Sử 8 [Lịch Sử 8]Ôn thi Sử

D

darkheross

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vì sao các nước tư bản phương tây xâm lược đông nam á vào cuối tk XIX-đầu tk XX ? nêu và rút ra nhận xét về những chính sách cai trị của các nước phương Tây ở ĐNÁ ?
2. Trình bày nội dung, kết quả của của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản giữa tk XIX- đầu tk XX? Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản ?
3. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? Em có nhận xét gì về hậu quả mà chiến tranh để lại ?
4. Chiến tranh thế giới thứ nhất có kết cục ntn ? Tính chất của chiến tranh là gì ? Là một HS, em có suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh này ?

chú ý tiêu đề [Môn+lớp] + ND
 
Last edited by a moderator:
C

cabua266

Câu 3:

Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản làm so sánh lực lượng các nư´ơc đế quốc thay đổi. Do sự mâu thuẫn về thuộc địa trở nên gay gắt , hình thành hai khối đối lập nhau là khối hiệp ư´ơc và khối liên minh.hơn n~ưa 28-6-1914 , thái tử ÁO-Hung bị phần tử Xéc- bi giết hại
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

1.-Nguyên nhân ĐNÁ bị xâm lược
+ Các nước tư bản Âu- Mĩ hoàn thành cuộc cách mạng tư sản và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
+ Các nước ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng (GV chỉ trên bản đồ)
+ Là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
+ Từ giữa thế kỉ XIX Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên về k tế , chính trị, xã hội. kinh tế kém phát triển.
" Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương tây xâm lược ĐNÁ(trừ Xiêm)
- Quá trình xâm lược.
+ Từ TK XV,XVI"XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia.
+Từ giữa TK XVI TBN xâm lược Philippin. Từ(1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ
+ TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia + Xingapo) đầu TK XX
+ TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX
+ Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh chấp " vẫn giữ được độc lập
 
M

manh550

2.Kinh tế
Nông nghiệp: Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Chế độ tô thuế nặng nề cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng.
Công nghiệp: Những hải cảng lớn đã khiến kinh tế hàng hóa của Nhật Bản vô cùng phát triển, nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ công việc kinh doanh. Đó là mầm mống của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
Xã hội
Về xã hội, Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền lực của các đại danh (daimyo) và các võ sĩ Samurai. Tuy nhiên vào thời kỳ này các cuộc nội chiến đã kết thúc nên vai trò của các Samurai đã không còn như trước, một số chuyển sang làm nông hoạc tham gia vào các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp.

Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị lại bị đánh thuế nặng nề nên mâu thuẫn giữa họ và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Cuối cùng là nông dân Nhật Bản ngày càng bị các tầng lớp trên bóc lột, áp bức nặng nề.

Chính trị
Về chính trị Nhật Bản là một quốc gia phong kiến với vị trí tối cao thuộc về Thiên hoàng nhưng quyền hành thực tế lại thuộc về Mạc phủ Tokugawa. Điều này khiến các đại danh ủng hộ Thiên Hoàng tức giận, họ đòi Mạc phủ trao quyền điều hành đất nước lại cho Thiên hoàng và ngầm lập âm mưu lật đổ chính quyền Mạc phủ.

Đối ngoại
Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã nhảy vào gây áp lực Nhật Bản phải mở cửa cho họ tự do buôn bán bởi vì chế độ Mạc phủ Tokugawa thi hành chính sách Toả Quốc, đặc biệt là đối với các nước phương Tây. Ban đầu Mạc phủ không đồng ý nhưng khi Hoa Kỳ dùng vũ lực với việc cử 4 tàu chiến Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna đến gây hấn khiến Mạc phủ phải ký hiệp ước với những điều khoản bất lợi thuộc về Nhật Bản như mở hai cửa biển Simoda và Hadokate cho Hoa Kỳ vào buôn bán và người Mỹ khi phạm luật ở Nhật thì Nhật không được quyền xét xử mà phải giao lại cho nước Mỹ xét xử theo luật pháp Hoa Kỳ. Dù biết các điều khoản đã ký là bất lợi nhưng trong tình thế lúc bấy giờ (Phương Tây mạnh và sự lạc hậu và yếu thế của mình)nên họ nhượng bộ. Sau Hoa Kỳ đến lượt Anh Quốc, Pháp, Đức đòi Nhật Bản phải mở cửa và ký những hiệp ước bất bình đẳng khác. Nhật tiếp tục nhượng bộ vì sự phát triển của mình. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu được chính quyền địa phương ủng hộ quyết liệt
 
M

manh550

2.Ý Nghĩa

Những sự kiện xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860 – 1870 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Thiên hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ chính quyền Mạc phủ. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhưng, cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học). Điều này làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm chí hơn cả Anh Quốc cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật.

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản khiến giai cấp công nhân Nhật Bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Theo Edwin O.Reischauer, năm 1901, đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập. Tháng 7 năm 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
 
M

manh550

3.Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Khách quan :
Khối Liên minh: Đức, Áo , Hung ,Italia
Khối hiệp ước : Anh ,Pháp ,Nga
=> Tích cực chuẩn bị vũ trang để thanh toán đối thủ chia lại thuộc địa mưu đồ bá chủ thế giới
Chủ quan :
28 / 6 / 1914 thái tử Áo –Hung bị ám sát -> gây chiến tranh
Thái tử Áo – Hung Frăng xoa Phécđinăng
Thái tử Áo –Hung ( Phéc đi năng ) bị một phần tử người Xécbi ám sát ở Xaraevô khi đi tham quan cuộc tập trận của quân Áo –Hung là cái cớ để phe Liên minh (Đức,Áo,Hung) tuyên chiến với phe Hiệp ước (Anh , Pháp ,Nga ) vì Xécbi là nước được Anh, Pháp bảo trợ
 
P

pro3182001

2) nó là một cuộc cách mạng TS không triệt để vì đã giảm bớt được quyền lực của chế độ PK nhưng vẫn còn tàn dư của phong kiến
 
P

pro3182001

4) Kết quả là sự thất bại hoàn toàn của khối liên minh
tính chất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
 
K

kelly8975

2. Trình bày nội dung, kết quả của của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản giữa tk XIX- đầu tk XX? Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản ?

-Nội dung cải cách:
+Kinh tế:Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền đất đai của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, giao thông liên lạc.
+Chính trị- xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa qúy tộc tư sản lên nắm chính quyền, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+Quân sự: Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây..
-Kết quả: Đã đưa nước Nhật từ nước phong kiến nông nghiệp thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
-nói cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản Bởi vi cuộc cải cách Minh đã làm được những điều sau: - Về kinh tế: xoá bỏ sự độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc - Về chính trị: Chính phủ được tổ chức lại theo kiểu châu Âu gồm 12 bộ, Toà án mới cũng được thành lập theo kiểu tư sản Tóm lại là cuộc cải cách Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình của các nước tư bản, tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triệt để xoá bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến, nên có thể gọi đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Nó chưa phải là một cuộc cách mạng tư sản mà chỉ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản mà thôi
 
C

cabua266

Câu :

NX : Cuộc chiến tranh thế gi´ơi th´ư nhất mang tính chất phi nghĩa bởi cuộc chiến đó chỉ là cuộc chiến gi~ưa các đế quốc nhằm mục đích làm bá chủ thế gi´ơi. Ngoài ra cuộc chiến đã làm khoảng 10 triệu ngư`ơi bị chết , 20 ngư`ơi bị thương , chi phí cho cuộc chiến phi nghĩa này lên t´ơi 85 đô la và lôi kóe 38 nư´ơc vào cuộc.
 
Last edited by a moderator:
C

cabua266

câu 4:

Kết quả : Nư´ơc Đ´ưc thất bại và mất rất nhiều đất đai, khoảng 10 triệu ngư`ơi bị chết , 20 ngư`ơi bị thương . Kinh tế các nư´ơc suy yếu , lôi kéo 38 nư´ơc vào cuộc chiến. Phong trào cách mạng lên cao ---> Cuộc chiến tranh mang tńh chất : Phi nghĩa . Là học sinh em thấy cuộc chiến này thật tàn ác , nó chỉ là cuộcchiến gi~ưa các nư´ơc đế quốc mà lôi kéo cả 38 nư´ơc vào cuộc. Cuộc chiến không chỉ cư´ơp đi sinh mạng của nhiều ngư`ơi mà còn là kinh tế thế gi´ơi suy yếu hơn.
 
Top Bottom