạch mở rộng quân ngụy Việt.
- Bộ đội chủ lực dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng để rèn luyện bộ đội.
- Có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt địch khi chúng đánh ra vùng tự do.
- Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán chủ lực địch.[12]

Chủ trương chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu là "Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng". Phương châm tác chiến là "Tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng không chắc thắng thì kiên quyết không đánh."
 
T

thanhcong1594

8.Diễn biến chiến dịch điện biên phủ ?
9.nội dung hiệp định Giơ ne vơ ?

8.Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục, được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

9.
-Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
- Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh
- Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương
 
K

kophaidangvuadau

Câu 1:


Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954) bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà. Việt Bắc được gọi một cách văn hóa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945, và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế cả về cơ động, tầm quan sát lẫn khả năng triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, khi tiến công tiến hành tác chiến lớn thì phải theo mùa. Do đó đây là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa”, nhất là có cơ sở vững chắc về quân sự và chính trị, cơ sở quần chúng cách mạng vững chắc, đảm bảo an toàn cho cán bộ và cơ quan lãnh đạo cách mạng hoạt động thuận lợi. Mặt khác, đây còn là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và kháng chiến. Vì vậy, trong cuộc chiến chống pháp, Việt Bắc đã trở thành một căn cứ địa chính của cả nước (trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp). Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), An toàn khu (ATK) cũng đã được xây dựng sâu trong căn cứ địa Việt Bắc (An toàn khu Trung ương). An toàn khu không chỉ là nơi bảo vệ cơ quan lãnh đạo, lực lượng cách mạng, kháng chiến mà còn là nơi thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thấy được vị trí, vai trò quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc Chính phủ Ramađiê đã quyết định cử Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ (3-1947). Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta.


Bài làm có thể tham khảo
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom