Sử 7 [Lịch Sử 7] Văn hóa Đồng Nai

M

minhtuan250802

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho em hỏi :nêu khái quát về giá trị, ý nghĩa của hệ thống di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:confused:


Lưu ý: Tiêu đề dạng [môn+lớp ]nội dung tiêu đề

Thân~Pinky~ĐÃ SỮA
 
Last edited by a moderator:
T

tieuyetdethuong1

Công trình kiến trúc mộ đá cổ độc đáo: Mộ đá Cư thạch Hàng Gòn
Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn, nay thuộc ấp Hàng Gòn (xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) đã được phát hiện và khai quật từ năm 1927.
Năm 1928, di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử “Mộ Đông Dương – mộ Dolmen Hàng Gòn” và đến năm 1984, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia, 1 trong 10 di tích quan trọng ở Nam bộ. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng. Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 – 40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,10m X 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa. Những phát hiện đầu tiên về ngôi mộ do một kỹ sư người Pháp tên là Jean Bouchot khám phá vào năm 1927 trong khi đào ủi mặt bằng để thi công tuyến giao thông Long Khánh đi Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau đó có nhiều đoàn khảo cổ trong và ngoài nước đến nghiên cứu di chỉ khảo cổ học này. Tuy nhiên, cho đến khoảng tháng 3/2006, các chuyên gia của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và Ban quản lý di tích – danh thắng Đồng Nai phối hợp mở đợt điều tra nghiên cứu quy mô. Nhiều phát hiện mới đã được đoàn nghiên cứu làm rõ. Trong quá trình đào thám sát, đã phát hiện dấu vết của những vệt đất cháy kéo dài thành hình vòng cung, phía trên có rất nhiều than tro và xỉ kim loại; các mảnh đồ gốm trên thân có hoa văn làm từ chất liệu đất sét pha cát và vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ; phát hiện 2 chiếc tù và bằng đồng và 2 chiếc bàn mài bằng đá có lỗ đeo. Năm 2007, đoàn đã tiếp tục khai quật và giải mã những “bí mật” di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn. Nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đá, các dụng cụ bàn mài, các cột đá và những vết đất cháy, than tro. Đặc biệt trong xưởng chế tác đá đã tìm thấy trước đó, đoàn khảo sát cũng đã tìm thấy những tấm đá, cột đá, nhiều phế vật mảnh tước đá và nhiều công cụ lao động. Qua đó cho thấy người xưa đã vận chuyển những khối đá lớn về Hàng Gòn để gia công tạo ra những tấm đan, cột đá sử dụng cho kiến trúc mộ. Qua so sánh phân tích, các nhà nghiên cứu đã đưa ra phán đoán cho rằng, chủ nhân của Mộ Cự thạch là một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của một bộ lạc hay liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự; niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên. Các nhà khảo cổ cho rằng, để xây dựng công trình trên, người Việt cổ phải huy động sức lao động của cả cộng đồng, tổ chức lao động một cách rất chặt chẽ. Đây là một công trình giống như “thạch tự tháp” của miền văn hóa sông Đồng Nai. Ghi nhận của ngành Bảo tàng, Khảo cổ học Việt Nam cho thấy: Từ năm 1975 đến nay, có hàng trăm đoàn khảo cổ học từ các nước đến Hàng Gòn để tìm hiểu, nghiên cứu về quần thể di tích cự thạch độc đáo này. Nhiều người cho rằng, đây là một ngôi mộ chôn dưới hình thức hỏa thiêu được xây dựng vào thời kỳ kim khí thuộc giai đoạn đồng phát triển (hậu kỳ thời đại đồ đồng) có khả năng chuyển sang thời kỳ đồ sắt; đồng thời khẳng định công trình này không chỉ có giá trị về kích thước (được xem là ngôi mộ đá lớn nhất Đông Nam Á đã phát hiện vào thời điểm hiện nay) mà còn chứa đựng giá trị lớn về trí sáng tạo của người tiền sử được ví như “ nền văn minh sông Đồng Nai”. Bí mật về quần thể di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn hiện vẫn đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ học trong và ngoài nước. Một cuộc hội thảo cũng vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Nai để bàn biện pháp phục chế và bảo tồn di tích lịch sử độc đáo này. Hiện Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng với UBND tỉnh Đồng Nai đang đề nghị các nhà kiến trúc, nhà quản lý, các nhà khoa học cho ý kiến về phương án bảo tồn và tôn tạo di tích mộ cự thạch Hàng Gòn để sớm triển khai trùng tu.



Địa đạo Nhơn Trạch Vùng Phước An vốn là rừng nguyên sinh lòng chảo, một thời được mệnh danh là "Thủ đô của Long Thành kháng chiến chống Pháp". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rừng lòng chảo là căn cứ hoạt động của Huyện ủy Nhơn Trạch với hệ thống địa đạo, giao thông hào, ô ụ chiến đấu cùng lán trại trên mặt đất. Lực lượng đào địa đạo khoảng 20 người thay phiên nhau, đào bằng dụng cụ thô sơ như: cuốc, xẻng đã khởi công vào đúng ngày 19-5-1963 nhân kỷ niệm 73 năm ngày sinh Bác Hồ.

