Sử 7 [ Lịch Sử 7] Tác phẩm văn hoc thời Trần

V

vitconxauxi_vodoi

Ngọc tỉnh liên phú - Mạc Đĩnh Chi (1304)

"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi.
Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá, không muốn cho đỗ. Ông liền làm bài phú "Ngọc tỉnh liên" để tự ví mình. Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao. Ông như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì người ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức.

Vua đọc bài phú của ông cho là kiệt tác nên mới yêu dùng.
 
N

noinhobinhyen

Tác giả và tác phẩm tiêu biểu

[sửa]Trần Quốc Tuấn
Hịch tướng sĩ Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho vời ông về Hải Dương mà phán "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân sự tàn hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau hãy hàng!!" Vua nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn ('諭諸裨將檄文), thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2. [15]
Binh thư yếu lược Do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn, đại ý ghi các điều cốt yếu từ các binh thư về việc dùng binh, giúp các tướng lãnh và quân sĩ trau dồi khả năng quân sự. [16]
[sửa]Trần Quang Khải
Tòng giá hoàn kinh (從駕還京) (còn được biết đến với các tên Tụng giá hoàn kinh sư, Tụng giá hoàn kinh sứ) do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ đại ý‎ nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn. Hiện còn hai bản lưu truyền, một của Trần Trọng Kim [17], một của Ngô Tất Tố.[18]
Phúc hưng viên (福興園) Sau khi chiến thắng quân Nguyên, Thượng tướng Trần Quang Khải về hưu lúc tuổi già và nghĩ ngơi tại tư dinh của ông, có vườn riêng tên gọi "Phúc hưng viên". Bài thơ này đại ý tả cảnh nhàn nhã thời thanh bình. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.[19]
Lưu gia độ (劉家渡) Bài thơ này đại ý tả cảnh khách qua bến đò Lưu gia, nhớ lại ngày xưa từng hộ tống xa giá vua có dừng quân nơi đây, nay non sông thái bình, trở lại chốn cũ đầu đã bạc, thấy hoa mai nở trắng xóa như tuyết bên bờ sông. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.
Xuân nhật hữu cảm (春日有感) gồm hai bài thơ xuân, hiện còn hai bản lưu truyền của Ngô Tất Tố. Bài thứ nhất đại ý nói mùa xuân, một người đóng chặt cửa, ngồi nhìn mưa bụi bay trên hoa mai, nghĩ đến ba phần ngày xuân đà bỏ phí hết hai, nay năm mươi biết sức đã suy, nhưng hào khí ngày nào vẫn còn, dùng vào chi hơn là đè ngọn gió Đông mà làm một bài thơ. Bài thứ hai nói cảnh đêm xuân gần tàn, dưới bóng trăng mờ thấy hơi lành lạnh ngọn gió đưa đến, sáng ra mấy chùm bông liễu trên không bay lạc vào gác, vài cành trúc đập vào hiên như muốn quấy rầy giấc ngủ, xa xa hình như đang mưa, trong gió đưa lại hơi mát làm mọi sự tươi tỉnh. Người sực nhớ giật mình, thấy mình không còn xuân trẻ, nay chỉ có ba chén rượu giải sầu, nhưng khi say cầm vỗ lại thanh gươm thời trẻ, thấy nhớ ngọn núi xưa nơi đã tung hoành một thời.
[sửa]Trần Thái Tông
Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh
Ký Thanh phong am Tăng Đức Sơn
Ngưu Mã Bạch Cốt Tinh HOang Dong Thai
Bạch MÃ Sông Toàn Trì Việt Thành Quốc Khà Ái
Sông Núi Nước Nam Vua Nam Ở
Hãy Nhớ Đến Anh Nguyễn Minh Hải Lớp 7/1
[sửa]Trần Thánh Tông
Đề Huyền thiên động
Hạ cảnh
[sửa]Trần Nhân Tông
Xuân hiểu
Nguyệt
[sửa]Chu Văn An
Thất trảm sớ (bài sớ xin chém bảy quyền thần) Bài sớ này viết vào đời Dụ Tông, khi Chu Văn An làm quan trong triều và chứng kiến một số quan lại hủ bại, bèn viết sớ xin vua chém các người này. Khi vua không nghe, ông từ quan về hưu và sau đó không còn tham chính [20].
[sửa]Trương Hán Siêu
Bạch Đằng giang phú (phú sông bạch đằng) Bài này Trương Hán Siêu tả cảnh sông Bạch Đằng, nhắc nhở công của quân dân nhà Trần đánh quân Nguyên, và khuyên hậu duệ trong nước đời sau nên biết gìn giữ giang sơn [21].
Linh tế tháp ký
Quan Nghiêm tự bi văn bài này ghi việc xây dựng trùng tu chùa Quan Nghiêm.
[sửa]Mạc Đĩnh Chi
Ngọc tỉnh liên phú (Phú hoa sen ở giếng ngọc) Năm Hưng Long thứ hai mười hai (1304), đời Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi đi thi, đỗ trạng nguyên, khi vào chầu, vua thấy người ông nhỏ bé, lại xấu xí, nên không vui. Ông bèn viết bài phú hoa sen ở giếng ngọc, tự ví mình như loài hoa sen hiếm quí chỉ có người sành điệu mới biết thưởng thức. Vua xem khen hay và bổ ông làm quan [22].
[sửa]Hồ Quý Ly
Quốc ngữ thi nghĩa sách dùng chữ quốc ngữ chua nghĩa Kinh Thi để các giáo sư dạy hậu phi và cung nhân. Sách này Hồ Quý Ly chú giải theo ý mình, không theo lời chú thích trước của Chu Tử [23].
Minh đạo lục sách gồm 14 thiên, nay đã thất truyền, nhưng theo sử thì có rất nhiều tư tưởng mới mẻ về học thuật: (a) về đạo thống, Hồ Quý Ly chủ trương nên tôn Chu Công làm tiên thánh, giáng Khổng Tử làm tiên sư; (b) về kinh truyện, ông cho rằng sách Luận ngữ có 4 việc đáng nghi ngờ; (c) về các danh nho người Hán, ông cho Hàn Dũ là hạng đạo nho (ăn cắp văn người khác), Chu Mậu Thúc, Trình Di, Dương Thi, Chu Hy, là hạng học rộng nhưng tài kém, chỉ biết răm rắp theo ý cũ. Ngô Tất Tố khi bàn về hiện tượng này cho rằng "...những điều ông ta nói (trong Minh đạo lục) chẳng những ở ta từ trước đến hồi gần đây chưa ai nghĩ tới, mà đến ở Tàu, trừ bọn Thanh nho sinh sau Quí Ly ba bốn thế kỷ, cũng chưa có ai dám nói..."[24]
[sửa]Lê Trắc
Nội phụ
Đô thành
[sửa]Sử Hy Nhan
Trảm xà kiếm phú
Đại Việt sử lược
 
