Sử 7 [lịch sử 7] Triều Tây Sơn

T

thaonguyenkmhd

bạn tóm tắt lại nha !!!

1/Việc bất hòa nhiều lần giữa Nguyễn Nhạc & Nguyễn Huệ để lại hậu quả nghiêm trọng:
Rạn nứt đầu tiên có thể bắt đầu từ việc:

Nguyễn Huệ vào Thăng Long (21.7.1786) chính thức xóa sổ họ Trịnh, thống nhất đàng Trong với đàng Ngoài.

Sợ rằng Nguyễn Huệ một phương lừng lẫy khó kềm giữ, Nhạc từ Qui Nhơn cấp tốc mang 500 quân tín cẩn ra gọi về.

Chịu về nhưng Huệ đến Phú Xuân thì đóng binh lại. Nhạc sai sứ mời gọi song Huệ thoái thác cho rằng mặt Bắc chưa yên nên chưa thể về chầu.…

Nêu thêm một vụ việc khác :

Khoảng đầu năm 1787, Nguyễn Huệ mang quân 60.000 Nam tiến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống.

Chiến trận rất khốc liệt, tổn thất của cả hai phía rất cao, đến nổi Nguyễn Huệ phải bắt thêm toàn bộ số đinh Thuận-Quảng vào lính, đến nỗi nhiều vùng không còn đàn ông nữa (theo thư của các linh mục Pháp).

Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành nữa. Nguyễn Huệ bằng lòng giảng hòa với anh…

...

2/Nguyễn Lữ không đủ tài trí để cai quản miền Nam:

Ở Gia Định là phần Nguyễn Lữ, nhưng ông này kém, giữ được 1 năm thì té chạy về Quy Nhơn rồi chết, ông Nhạc thì già rồi nên muốn ở yên mà hưởng lạc, mọi việc đánh đấm đều do Nguyễn Huệ đảm trách…

Nguyễn Huệ đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt Nguyễn Ánh phải mấy phen chạy trốn . Năm 1784, Ánh cầu viện quân Xiêm, Huệ dùng kế phục binh đã tiêu diệt hai vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền tại Rạch Gầm - Xoài Mút …

Ấy vậy mà :

Sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh nhận ra cơ hội anh em nhà Tây Sơn bất hòa vừa kể, để về nước vào tháng 8 năm 1787.

Nghe tin Nguyễn Ánh trở về , Nguyễn Lữ vội vã lánh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham nắm giữ. Sau đó nghe quân chúa Nguyễn ngày thêm lớn mạnh khiến Nguyễn Lữ càng sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn. Quân Tây Sơn đã mỏng lại càng mỏng. Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả, nhưng vì không được viện binh trợ lực nên tháng 8 năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định.

Phạm Văn Tham rút chạy ra ngoài nhưng vẫn cố đơn độc chiến đấu để chờ viện binh. Buồn sao lúc đó Nguyễn Nhạc chỉ lo phòng bị vua em là Nguyễn Huệ ở phía bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía nam nữa.

Thế cùng sức kiệt, đầu năm 1789 Phạm Văn Tham bị Nguyễn Ánh vây chặt, lại bị bịt đường chạy ra biển để về Quy Nhơn nên buộc phải đầu hàng. Tây Sơn mất hẳn Nam Bộ.

Ngẫm suy, lần nào vào Gia Định, Nguyễn Huệ cũng đều giành chiến thắng vẻ vang, nhưng chắc chắn quân Tây Sơn cũng phải hao tổn tiền của, xương máu không nhiều thì ít. Ấy vậy mà “ Tiết chế Lữ” không biết giữ gìn “cửa ngõ trọng yếu” đồng thời cũng là “vựa lúa lớn nhất nước” này, quả thật đáng chê trách…

Nói thêm : Vì sao Tây Sơn ,Nguyễn Lữ không được lòng dân Miền Nam ?

A./ Miền Nam là đất cũ họ Nguyễn Phúc .Tây Sơn không chính danh hơn Nguyễn Ánh trong mắt dân M Nam

B./ Khi chiếm Miền Nam thì Tây Sơn không chủ trương lo phát triển kinh tế ,họ chỉ lo vơ vét ,cướp bóc ,sưu cao thuế nặng .T Sơn không chủ trương coi Miền Nam là đất " nhà" nên họ không cần để ý vùng đất chiến lược giàu thóc gạo này ,đối với họ ,vùng đất Quy Nhơn và Miền Trung mới là quan trọng .

C./ Lúc đầu khởi nghĩa vào Miền Nam ,Tây Sơn cũng được dân chúng ,phú hào địa chủ Miền Nam ủng hộ rất đông vì họ cũng chán cảnh chiến tranh liên miên và những mệt mõi của quan lại chúa Nguyễn mang lại .Nhưng sau những trận cướp bóc ,đốt nhà ,đốt chợ ,bắt lính ,bắt sưu ,nhất là bắt lính cưỡng bức không phân biệt già trẻ,đàn ông hay đàn bà ,hệ thống kinh tế trì trệ,chiến tranh được Tây Sơn tiến hành liên miên .Dân Miền Nam nhận ra rằng bộ máy Tây Sơn tồn tại được là do tiến hành chiến tranh ,lấy chiến tranh nuôi chính quyền ....Nên có sự thất vọng và óan giận vì bản chất T Sơn bộc lộ còn tàn khốc hơn chúa Nguyễn ( Xem bài số 1 ) ,dần dà họ quay qua ủng hộ Nguyễn Ánh ,dồn tất cả nhân tài vật lực cho Nguyễn ÁNh để dẹp Tây Sơn.

3-Vua Quang Trung đột ngột qua đời, nội bộ càng rạn nứt trầm trọng:

Đang định chuẩn đem quân vào Nam đánh cứu Gia Định thì Nguyễn Huệ đột ngột qua đời (1792).Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, tức là vua Cảnh Thịnh. Nội bộ liền xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên…

Vào năm cuối của thế kỷ 19, đốc học Ngô Giáp Dậu, thuộc dòng tộc “ Ngô gia văn phái” viết trong sách Hoàng Việt Long Hưng Chí:

Quang Toản tư cách nhu nhược, nối ngôi mà giao việc nước cho người cậu gian tham, do đó mà không thể chế ngự được bọn quyền thần, không thể làm được việc gì nữa…

Xin nêu thêm một vụ việc cũng được chép trong sách ấy:

Bấy giờ Quang Trung mới qua đời được mấy tháng, thái úy Phạm Công Hưng vâng mệnh vua Quang Toản đem 4 vạn quân vào cứu nguy cho Nguyễn Nhạc, nhưng lại ngầm tương kế tựu kế chiếm thành, Nguyễn Nhạc uất ức quá mà chết (10/1793)…

Sau đấy, Quang Toản phong cho con Nguyễn Nhạc là Nguyễn Bảo tước Hiếu Công, cho ăn lộc một huyện và gọi đó là “tiểu triều”. Năm 1789, Nguyễn Bảo âm mưu cấu kết với Nguyễn Ánh nhưng việc bại lộ, Quang Toản nổi giận sai người giết chết Bảo và do nghi ngờ, đã giết luôn cả một số tướng lĩnh khác từng có nhiều công lao như Lê Trung, Nguyễn Văn Huấn…Quân Tây sơn vì thế mà nản lòng, nhiều người bỏ chạy sang Nguyễn Ánh.

Nội bộ Tây Sơn còn xảy ra lắm chuyện khác như:

Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở (1795), Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin bị nghi oan đành rút quân về, định cùng với Lê Văn Trung phế Quang Toản lập Quang Thiệu. Việc không xong, Quang Thiệu và Trung bị giết, Trần Quang Diệu hòa giải với Vũ Văn Dũng.

Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược luận bàn điều này như sau:

Tháng 8 năm 1792, Vua Cảnh Thịnh tuy đã lên ngôi nhưng mà việc gì cũng do ở thái sư là Bùi Đắc Tuyên quyết đoán cả. Bùi Đắc Tuyên là anh ruột bà Thái Hậu, cho nên uy quyền lại càng hống hách lắm. Các quan văn võ có nhiều người không phục, bởi vậy cho nên về sau trong triều phân ra bè đảng; các đại thần giết hại lẫn nhau. Vả lại lúc bấy giờ có chúa nhà Nguyễn là một bậc có tài trí, quyết chí phục thù, cho nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn không được bao lâu mà đổ nát vậy… ( Không đòan kết ,chia bè chia đảng ,thực chất là không có nền tảng triều đình ,bản chất nông dân hẹp hòi khi làm chính trị )


4/Sai lầm chiến lược, chiến thuật:

a. Việc vây kinh thành Quy Nhơn:

Năm 1800–1801, Trần Quang Diệu vây kinh thành Quy Nhơn cũ của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) vừa mới bị quân Nguyễn Ánh đánh chiếm. Trận vây thành rồi bị cầm chân kéo dài gần một năm ở đây, tạo thời cơ tốt cho Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân rồi bắt sống Quang Toản.( tướng thủ thành của nhà Nguyễn là Võ Tánh tự vẫn chứ không giao thành )

b. Trận chiến đấu cuối cùng tại Lũy Trấn Ninh :

Tóm tắt theo sử sách, bà Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Ánh đang cố thủ, từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi.

Nào ngờ vua Cảnh Thịnh nhát gan thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh.Ngay lúc đó bà cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng .

Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân của bà Bùi Thị Xuân bỏ cả vũ khí, đạn dược để chạy …

Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế.Nhưng ngờ đâu nhà Tây sơn, sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa…

Viết về những sai lầm này, Ngô Giáp Dậu- cũng trong sách nêu trên- phê phán việc quân của vua quan nhà Tây Sơn như sau:

Vây thành Qui Nhơn mà lại rút bỏ đồn quang trọng ở cửa Thị Nại, đến đánh ở sông Trường Giang mà bỏ mất kinh đô Phú Xuân. Rốt cuộc phải chạy ra Đông Cao để rồi lại đưa quân quyết chiến bên giòng Linh Thủy, cuối cùng bị cướp ở Xương Giang, thân phải chịu cảnh bị đóng củi cầm tù…

5/ Thế lực Nguyễn Ánh mỗi ngày thêm lớn mạnh:

-Công tâm mà nói, chúa Nguyễn cũng là một hào kiệt có thừa dũng chí, dù bị thua hết trận này đến trận khác, chạy trốn hết nơi này đến nơi khác, bao lần đối đầu với “cái chết trước mắt”; vẫn không từ bỏ quyết tâm giành lại cơ đồ.

Mãi đến khi chúa Nguyễn “đem giang sơn về một mối, nam bắc một nhà” rồi chính thức lên ngôi vua, ông đã ở tuổi 40 (1802); nghĩa là Nguyễn Ánh đã “ nằm gai nếm mật” suốt 24 năm dài!

-Bên cạnh chúa Nguyễn cũng không hề thiếu những tướng sĩ tài giỏi, chiến đấu khá thuần thục trên địa hình vùng sông nước Nam Bộ.

Thêm nữa, ông còn được đa phần cư dân miền Nam, nơi giàu thóc lúa góp công, góp của và còn tin yêu:

" Lạy trời cho nổi gió nồm,
Cho thuyền chúa Nguyễn dong buồm ra khơi."( để tiến ra miền Trung, đánh quân Tây Sơn)

- Nguyễn Ánh là người gặp nhiều may mắn và cũng là người biết tận dụng cơ hội:

Vừa 4 tuổi, cha mất.16 tuổi chỉ riêng mình ông chạy thoát rồi được tướng sĩ tôn làm chúa soái, thay thế Duệ tông &Mục tông bị Nguyễn Huệ bắt rồi giết chết năm 1776.
Sau này, Nguyễn Ánh còn gặp nhiều lần may mắn nữa, xin chỉ kể hai chuyện để minh họa:

-Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh nhưng ngay lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách thật xa đất liền …

- Ở bài soạn về Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764- 1832), :

Năm Lê Văn Duyệt lên 17 tuổi, một cơ may đến với ông là, đêm hôm đó chúa Nguyễn bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn tàu thuyền của đối phương không đuổi kịp.Tưởng vậy đã yên, nào ngờ khi vừa đến Vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm.Lê Văn Duyệt xuất hiện đúng lúc, cứu Nguyễn Ánh thoát nạn. Biết là gặp dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, cho tất cả tạm trú ở đây, nhân đó ông Duyệt được tuyển dụng làm thái giám .

-Mặc dù sau lần cử Giám mục Bá-đa-lộc cùng hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện không thành .Nhưng nhờ vị Cha cố hết lòng này kêu gọi và thuê mướn, nên dưới trướng Nguyễn Vương lúc bấy giờ đã có nhiều quan chức người nước ngoài đảm nhiệm việc mua sắm vũ khí của phương tây, xây dựng thành lũy, huấn luyện quân đội theo phương pháp hiện đại.

Và có thể nói Nguyễn Ánh là người luôn biết chớp thời cơ như chuyện nhân anh em nhà Tây Sơn lục đục mà đánh chiếm Gia Định vào năm 1788 như vừa kể trên là một ví dụ.

Nói gọn, tất cả cho thấy, tài năng của Ánh không sao sánh bằng Nguyễn Huệ, nhưng sau khi Huệ chết, khó có ai là đối thủ của ông ta. .Nguyễn Ánh có được những tướng tài,hết sức trung thành ,còn bên T Sơn thì nội bộ lục đục ,chia năm chia bảy không đòan kết .

6.Nguyên do cuối cùng:

Sau những chiến công vang dội của nhà Tây Sơn mà người nổi trội hơn cả là Nguyễn Huệ, như: lần lượt tiêu diệt hai tập đoàn phong kiến thối nát Trịnh - Nguyễn, đánh tan năm vạn quân Xiêm (1784) và 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược( 1789) cùng sự cai trị khôn khéo của người anh hùng này như nghiêm trị bọn cướp bóc, bênh vực người yếu, lấy gạo tiền của kẻ giàu quen thói bốc lột chia sẻ cho phận khốn cùng vv…

Vậy mà, ngay khi lòng quân dân đang hồ hởi, tin yêu vào vị “anh hùng áo vải”( xuất thân cùng tầng lớp của họ) thì cũng là lúc Nguyễn Huệ đột ngột mất đi trong khi nhiều mặt của một triều đại non trẻ vẫn chưa có gì khởi sắc; mà liền sau cái chết ấy, người ta chỉ thấy một triều chánh rạn vỡ mau chóng vì tranh giành quyền lợi, quyền lực…một xã hội luôn bị xáo trộn vì nạn đao binh, vì thói cát cứ của các thế lực …
 
N

nhocphuc_pro

1/Việc bất hòa nhiều lần giữa Nguyễn Nhạc & Nguyễn Huệ để lại hậu quả nghiêm trọng:
Rạn nứt đầu tiên có thể bắt đầu từ việc:

Nguyễn Huệ vào Thăng Long (21.7.1786) chính thức xóa sổ họ Trịnh, thống nhất đàng Trong với đàng Ngoài.

Sợ rằng Nguyễn Huệ một phương lừng lẫy khó kềm giữ, Nhạc từ Qui Nhơn cấp tốc mang 500 quân tín cẩn ra gọi về.

Chịu về nhưng Huệ đến Phú Xuân thì đóng binh lại. Nhạc sai sứ mời gọi song Huệ thoái thác cho rằng mặt Bắc chưa yên nên chưa thể về chầu.…

Nêu thêm một vụ việc khác :

Khoảng đầu năm 1787, Nguyễn Huệ mang quân 60.000 Nam tiến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống.

