Sử [ Lịch Sử 8] Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào Cần Vương

H

hoamai02

CÒn đây là phong trào Cần Vương:^^

Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896)
1. Sự bùng nổ của phong trào

Đối với thực dân Pháp, việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đã chấm dứt giai đoạn xâm lược ngót 30 năm. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới. Vả lại, thực dân Pháp mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn các địa phương ở xứ Bắc và Trung Kỳ chúng chưa thể nắm được. Vì thế, thực dân Pháp còn phải trải qua giai đoạn 12 năm mà chúng gọi là giai đoạn bình định, đàn áp các phong trào vũ trang cuối cùng.

Trong triều, phe chủ chiến dù khó khăn, vẫn không nản chí. Vấn đề trước mắt họ là phải tìm ra một nhân vật mà phái chủ chiến có thể khống chế được để đưa lên ngôi.

Vua Hàm Nghi (húy là Ưng Lịch), được đưa lên ngôi tháng 8-1884, sớm tỏ ra có khí phách ngay trước mặt tên Trú sứ Rây na (Rheinart) và các sĩ quan Pháp có mặt trong buổi lễ đăng quang của mình tại kinh thành Huế.

Đại biểu cho phe chủ chiến trong triều là Phan Đình Phùng, Ông Ích Khiêm, Trần Xuân Soạn... đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913). Mặc dù có những điểm bất đồng trong chuyện phế lập, nhưng phái chủ chiến và đa số hoàng tộc đã nhanh chóng thông qua kế hoạch táo bạo đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá và toàn bộ khu vực Kinh thành của Tôn Thất Thuyết.

Lực lượng quân Pháp ở Huế có tới 2300 tên do tướng Đờ Cuốc xy (De Courcy) chỉ huy nhằm tiêu diệt lực lượng chủ chiến của Tôn Thất Thuyết.

Nhưng phe chủ chiến đã nhanh tay hơn. Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá. Quân Pháp mất 4 sĩ quan và trên 60 lính. Nhưng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ nên khi quân Pháp phản công, quân ta bị động, thiệt hại rất lớn. Tôn Thất Thuyết phải đưa xa giá vua Hàm Nghi rời kinh thành, đi ra Quảng Trị mà từ lâu ông đã cho chuẩn bị cơ sở.

Khi tới Tân Sở (Quảng Trị), quân sĩ chỉ còn 500 người. Ngày 13-7-1885, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất, nêu lại sự kiện "sự biến Kinh thành", hô hào dân chúng phò Vua cứu nước. Ngày 19-9-1885, khi Pháp vội vã đưa Đồng Khánh lên làm Vua bù nhìn ở Huế, Hàm Nghi xuống chiếu lần thứ hai, bóc trần âm mưu của Pháp, cảnh cáo thế lực đầu hàng của Đồng Khánh và nêu cao tính chính thống, chính nghĩa của mình.

Quân Pháp đánh chiếm Quảng Bình tháng 7-1885, Nghệ An tháng 8-1885, Quảng Nam tháng 12-1885 để bao vây chặt lực lượng chủ chiến. Mặt khác, chúng ra sức khủng bố, mua chuộc những người có liên quan đến sự kiện còn ở Kinh thành, tăng cường lực lượng ngụy binh, tô vẽ cho triều đình Đồng Khánh vừa dựng lên một cách vội vã.

Nhưng tất cả hành động đó của chúng không ngăn được một phong trào dân tộc võ trang đã âm ỉ sục sôi, chỉ đợi dịp nổ bùng.

2. Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

* Giai đoạn thứ nhất ( 1885 - 1888)

Lúc đầu, "Triều đình Hàm Nghi" với sự phò tá của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở vùng rừng núi Quảng Bình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Đây là trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình nói chung đã hàng giặc. Để chiến đấu lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây đi xây dựng lực lượng kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc.
Tháng 12-1886, theo lệnh Toàn quyền Pôn Be (P. Bert), Đồng Khánh xuống 1 dụ kêu hàng, nhưng không một ai trong "Triều đình Hàm Nghi" chịu buông súng.

Ngược lại, chưa bao giờ cả nước ta lại có nhiều cuộc khởi nghĩa đến như thế dưới ngọn cờ Cần Vương. Trong giai đoạn đầu này, phong trào Cần Vương trải rộng từ địa bàn trung tâm ra Bắc và Nam Kỳ. Ở Trung Kỳ, trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ; Quảng Nam là Trần Quang Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu ; Quảng Ngãi là Lê Trung Đình ; Bình Định là Mai Xuân Thưởng . . .

Bắc Kỳ cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Bắc Giang, Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc...Đặc biệt, xứ Bắc Kỳ cũng đang hình thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có sức chiến đấu mạnh mẽ, có tiếng vang như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đức Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh)...

