Sử 8 [ Lịch Sử 8] Phong trào Duy Tân

  • Thread starter hocthayhoktayloigiai
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 5,241

H

hocthayhoktayloigiai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì có ảnh hưởng nhu thế nào đối với phong trào quần chúng lúc bấy giờ ?

Nêu các hoạt động của cuộc vận động Duy Taan ở Trung Kì do Phan Bội Châu và Huỳnh Thúc kháng lãnh đạo
 
Last edited by a moderator:
B

babje_l

[sử 8]Duy Tân và nhưng bài học !

Tồn tại chỉ trong vòng chín tháng (từ tháng 3 đến tháng 12-1907), Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) như một ánh sao băng lóe sáng trên bầu trời Việt Nam đầu thế thế kỷ XX, khi đất nước còn chìm đắm trong màn đêm nô lệ và mọi nỗ lực vùng lên giải phóng dân tộc trước đó đều đi vào ngõ cụt. Chỉ như một ánh sao băng, nhưng ĐKNT - đỉnh cao của phong trào Duy tân lại có sức sống kỳ diệu, vượt thời đại, vì lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, đã đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước trên một bình diện mới: bình diện toàn cầu hóa. Đó là kết luận được rút ra từ một cuộc tọa đàm khoa học rất lý thú và bổ ích về “100 năm ĐKNT” tổ chức tại Hội An vào cuối tuần qua.
Từ Duy tân Quảng Nam đến ĐKNT Hà Nội
Có mối liên hệ nào giữa Duy tân được khởi xướng và phát triển mạnh mẽ tại Quảng Nam với ĐKNT Hà Nội và ngược lại? Trước đây, nhiều tài liệu khoa học đã khẳng định rằng, ĐKNT chính là đỉnh cao của phong trào Duy tân. Vậy nên, để hiểu ĐKNT, trước hết phải hiểu biết một cách sâu sắc phong trào Duy tân. Lập luận này trong báo cáo đề dẫn của chủ trì buổi tọa đàm - nhà văn Nguyên Ngọc, được các tham luận tập trung làm rõ. Có thể tóm tắt:
Trong bối cảnh của cuộc vận động Cần Vương hoàn toàn rơi vào bế tắc, dân tộc ta phải đứng trước một sự lựa chọn mang tính sống còn của lịch sử: hoặc bị tiêu diệt, mãi mãi cam chịu kiếp ngựa trâu; hoặc phải tìm ra một con đường hoàn toàn mới để giải quyết bài toán về số phận và sự phát triển của dân tộc, làm cơ sở cho những chủ trương mới, đường lối mới và hành động mới. Con đường mới đó, chính là Duy tân - sản phẩm của những tìm tòi, trăn trở của nhiều người, nhiều thế hệ và phát triển từng bước cho đến lúc hoàn chỉnh, trở thành một học thuyết toàn diện, sâu sắc, có ý nghĩa vượt thời đại.
Điều thú vị (dường như là tất yếu của lịch sử), là trong bối cảnh số phận dân tộc đang đứng trước những thử thách một mất một còn, thì Quảng Nam tiếp tục được lịch sử lựa chọn để khởi xướng và thực hành một con đường cứu nước mới - con đường Duy tân! Duy tân tức là đổi mới. Không những thế, đây còn là sự đổi mới toàn diện và triệt để trên mọi lĩnh vực xã hội - chính trị - văn hóa của đất nước. Lần đầu tiên, thế giới quanh ta không chỉ được biết đến với chỉ riêng phương Đông, gồm Trung Hoa và các nước chư hầu, mà là cả một thế giới vẹn toàn, trong đó, phương Tây đã phát triển trước chúng ta cả một thời đại. Đặt số phận của dân tộc trong cái nhìn toàn diện về thế giới như thế, các nhà Duy Tân đã khởi xướng một học thuyết cứu nước hoàn toàn mới mẻ, dựa trên ba trụ cột chính là khai dân trí - chấn dân khí - hậu dân sinh. Tại Quảng Nam, nơi khởi xướng và là chiếc nôi của phong trào, những sĩ phu yêu nước đứng đầu là bộ ba Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng - những người có điều kiện tiếp thu Tân thư (nguồn gốc tư tưởng của Duy Tân) sớm và sâu sắc nhất chính là linh hồn của công cuộc khai dân trí, khơi dậy tinh thần dân tộc, khuyến khích kinh doanh trong mọi tầng lớp nhân dân. Cũng từ đây, tư tưởng về Dân, vai trò và sức mạnh kỳ diệu của Dân trong sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và phát triển đất nước được đặt ra khá sâu sắc trong một học thuyết xã hội - chính trị - văn hóa khá toàn diện. Công cuộc khai dân trí được khởi xướng, và chỉ trong một thời gian ngắn, đã phát triển rầm rộ tại Quảng Nam. Theo những tài liệu đã xác minh được thì từ khi xuất hiện trường Duy tân đầu tiên (cuối năm 1902) đến năm 1905, toàn Quảng Nam đã có gần 60 trường, thu hút đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp theo học quốc ngữ với cách dạy và những môn học hoàn toàn mới mẻ so với nền Nho học. Từ Quảng Nam, phong trào Duy tân phát triển rộng ra các tỉnh phía Nam và để rồi khi đến trung tâm chính trị, văn hóa của đất nước - Thăng Long - Hà Nội, đã trở thành ĐKNT, đỉnh cao của phong trào. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân đã có lần khẳng định: “ĐKNT chính là phong trào Duy tân miền Bắc”.
Vậy đâu là sự tác động trở lại của ĐKNT đối với Duy tân Quảng Nam? Một số tài liệu nghiên cứu tại cuộc tọa đàm cho rằng, được khởi xướng tại Quảng Nam, phong trào Duy tân đã từng bước phát triển và cho đến ĐKNT, đã thực sự hoàn thiện với tư cách một học thuyết xã hội - chính trị - văn hóa về đường hướng giải phóng dân tộc và canh tân đất nước. “Các bậc chí sĩ đã có một hình dung không chỉ về con đường đi lâu dài của dân tộc, mà chừng nào đó, cả về mô hình của một xã hội tương lai, đến nay còn cập nhật một cách đáng kinh ngạc. Một mô hình toàn diện và sắc sảo, không chỉ về xã hội, về văn hóa, mà ngay cả về kinh tế” (nhà văn Nguyên Ngọc). Từ sự hoàn thiện tại trung tâm văn hiến của đất nước, dĩ nhiên, học thuyết Duy tân sẽ tác động trở lại, lan tỏa khắp mọi miền đất nước, trong đó, có quê hương Quảng Nam - xuất phát điểm của phong trào.
 
D

daicalam

************************************************************************************aaa
 
Top Bottom