Chiến trận rất khốc liệt, tổn thất của cả hai phía rất cao, đến nổi Nguyễn Huệ phải bắt thêm toàn bộ số đinh Thuận-Quảng vào lính, đến nỗi nhiều vùng không còn đàn ông nữa (theo thư của các linh mục Pháp).

Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành nữa. Nguyễn Huệ bằng lòng giảng hòa với anh…

...

2/Nguyễn Lữ không đủ tài trí để cai quản miền Nam:

Ở Gia Định là phần Nguyễn Lữ, nhưng ông này kém, giữ được 1 năm thì té chạy về Quy Nhơn rồi chết, ông Nhạc thì già rồi nên muốn ở yên mà hưởng lạc, mọi việc đánh đấm đều do Nguyễn Huệ đảm trách…

Nguyễn Huệ đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt Nguyễn Ánh phải mấy phen chạy trốn . Năm 1784, Ánh cầu viện quân Xiêm, Huệ dùng kế phục binh đã tiêu diệt hai vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền tại Rạch Gầm - Xoài Mút …

Ấy vậy mà :

Sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh nhận ra cơ hội anh em nhà Tây Sơn bất hòa vừa kể, để về nước vào tháng 8 năm 1787.

Nghe tin Nguyễn Ánh trở về , Nguyễn Lữ vội vã lánh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham nắm giữ. Sau đó nghe quân chúa Nguyễn ngày thêm lớn mạnh khiến Nguyễn Lữ càng sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn. Quân Tây Sơn đã mỏng lại càng mỏng. Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả, nhưng vì không được viện binh trợ lực nên tháng 8 năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định.

Phạm Văn Tham rút chạy ra ngoài nhưng vẫn cố đơn độc chiến đấu để chờ viện binh. Buồn sao lúc đó Nguyễn Nhạc chỉ lo phòng bị vua em là Nguyễn Huệ ở phía bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía nam nữa.

Thế cùng sức kiệt, đầu năm 1789 Phạm Văn Tham bị Nguyễn Ánh vây chặt, lại bị bịt đường chạy ra biển để về Quy Nhơn nên buộc phải đầu hàng. Tây Sơn mất hẳn Nam Bộ.

Ngẫm suy, lần nào vào Gia Định, Nguyễn Huệ cũng đều giành chiến thắng vẻ vang, nhưng chắc chắn quân Tây Sơn cũng phải hao tổn tiền của, xương máu không nhiều thì ít. Ấy vậy mà “ Tiết chế Lữ” không biết giữ gìn “cửa ngõ trọng yếu” đồng thời cũng là “vựa lúa lớn nhất nước” này, quả thật đáng chê trách…

Nói thêm : Vì sao Tây Sơn ,Nguyễn Lữ không được lòng dân Miền Nam ?

A./ Miền Nam là đất cũ họ Nguyễn Phúc .Tây Sơn không chính danh hơn Nguyễn Ánh trong mắt dân M Nam

B./ Khi chiếm Miền Nam thì Tây Sơn không chủ trương lo phát triển kinh tế ,họ chỉ lo vơ vét ,cướp bóc ,sưu cao thuế nặng .T Sơn không chủ trương coi Miền Nam là đất " nhà" nên họ không cần để ý vùng đất chiến lược giàu thóc gạo này ,đối với họ ,vùng đất Quy Nhơn và Miền Trung mới là quan trọng .