Đến cuối năm 1964 đã đào được 1,5km đường địa đạo khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối từ căn cứ Huyện ủy về các xã Phú Hội, Phước An, Huyện đội... Đường địa đạo có kết cấu hình vòm nằm sâu dưới mặt đất từ 5 đến 7m, độ cao từ 1,8m đến 2m, rộng từ 1m đến 1,2m; có nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ sang hai bên, hầm bí mật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm... đường địa đạo có thể chịu đựng sức công phá của bom 250kg, chứa được từ 300 đến 500 người. Xuất phát từ căn cứ này, Huyện ủy Nhơn Trạch đã lãnh đạo và chỉ đạo các lực lượng cách mạng trong huyện kết hợp đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận đánh bại chính sách ấp chiến lược, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - ngụy. Sau ngày giải phóng miền Nam, hệ thống địa đạo dài 1,5km này không còn nguyên vẹn, chỉ còn giữ lại gần 200m. Mặc dù vậy, ý nghĩa lịch sử của căn cứ cách mạng này là rất lớn nên ngày 19-1-2001, Bộ VHTT đã xếp hạng địa đạo Nhơn Trạch là di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT). Để bảo tồn và phát huy tác dụng di tích địa đạo Nhơn Trạch, hiện nay trên khu đất rộng 2,5 hecta đối diện với đền thờ liệt sĩ tọa lạc tại ấp 5, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, đang tiến hành tu bổ, phục hồi lại đoạn địa đạo dài 200m và nơi làm việc của Huyện ủy theo hồi cố của các nhân chứng lịch sử; xây một nhà truyền thống trưng bày các tài liệu, hình ảnh, hiện vật của căn cứ Huyện ủy xưa với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng để khách có điều kiện thăm lại vết tích chiến trường xưa, ôn lại trang sử hào hùng một thời oanh liệt. Cũng tại khu đất này, huyện Nhơn Trạch sẽ xây một số công trình văn hóa gắn liền với di tích, du lịch sinh thái vườn trái cây Phú Hội và khu công nghiệp của thành phố trẻ Nhơn Trạch trong tương lai
Văn miếu Trấn Biên
Văn miếu môn. Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và qui mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Xây dựng Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất này đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, chép: “Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh” (nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa). Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt...Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo... Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn.... Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ... Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Như vậy, ngoài vai trò vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824. Trùng tu
Khuê Văn Các. Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu, "giữa làm
 
T

tieuyetdethuong1

...Đại Thành điện và Đại Thành môn, phía Đông làm Thần miếu, phía Tây làm Dục Thánh từ, trước xây tường ngang, phía tả có cửa Kim Thanh, phía hữu có cửa Ngọc Chấn, chính giữa sân trước dựng Khuê Văn các treo trống chuông trên đấy, phía tả có Sùng Văn đường, phía hữu có Duy Lễ đường. Chu vi bốn mặt ngoài xây thành vuông, mặt tiền làm cửa Văn miếu, phía tả phía hữu có cửa Nghi môn, rường cột chạm trổ, quy chế tinh xảo, đồ thờ có những thần bái, khám vàng, ve chén và đồ phủ quỹ biên đậu đều chỉnh nhã tinh khiết" (theo Trịnh Hoài Đức - Gia Định thành thông chí). Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852). Sau khi hoàn thành văn miếu có qui mô lớn hơn trước: "Văn miếu chính đường và tiền đường đều 5 gian, lại dựng thêm 2 dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian, đền Khải Thánh, chính đường và tiền đường đều 3 gian, một tòa cửa giữa 3 gian, một tòa cửa trước 1 gian, một tòa kho đồ thờ 3 gian, một tòa Khuê Văn các 2 tầng, ba gian hai chái; phía trước, biển "Đại Thành điện" đổi làm "Văn miếu điện" và "Khải Thánh điện" đổi làm "Khải Thánh từ" Bị phá bỏ Năm 1861, quân Pháp tiến đánh Biên Hòa, sau 2 ngày giao chiến với quân Việt. Khâm sai Nguyễn Bá Nghi rút quân về vùng rừng núi Phước Tuy, rồi ra Bình Thuận. Tuần vũ Nguyễn Ðức Duy và Án sát Lê Khắc Cần cố cầm cự rồi cũng rút quân theo. Ngày 17 tháng 12 năm 1861, quân Pháp chiếm được thành và đã cho phá bỏ Văn miếu Trấn Biên, sau 146 năm tồn tại. Khôi phục Ngày 9 tháng 12 năm 1998, một công trình mới mang tên Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền văn miếu cũ tại phường Bửu Long, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.Cách trung tâm thành phố khoảng 3km, và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long trong phạm vi khoảng 2 ha, với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng. Công trình được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002). Sau đó, trong dịp kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên (1715 - 2005), nhiều hecta đất đã được giao thêm và giai đoạn 2 của công trình tiếp tục được thực hiện... Kiến trúc, thờ phụng Đây là công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ... thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc (gốm tráng men). Từ Văn miếu môn lần lượt là nhà bia truyền thống Trấn Biên - Đồng Nai, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính rộng lớn. Ở đây có tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".


Từ trên gác Khuê Văn Các nhìn được một phần Văn miếu Trấn Biên. Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch tàu, trên các cột nhà treo đôi liễn đối, như:
Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên,
Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh.
Võ Trường Toản mở trường Gia Định,
Đời đời sĩ khí nối tam gia.
Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn,... bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông... Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt. Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền-Hậu hiền. Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống, và các công trình phụ cận. Bia truyền thống Trấn Biên–Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay. Nhà truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước...
Nguồn: google
 
Top Bottom