Sử [Lịch sủ 7] ý nghĩa của văn học chữ nôm cuối thể kỉ 19

V

vitconxauxi_vodoi

Ý nghĩa của văn học chữ nôm thế kỉ XIX: phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư,tình cảm và ước nguyện của con người việt nam.không chỉ thế,nó còn làm cho nền văn học nói chung thêm phong phú,đa dạng hơn
 
X

xuancuthcs

trả lời

Văn bản chữ Nôm phản ánh sâu sắc tâm tư tình cảm ,mong ước hòa bình của con người nhất là người Việt ta đồng thời phê phán xã hội đương thời .
 
S

sujuelfsapphireblue

Văn học chữ Nôm phản ánh tư tưởng, tình cảm, những bất công trong xã hội phong kiến, vạch trần tội tham nhũng của vua quan, ngợi ca cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân! Đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ. Phản ánh sâu sắc xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam
 
D

deadguy

Cách cấu tạo chữ Nôm "có thể" đã manh nha ló dạng từ những năm đầu khi người Trung Hoa chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt vào đầu Công nguyên. Vì ngôn ngữ khác biệt, những "chữ Nôm" đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn. Song chứng cứ còn lưu lại hết sức ít ỏi, khó kiểm chứng được một cách chính xác.

Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?" thì cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "bố cái" trong danh xưng "Bố Cái đại vương" do nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ 8. Ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc hiệu "Đại Cồ Việt" (大瞿越) để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.

Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường-nhà Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.[1]

Bước sang thời kỳ tự chủ bắt đầu vào thế kỷ 10 chữ Nôm được hoàn chỉnh dần và mãi đến thế kỷ 13-15 mới phát triển mạnh mẽ trong văn chương.

Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưu lại dấu vết chữ Nôm nào cả. Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trong bài bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173 niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (tạc năm 1210 triều vua Lý Cao Tông).

Trước tác thì phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng.[2]
 

hoangminhdaitu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng tám 2015
338
215
179
19
Ý nghĩa của văn học chữ nôm thế kỉ XIX: phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư,tình cảm và ước nguyện của con người việt nam.
 
Top Bottom