C./ Lúc đầu khởi nghĩa vào Miền Nam ,Tây Sơn cũng được dân chúng ,phú hào địa chủ Miền Nam ủng hộ rất đông vì họ cũng chán cảnh chiến tranh liên miên và những mệt mõi của quan lại chúa Nguyễn mang lại .Nhưng sau những trận cướp bóc ,đốt nhà ,đốt chợ ,bắt lính ,bắt sưu ,nhất là bắt lính cưỡng bức không phân biệt già trẻ,đàn ông hay đàn bà ,hệ thống kinh tế trì trệ,chiến tranh được Tây Sơn tiến hành liên miên .Dân Miền Nam nhận ra rằng bộ máy Tây Sơn tồn tại được là do tiến hành chiến tranh ,lấy chiến tranh nuôi chính quyền ....Nên có sự thất vọng và óan giận vì bản chất T Sơn bộc lộ còn tàn khốc hơn chúa Nguyễn ( Xem bài số 1 ) ,dần dà họ quay qua ủng hộ Nguyễn Ánh ,dồn tất cả nhân tài vật lực cho Nguyễn ÁNh để dẹp Tây Sơn.

3-Vua Quang Trung đột ngột qua đời, nội bộ càng rạn nứt trầm trọng:

Đang định chuẩn đem quân vào Nam đánh cứu Gia Định thì Nguyễn Huệ đột ngột qua đời (1792).Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, tức là vua Cảnh Thịnh. Nội bộ liền xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên…

Vào năm cuối của thế kỷ 19, đốc học Ngô Giáp Dậu, thuộc dòng tộc “ Ngô gia văn phái” viết trong sách Hoàng Việt Long Hưng Chí:

Quang Toản tư cách nhu nhược, nối ngôi mà giao việc nước cho người cậu gian tham, do đó mà không thể chế ngự được bọn quyền thần, không thể làm được việc gì nữa…

Xin nêu thêm một vụ việc cũng được chép trong sách ấy:

Bấy giờ Quang Trung mới qua đời được mấy tháng, thái úy Phạm Công Hưng vâng mệnh vua Quang Toản đem 4 vạn quân vào cứu nguy cho Nguyễn Nhạc, nhưng lại ngầm tương kế tựu kế chiếm thành, Nguyễn Nhạc uất ức quá mà chết (10/1793)…

Sau đấy, Quang Toản phong cho con Nguyễn Nhạc là Nguyễn Bảo tước Hiếu Công, cho ăn lộc một huyện và gọi đó là “tiểu triều”. Năm 1789, Nguyễn Bảo âm mưu cấu kết với Nguyễn Ánh nhưng việc bại lộ, Quang Toản nổi giận sai người giết chết Bảo và do nghi ngờ, đã giết luôn cả một số tướng lĩnh khác từng có nhiều công lao như Lê Trung, Nguyễn Văn Huấn…Quân Tây sơn vì thế mà nản lòng, nhiều người bỏ chạy sang Nguyễn Ánh.

Nội bộ Tây Sơn còn xảy ra lắm chuyện khác như:

Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở (1795), Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin bị nghi oan đành rút quân về, định cùng với Lê Văn Trung phế Quang Toản lập Quang Thiệu. Việc không xong, Quang Thiệu và Trung bị giết, Trần Quang Diệu hòa giải với Vũ Văn Dũng.

Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược luận bàn điều này như sau:

Tháng 8 năm 1792, Vua Cảnh Thịnh tuy đã lên ngôi nhưng mà việc gì cũng do ở thái sư là Bùi Đắc Tuyên quyết đoán cả. Bùi Đắc Tuyên là anh ruột bà Thái Hậu, cho nên uy quyền lại càng hống hách lắm. Các quan văn võ có nhiều người không phục, bởi vậy cho nên về sau trong triều phân ra bè đảng; các đại thần giết hại lẫn nhau. Vả lại lúc bấy giờ có chúa nhà Nguyễn là một bậc có tài trí, quyết chí phục thù, cho nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn không được bao lâu mà đổ nát vậy… ( Không đòan kết ,chia bè chia đảng ,thực chất là không có nền tảng triều đình ,bản chất nông dân hẹp hòi khi làm chính trị )


4/Sai lầm chiến lược, chiến thuật:

a. Việc vây kinh thành Quy Nhơn:

