Sử 7 Xã hội PK Châu Âu

T

tsumiki

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

xã hội phong kiến châu âu được hình thành như thế nào ?
Trả lời đủ ý giúp em nha !



Chú ý:
- Cách trình bày tên tiêu đề: [ Môn + lớp ] + tên Topic.
- Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
Nhắc nhở lần đầu. Tái phạm sẽ bị xử lí theo mức độ.

Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
T

thanhhung2805

I. Quá trình hình thành của các quốc gia phong kiến Tây Âu

1. Các yếu tố dẫn đến sự hình thành Nhà nước Phong Kiến Phương Tây.

1.1 Yếu tố tác động từ bên trong.

a. Sự suy yếu của đế quốc La Mã

FKhoảng cuối thế kỉ II, đầu thế kỉ III, phương thức sản xuất chiếm nô Rôma bị khủng hoảng. Số nô lệ giảm sút mạnh, giá bán rất cao nên nô lệ không còn là nguồn lợi chính mà còn trở nên nguy hiểm. Kinh tế công- thương-nghiệp theo đó bị đình trệ.

F Trong khi đó ở phía Đông, nhờ sự liên hệ với các nước Phương Đông nên kinh tế phát triển hơn. Năm 330, hoàng đế Conxtantinut dời đô sang miền đông, năm 395, hoàng đế Têôdôdiut chia La Mã thành 2 quốc gia tách biệt: Tây La mã và Đông La Mã.

b. Sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây La Mã

F Quan hệ sản xuất dần không còn phù hợp, những mầm mống sản xuất phong kiến đã xuất hiện, biểu hiện cụ thể qua hai mặt diễn ra đồng thời, đan xen lẫn nhau đó là:

s lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất

s nông nô hóa giai cấp nông dân

F Do nô lệ giảm sút, năng suất lao động ngày càng thấp. Chủ nô buộc phải nghĩ ra cách thức mới để bóc lột của họ có hiệu quả. Đó là chia nhỏ ruộng đất và giao cho các nô lệ tự cày cấy. Công cụ, giống má là của chủ nô, một phần thu hoạch nô lệ được hưởng, phần lớn thuộc về chủ nô. Họ chia đất của mình làm 2 phần :

s phần nhỏ hơn (1/3) do chủ đất trực tiếp quản lý

s phần lớn hơn (2/3) họ lại chia thành nhiều mảnh nhỏ, phát canh cho những nông dân tự do và nô lệ.

Họ có nghĩa vụ lao động và nộp lại cho chủ đất một khoản tiền

hoặc hiện vật (gọi là địa tô);

s Ngoài ra họ phải đến lao động không công trên phần đất củachủ đất trong một số ngày nhất định (gọi là tô lao dịch). Họ không còn bị giám sát chặt chẽ như trước mà có phần tự do hơn.

s Đó chính là những người “lệ nông”, tiền thân của thân phận nông nô thời kì phong kiến sau này.

F Trong thời kỳ này, xã hội La Mã còn tồn tại một số nông dân tự do, trước nạn cướp bóc khắp nơi, họ không thể tự bảo vệ mình, nhà nước La Mã suy yếu cũng không thể bảo vệ họ. Các chủ đất lợi dụng hoàn cảnh và địa vị xã hội đã tổ chức quân đội riêng để bảo vệ đất, giữ gìn an ninh trong phần đất của mình. Do vậy, những nông dân tự do tìm đến chủ đất lớn xin được bảo vệ bằngcách biến đất của mình thnhà của chủ đất rồi lĩnh canh tại đó và trở thành lệ nông.

F Đất đai của các chủ đất ngày càng lớn hơn, dần chúng nắm quyền thu thuế, lập tòa án riêng và nhà tù, thế lực ngày càng mạnh, có xu hướng thoát ly sự kiểm soát của chính quyền TW. Nếu coi những “lệ nông” là tiền thân của nông nô thời trung cổ thì có thể coi những tên chủ đất này là tiền thân của những lãnh chúa phong kiến tương lai.


Như vậy, trong xã hội lúc bấy giờ đã hình thành 2 giai cấp tiền thân của giai cấp đặc trưng cho chế độ phong kiến là địa chủ và lệ nông. Phương thức bóc lột sức lao động trong thời kỳ này cũng đã thay đổi và chuyển sang phương thức bóc lột của chế độ phong kiến là “ địa tô”

1.2 Yếu tố tác động từ bên ngoài.

F Bên cạnh các yếu tố nội tại, ở phía đông biên giới sông Ranh và sông Đanuýp của La Mã là địa bàn cư trí của người Giecman gồm nhiều tộc người như Frăng, Iaraniêng…Lúc này, họ vẫn đang sống trong thời kỳ công xã thị tộc mạt kỳ, người La Mã gọi họ là “man tộc”.

F Người Giecman là bộ tộc lớn ở Đông bắc đế quốc La mã, vào đầu thế kỉ công nguyên, chế độ công xã nguyên thủy do sự phát triển về kinh tế và dân số tăng nhanh, 1 số bộ tộc người Giec-man đã di cư vào lãnh thổ Rôma để sinh sống (cuối thế kỉ II). Đến giữa thế kỉ IV, người Giecman ồ ạt xâm nhập vào Rôma.