N

nhocphuc_pro

Hầu hết những bài thơ vào thời Trần thường mang tính chất hào hùng bời vì chúng ta có cuộc kháng chiến với quân Mông-Nguyên. Những bài thơ thường mang giọng điệu "sắt-thép" và hào hùng, nói lên ý chí của dân tộc và ca ngợi chiến thắng vẻ vang của nhân dân và triều đình
 
P

pro3182001

người viết Lý Tế Xuyên tác phẩm Việt điện u linh tập
Nội dung ý nghĩa
Nguyễn Phương Chi trong Từ điển văn học (bộ mới) viết:
"Việt điện u linh tập" được viết ra trong một thời đại xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử...Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến...Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa. "Truyện Quảng Lợi Đại Vương" (tức Thần Long Độ) là một thí dụ tiêu biểu. Ở đây tín ngưỡng chỉ là cái vỏ mà nội dung chính là ý thức phản kháng, sức mạnh quật cường của nhân dân Việt nhằm chống lại những âm mưu quỷ quyệt của Cao Biền, một viên quan đô hộ đến từ Trung Quốc...Ngoài ra còn có thể kể đến "Truyện Bố Cái Đại Vương" (tức Phùng Hưng), "Truyện Trương Hống, Trương Hát", v.v...Đây đều là truyện kể về việc thần linh đời trước đã "hiển linh" để "phù trợ" các anh hùng đời sau chống quân xâm lược như thế nào...Như vậy, mặc dù còn hạn chế, "Việt điện u linh" tập vẫn có giá trị không nhỏ. Ngoài giá trị lịch sử, giá trị chủ yếu của sách còn ở chỗ, nó chứa đựng được những tâm tư tình cảm, thể hiện được những truyền thống tốt đẹp và sức mạnh của dân tộc Việt...
 
Top Bottom