Năm 1800–1801, Trần Quang Diệu vây kinh thành Quy Nhơn cũ của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) vừa mới bị quân Nguyễn Ánh đánh chiếm. Trận vây thành rồi bị cầm chân kéo dài gần một năm ở đây, tạo thời cơ tốt cho Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân rồi bắt sống Quang Toản.( tướng thủ thành của nhà Nguyễn là Võ Tánh tự vẫn chứ không giao thành )

b. Trận chiến đấu cuối cùng tại Lũy Trấn Ninh :

Tóm tắt theo sử sách, bà Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Ánh đang cố thủ, từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi.

Nào ngờ vua Cảnh Thịnh nhát gan thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh.Ngay lúc đó bà cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng .

Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân của bà Bùi Thị Xuân bỏ cả vũ khí, đạn dược để chạy …

Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế.Nhưng ngờ đâu nhà Tây sơn, sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa…

Viết về những sai lầm này, Ngô Giáp Dậu- cũng trong sách nêu trên- phê phán việc quân của vua quan nhà Tây Sơn như sau:

Vây thành Qui Nhơn mà lại rút bỏ đồn quang trọng ở cửa Thị Nại, đến đánh ở sông Trường Giang mà bỏ mất kinh đô Phú Xuân. Rốt cuộc phải chạy ra Đông Cao để rồi lại đưa quân quyết chiến bên giòng Linh Thủy, cuối cùng bị cướp ở Xương Giang, thân phải chịu cảnh bị đóng củi cầm tù…

5/ Thế lực Nguyễn Ánh mỗi ngày thêm lớn mạnh:

-Công tâm mà nói, chúa Nguyễn cũng là một hào kiệt có thừa dũng chí, dù bị thua hết trận này đến trận khác, chạy trốn hết nơi này đến nơi khác, bao lần đối đầu với “cái chết trước mắt”; vẫn không từ bỏ quyết tâm giành lại cơ đồ.

Mãi đến khi chúa Nguyễn “đem giang sơn về một mối, nam bắc một nhà” rồi chính thức lên ngôi vua, ông đã ở tuổi 40 (1802); nghĩa là Nguyễn Ánh đã “ nằm gai nếm mật” suốt 24 năm dài!

-Bên cạnh chúa Nguyễn cũng không hề thiếu những tướng sĩ tài giỏi, chiến đấu khá thuần thục trên địa hình vùng sông nước Nam Bộ.

Thêm nữa, ông còn được đa phần cư dân miền Nam, nơi giàu thóc lúa góp công, góp của và còn tin yêu:

" Lạy trời cho nổi gió nồm,
Cho thuyền chúa Nguyễn dong buồm ra khơi."( để tiến ra miền Trung, đánh quân Tây Sơn)

- Nguyễn Ánh là người gặp nhiều may mắn và cũng là người biết tận dụng cơ hội:

Vừa 4 tuổi, cha mất.16 tuổi chỉ riêng mình ông chạy thoát rồi được tướng sĩ tôn làm chúa soái, thay thế Duệ tông &Mục tông bị Nguyễn Huệ bắt rồi giết chết năm 1776.
Sau này, Nguyễn Ánh còn gặp nhiều lần may mắn nữa, xin chỉ kể hai chuyện để minh họa:

-Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh nhưng ngay lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách thật xa đất liền …

- Ở bài soạn về Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764- 1832), :

Năm Lê Văn Duyệt lên 17 tuổi, một cơ may đến với ông là, đêm hôm đó chúa Nguyễn bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn tàu thuyền của đối phương không đuổi kịp.Tưởng vậy đã yên, nào ngờ khi vừa đến Vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm.Lê Văn Duyệt xuất hiện đúng lúc, cứu Nguyễn Ánh thoát nạn. Biết là gặp dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, cho tất cả tạm trú ở đây, nhân đó ông Duyệt được tuyển dụng làm thái giám .