F Năm 476, một viên tướng người Giecman chỉ huy quân cấm vệ của Hoàng đế Rôma làm chính biến, giết chết Hoàng đế. Đế quốc Tây Rôma bị diệt vong. Chính quyền TW của Rôma không còn. Các vương quốc “man tộc” được dịp bành trướng khắp lãnh thổ Tây Rôma cũ và bắt đầu thực hiện phương thức sản xuất mới Phương thức sản xuất phong kiến. Chế độ phong kiến ra đời thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ.

· Nhưng một tộc người có trình độ văn minh thấp hơn làm sao có thể quản lý và cai trị một quốc gia có trình độ phát triển caohơn?

F Khi chinh phục những người La Mã có trình độ phát triển caohơn mình, người Giecman không thể dung nạp họ vào các thị tộc của mình, cũng không thể dùng những tập đoàn này để quản lý họ được. Do đó các cơ quan quản lý thị tộc buộc phải nhanh chóng chuyển hóa thành cơ quan Nhà nước phù hợp để thống trị được người La Mã. Nhà nước đó không thể là nhà nước Chiếm hữu nô lệ vì hình thức này đã không còn thực tế và hiệu quả nữa. Lực lượng sản xuất đã phát triển đến giai đoạn mới, dần trở thành lực lượng sản xuất của chế độ Phong kiến, vì vậy QHSX và KTTT cũng phải phù hợp theo.

àCho nên, nhà nước mà người Giecman có thể thiết lập chỉ là nhà nước Phong kiến mà thôi.

F Trong quá trình này, các thủ lĩnh quân sự đoạt lấy quyền lực, thay thế cho các tù trưởng, lại được sự ủng hộ của quân đội nên đã trở thành Vua với quyền lực tối cao. Vua tuyên bố tất cả đất đai chiếm được đều thuộc quyền sở hữu của Vương triều và đem đất đó phong tặng cho những người có công lao như quý tộc quân sự, thị tộc, tăng lữ, quan chức La Mã cũ ủng hộ giúp chính quyền mới…

F Về xã hội Tây La Mã, đang manh nha phát triển thành xã hội Phong kiến thì xuất hiện cuộc chiến giữa các tộc người Giecman.Đóng vai trò như nhân tố thúc đẩu làm cho xã hội chuyển hóa sang xã hội Phong kiến một cách dứt khoát và nhanh chóng hơn.
Nguồn; zing blog
 
K

key_bimat

- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man tràn vào Đế quốc Rô-ma lập nhiều quốc gia mới
- Nô lệ, nông dân bị tước ruộng đất, biến thành nông nô phụ thuộc
- Các thủ lĩnh của Giéc-man chiếm ruộng đất \Rightarrow giàu có \Rightarrow trở thành lãnh chúa
\Rightarrow Sinh ra 2 giai cấp thống thị và bị trị \Rightarrow hình thành nhà nước phong kiến châu âu
 
D

deadguy

Đế quốc của người Frank bao trùm Tây Âu suy yếu (TK 9-10,xem bản đồ) do các vua chỉ vì tranh giành ngôi vị và sự tấn công liên tiếp của các rợ bên ngoãi, dẫn đến tình trạng các vị vua đó không dủ sức bảo vệ dân chúng nữa.Trong đế quốc đầy rẫy cảnh hỗn loạn, mà nạn nhân là kẻ yếu (cả dân lẫn quý tộc). Các đại địa chủ, tức các lãnh chúa, bắt đầu tổ chức quân lực riêng của lãnh tổ mình để tự vệ.Từ đó thành trì phong kiến mọc lên như nấm. Dân chúng đua nhau đến xin các lãnh chúa che chở. Ai muốn được che chở phải kí tờ cam kết cịu lệ thuộc kẻ che cở. Đối với lãnh địa của lãnh chúa, quyền lực của vua rất kém, thậm chí mất hiệu lực. Lâu ngày người cầm đầu lấn át quyền vua, làm chính trị, tiếm ngôi và có thể lên làm vua...
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau:

Thời Trung cổ, ở phương Tây (như Pháp chẳng hạn) cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ (như Normand, Germain, Visigoth) ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.
Nguồn:
Từ sách "Lịch sử thế giới" của Nguyễn Hiến Lê- Thiên Giang và Wikipedia
Trong bản đồ trên là đế quốc Frank khi đã chia năm xẻ bảy (khối 3 màu), trứoc đó nó còn rộng lớn hơn. 3 lãnh địa (3 màu) đó là tiền thân của Pháp, Đức và Ý.
 
L

long_vu_dn2001

^^

- Người giéc-man khi tràn vào thì họ đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều nước mới. Chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma rồi đem chia cho nhau. Họ tự xưng làm vua, tự phong các tước vị cho nhau. Từ bỏ tôn giáo cũ và tiếp thu Ki-tô giáo
=> Nó hình thành các giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến, nông nô và quan hệ sản xuất từ đó được hình thành
 
Top Bottom