* Giai đoạn thứ hai ( 1888- 1896)

Đêm 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc tại vùng núi Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ông bị đày đi Angiêri.

Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt, nhưng lại tập trung thành những trung tâm kháng chiến lớn.

Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dài ngày đầu tháng 1-1887 của 3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo kế hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời, thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui khi Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887(5).
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892.

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh du kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, tuy không có những trận đánh lớn như ở Ba Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.

Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch... đã đưa cuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần Vương.

Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang) kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng, hy sinh lúc mới 30 tuổi là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân sự lớn, không kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn Thân, vượt xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba Đình. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như¬ trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.

Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895 để lại bài thơ Tuyệt mệnh vào loại xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt.
 
H

haiquynh.710

các bạn có thể tham khảo thêm mấy tư liệu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế sau:
Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913)

Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX sang hơn mười năm đầu thế kỉ XX.

Căn cứ Yên Thế ở phía tây Bắc Giang, có diện tích rộng từ 40 đến 50 km2, gồm đất đồi là chủ yếu, có cây cối rậm rạp, gò bụi um tùm. Từ đây có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên... Tình hình suy sụp của nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn đã làm cho nông dân nhiều vùng đống bằng miền Bắc buộc phải bỏ làng mạc đi nơi khác kiếm sống, trong đó có một số người đã lên Yên Thế. Từ giữa thế kí XIX, họ bắt đầu lập ra một số làng mạc và tổ chức làm ăn, chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài tới. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ra Bắc Kì, Yên Thế trở thành đối tượng bình định đầu tiên của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã nổi dậy chống Pháp. Phong trào bắt đầu bùng nổ từ năm 1884 và kéo dài mãi tới năm 1913.

Lãnh đạo phong trào đa số là nông dân, như: Cả Dinh, Cả Huỳnh, Cai Cờ, Cả Trọng (con Đề Thám). Nhưng người có công và đóng vai trò to lớn hơn cả là Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và tiếp đó là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám). Trong hàng ngũ chỉ huy còn phải kể đến nhiều nhân vật khác, đặc biệt có bà Ba Cẩn (vợ ba Dề Thám). Phương thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít đánh nhiều. Nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh, rồi rút lui nhanh. Tên sĩ quan thực dân Galiêni (Galliéni) trong cuốn "Ba binh đoàn ở Bắc Kì"(l) đã nhận xét: nghĩa quân Yên Thế tất cả đều can đảm, thiện chiến, tuyệt đối phục tùng người chỉ huy, xuất sắc trong cách đánh phục kích và đánh trong rừng, hiểu biết một cách kì lạ mọi thuận lợi của địa hình để vận dụng trong chiến đấu. Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa quân Yên Thế đã có thể duy trì được cuộc chiến đấu trong gần 80 năm ròng rã.

Phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế được bắt đầu bằng việc chống trả cuộc hành binh của quân Pháp tháng 6-1884 vào căn cứ Yên Thế, do tướng Bờrie đờ Litxlơ chỉ huy. Trong cuộc hành binh này, quân Pháp đã bị các đội quân của Đề Nắm, Đề Thám chặn đánh quyết liệt, buộc chúng phải rút lui.

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (1884 - 1892)

Giai đoạn này, các toán nghĩa quân còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất. Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chục toán nghĩa quân của Đề Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung... Mỗi thủ lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủ một vùng. Trong giai đoạn này, tuy phong trào chưa được thống nhất vào một mối, nhưng nghĩa quân vẫn hoạt động có hiệu quả. Tháng 11-1890, nghĩa quân Đề Thám đã giành thắng lợi trong trận chống càn ở Cao Thượng. Từ đầu đến cuối tháng 12-1890, ba lần quân Pháp tấn công vào Hố Chuối, nhưng cả ba lần chúng đều bị nghĩa quân Đề Thám đánh bại.

Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng Yên Thế, mở rộng hoạt động sang cả Phủ Lạng Thương. Năm 1891, quân Pháp lại tấn công Hố Chuối, nghĩa quân Đề Thám phải rút lên Đồng Hom. Tranh thủ thời cơ, chúng tiến nhanh vào vùng Nhã Nam, rồi vừa tổ chức các cuộc càn quét, vừa xây dựng các đồn bốt để bao vây nghĩa quân.

Nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân càn quét của địch, nghĩa quân đã lập một cụm cứ điểm gồm 7 hệ thống công sự ở phía bắc Yên Thế do Đề Nắm, Dề Thám, Bá Phức, Đề Tâm, Đề Tuất, Đề Chung, Tổng Tài chỉ huy. Lúc này, Dề Nắm là một trong những thủ lĩnh có uy tín nhất của nghĩa quân Yên Thế.Tháng 3-1892, Pháp huy động hơn 2.200 quân bao gồm nhiều binh chủng (công binh, pháo binh...) do tướng Voarông (Voiron) chỉ huy ào ạt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã phải rút khỏi căn cứ. Lực lượng nghĩa quân bị suy yếu rõ rệt. Khó khăn ngày càng nhiều, một số thủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh trong chiến đấu, trong đó có Đề Nắm bị giết vào tháng 4-1892.

Để cứu vãn tình thế, Đề Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế.

Giai đoạn thứ hai (1893 1897).

Trong giai đoạn này, nghĩa quân đã hai lần đình chiến với Pháp, lần thứ nhất vào tháng 10-1894, lần thứ hai vào tháng 12-1897. Sau khi Đề Nắm hi sinh, Dề Thám đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào Yên Thế. Ông đã khôi phục những toán quân còn sót lại ở Yên Thế và các vùng xung quanh, rồi tiếp tục hoạt động. So với giai đoạn trước, số lượng nghĩa quân tuy có giảm, nhưng địa bàn hoạt động lại mở rộng hơn.

Năm 1894, nghĩa quân trở về Yên Thế tiến hành xây dựng lại căn cứ Hố Chuối, đồng thời mở rộng hoạt động ra các vùng thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang. Lúc này, các phong trào Bãi Sậy, Ba Đình, cũng như các đội quân kháng chiến của Đốc Ngữ, Đề Kiều đều đã tan rã, nên thực dân Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa Yên Thế.

Về phía nghĩa quân, tuy có giành được một số thắng lợi, nhưng lực lượng cũng suy yếu rõ rệt. Trong tình hình đó, Đề Thám thấy cần phải hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời cơ củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, cuộc thương lượng giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp kết thúc. Kết quả quân Pháp phải rút khỏi khu vực Yên Thế, giao các tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng cho nghĩa quân kiểm soát. Nhưng thời gian hòa hoãn chưa được bao lâu, quân Pháp đã bội ước, lại tổ chức tấn công. Nghĩa quân Đề Thám đã chống đỡ quyết liệt. Để tránh những cuộc đụng độ lớn với địch, Đề Thám chủ trương chia nghĩa quân thành những toán nhỏ phân tán hoạt động trong rừng và ở các làng mạc. Nghĩa quân phải di chuyển hoạt động trong bốn tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên.

Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lấn thứ hai. Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. Vì vậy, tháng 12-1897, hiệp ước hòa hoãn giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được kí kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh. Đề Thám bề ngoài tỏ ra là phục tùng, nhưng bên trong vẫn ngầm củng cố lực lượng.

Giai đoạn thứ ba (1898 - 1908)

Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Tại căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túc lương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện tập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân ở Phồn Xương tuy không đông (khoảng 200 người), nhưng rất thiện chiến. Đồng thời, Đề Thám còn mở rộng quan hệ giao tiếp với các nhà yêu nước ở Bắc và Trung Kì.

Tại Yên Thế, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu. Giữa năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám. Đề Thám còn lập một căn cứ gọi là đồn Tú Nghệ dành cho các nghĩa sĩ miền Trung ra huấn luyện quân sự.

Về phía Pháp, trong thời gian này chúng đã ráo riết lập đồn, bốt, mở đường giao thông..., tạo mọi điều kiện cần thiết để đánh đòn quyết định vào căn cứ nghĩa quân Yên Thế.

Giai đoạn thứ tư (1909- 1913)

Giữa năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám. Nhân cơ hội này, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa quân. Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa chuyển dần xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, rồi rút sang Tam Đảo, Thái Nguyên. Trên đường di chuyển, nghĩa quân vẫn tổ chức đánh trả quyết liệt, gây cho địch những thiệt hại nặng nề. Điển hình là trận chặn giặc ở đồn Hom, Yên Thế (30-1-1909); trận núi Hàm Lợn ở Tam Đảo, Phúc Yên (15-3-1909).


Trước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng giảm sút. Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào tay giặc, như Cả Trọng, Cả Huỳnh, Cả Tuyển (con Nguyễn Thiện Thuật), Ba Biều, bà Ba Cẩn... Có một số người ra hàng như: Cả Dinh, Cai Sơn... Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào nông dân Yên Thế.


Khởi nghĩa Yên Thế trước sau là một phong trào đấu tranh tự phát của nông dân. Trong quá trình tồn tại, phong trào phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho nông dân.


Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của phong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân. Nhưng nông dân chỉ có thể trở thành lực lượng cách mạng thật sự khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.

thaks mình nha!^^


Thanks những tư liệu mà bn cung cấp, hi vọng bn tiếp tục đóng góp cho box sử nhé!
p/s: bn chú ý lần sau ghi rõ nguồn tư liệu nhé!
 
N

nguyen_thi_quynh

Cho em biết những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này. Tại sao lại chọn Yên Thế ? Phong trào Yên Thế có những ưu ngược điểm nào?
Điểm giống:đều là phong trào khởi nghĩa do những người dân yêu nước đứng lên đấu tranh
Điểm khác: phong trào Yên Thế là phong trào tự phát của những người nông dân không có người lãnh đạo
Phong trào Cần Vương có người đứng lên kêu gọi và lãnh đạo rất quy mô
Bạn lấy phần địa hình của Yên Thế ở sử 8
Ưu điểm:có địa hình phòng thủ tốt, do lòng yêu nc của nhân dân tạo nên.
Nhược điểm:k có bộ máy lãnh đạo thống nhất
 
C

convitxiem32ki

tại sao khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê,Ba Đình lại là cuộc khởi nghĩa nằm trong phong trào cần vương
 
C

congchuateen258

vì nó đều là các cuộc khởi nghĩa theo lời kêu gọi của chiếu cần vương
với mục đích giải phóng dân tộc
do các sĩ phu iu nước lãnh đạo mà
bỉu
đúng đó
có thíu thì bổ sung nha
 
T

tieutinhc12

Cảm ơn maiphutho và mstm04 nhìu nha, những kiến thức bổ ích trong thời điểm này của mình :)
 
X

xuananh121

ai gjup em cạ' coi: qua tim hieu ve cac cuoc khoi nghia tieu bieu trong phong trao Can Vuong . anh chi rut ra co nhan xet chung nhat ve phong trao can vuong? ( nhan xet' ve : muc tieu , lanh dao , tinh chat noi bat, nguyen nhan that bai, y nghia)
mọ nguoi giup mjnh cạ nka
sap thj rui ma ko bjt lam sao
 
A

anhthang147

oh!Mình Thấy các bạn trả lời cug dug day!Thanks you very much!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Q

quangnhatkut3

cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất???
 
Q

quangnhatkut3

cuộc khởi nghĩa Hương Khê

vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
 
C

conangdethuong4900

vì Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quãng Bình. Trình độ tổ chức cao hơn (nghĩa quân được chia làm 15 đơn vị, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ), chiến đấu bền bỉ hơn 10 năm, ý chí chiến đấu bất khuất, lãnh đạo cương quyết, sáng suốt, có nhiều chiến thuật thích hợp, có 1 người lãnh đạo là nông dân (các cuộc khởi nghĩa khác không có), căn cứ hiểm trở, được nhân dân ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần. Nghĩa quân tự rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo, chế tạo súng trường.
 
B

bananabk1996

vi cuoc khoi nghia huong khe co dia ban hoat dong rong, keo dai hon 10 nam co dong dao nguoi tham gia va ung ho co chi huy tai ba, biet cach tu tao vu khi cho minh theo phap de chien dau
 
E

emerald2728

Vì:
_ Lãnh đạo khởi nghĩa phần lớn là văn thân các tỉnh thanh hóa, nghệ an, hà tĩnh tiêu biểu là phan đình phùng
_Thời gian tồn tại kéo dài(10 năm)
_ Quy mô rộng lớn (gồm 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình)
_Lập nhiều chiến công
_ Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, chống cả thực dân pháp và triều đình phong kiến.
Nhớ Thanks nhé!
 
D

dungle89

ma iphu tho ơi iu anh ko, em giỏi quá nhỉ .anh giờ đang rối đầu ,sắp thi mà chưa có chữ gì
 
P

pe_sull

Cuộc k/n Hương Khê tiêu biểu nhất vì :
- lãnh đạo là văn thân sĩ phu yêu nước các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh
 
P

pe_sull

Cuộc k/n Hương Khê tiêu biểu nhất vì :
- lãnh đạo là văn thân sĩ phu yêu nước các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh
-Địa bàn hoạt động rộng
- Tồn tại được 10 năm
- Chiến đấu quyết liệt chống triều đình phong kiến bù nhìn
- Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
- Chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại ( súng trường theo mẫu của Pháp)
 
H

hieut2bh

bạn trả lời rất đúng:khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15):
 
L

lykem_1997

Vì: - thời gian tồn tại lâu nhất(11 năm)
- địa bàn rộng
- chế tạo được vũ khí tối tân: súng
- về quân đội chia làm 15 quân thứ đặt dưới sự chỉ huy của tướng lĩnh tài ba
 
Top Bottom