-Mặc dù sau lần cử Giám mục Bá-đa-lộc cùng hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện không thành .Nhưng nhờ vị Cha cố hết lòng này kêu gọi và thuê mướn, nên dưới trướng Nguyễn Vương lúc bấy giờ đã có nhiều quan chức người nước ngoài đảm nhiệm việc mua sắm vũ khí của phương tây, xây dựng thành lũy, huấn luyện quân đội theo phương pháp hiện đại.

Và có thể nói Nguyễn Ánh là người luôn biết chớp thời cơ như chuyện nhân anh em nhà Tây Sơn lục đục mà đánh chiếm Gia Định vào năm 1788 như vừa kể trên là một ví dụ.

Nói gọn, tất cả cho thấy, tài năng của Ánh không sao sánh bằng Nguyễn Huệ, nhưng sau khi Huệ chết, khó có ai là đối thủ của ông ta. .Nguyễn Ánh có được những tướng tài,hết sức trung thành ,còn bên T Sơn thì nội bộ lục đục ,chia năm chia bảy không đòan kết .

6.Nguyên do cuối cùng:

Sau những chiến công vang dội của nhà Tây Sơn mà người nổi trội hơn cả là Nguyễn Huệ, như: lần lượt tiêu diệt hai tập đoàn phong kiến thối nát Trịnh - Nguyễn, đánh tan năm vạn quân Xiêm (1784) và 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược( 1789) cùng sự cai trị khôn khéo của người anh hùng này như nghiêm trị bọn cướp bóc, bênh vực người yếu, lấy gạo tiền của kẻ giàu quen thói bốc lột chia sẻ cho phận khốn cùng vv…

Vậy mà, ngay khi lòng quân dân đang hồ hởi, tin yêu vào vị “anh hùng áo vải”( xuất thân cùng tầng lớp của họ) thì cũng là lúc Nguyễn Huệ đột ngột mất đi trong khi nhiều mặt của một triều đại non trẻ vẫn chưa có gì khởi sắc; mà liền sau cái chết ấy, người ta chỉ thấy một triều chánh rạn vỡ mau chóng vì tranh giành quyền lợi, quyền lực…một xã hội luôn bị xáo trộn vì nạn đao binh, vì thói cát cứ của các thế lực …
@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-).
Trả lời:
Vì Quang Trung mất sớm nên nội bộ triều đình tranh chấp, vua thì còn nhỏ không gánh được việc nước=> sụp đổ
 
N

ninja_kun

Tóm lại do các nguyên nhân chính
1. Mâu thuẫn của hai lãnh tụ hay hai chủ trương phân cát (Nguyễn Nhạc) và thống nhất (Nguyễn Huệ)
2. Nguyễn Huệ mất làm cho Nguyễn Phúc Anh có cơ hội quay trở lại mà không gặp bất cứ chướng ngại nào (kể cả Nguyễn Nhạc)
3. Cuộc cách mạng Tây Sơn là cuộc cách mạng nông dân vá tất nhiên chủ lực là nông dân nhưng chế độ xã hội mà Tây Sơn dựng lên lại ủng hộ địa chủ phong kiến. Ngoài ra, tầng lớp thương nhân lại dc hậu thuẫn nhưng tầng lớp này đã bị phong kiến Trịnh_Nguyễn bóc lột nặng nề nên ko còn thiết tha nữa
4. Để cãi cách, làm mới văn hóa giáo dục kinh tế Nguyễn Huệ lại dùng những người cũ những quan lại cũ, nhưng hào mục cũ, và sự bảo thủ, tham nhũng của họ đã khiến mọi người chán ghét Tây Sơn mà quay về vs cháu Nguyễn
5. Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc đã không thực sự coi trọng thành Gia Định, bằng chứng là ko phái 1 tướng tài nào trấn giữ, hết lần này đến lần khác tành Gia ĐỊnh bị thất thủ và cuối cùng đó chính là điều kiện để Nguyễn Phúc Ánh quay lại phản công
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom