Sử 7 [Lịch sủ 7] khởi nghĩa nông dân

H

hunganhct

phong trao dien ra rat manh
khoi nghia rat duoc nhan dan ung ho do nghia qua thuc hien chinh sach lay cua nha giau chia cho nha ngheo

P/S: Chú ý viết bài bằng chữ tiếng Việt có dấu nhé!
______dung_92bn______________
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Khởi nghĩa của nhân dân ở đằng ngoài diễn ra đồng loạt và dồn dập tuy đều thất bại xong làm cho vua lê chúa trịnh nhanh chóng sụp đổ
Thân !
 
T

thongoc_97977

+ Các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại.
+ Chính quyền phong kiến Lê Trịnh lung lay.
+ Tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra.
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh của nông dân.
-------------------------------------------------
 
M

motdieunhonhoi

Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài là phong trào nổi dậy của nông dân miền Bắc nước Đại Việt giữa thế kỷ 18 thời vua Lê chúa Trịnh, hay thời Lê mạt, bắt đầu từ khoảng năm 1739 và kết thúc năm 1769, trong 2 đời vua Lê là Lê Ý Tông và Lê Hiển Tông, 3 đời chúa Trịnh là Trịnh Giang, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm.
 
T

thaonguyenkmhd

các phong trào khởi nghĩa nông dân ở đang ngoài nổ ra lẻ tẻ, ko tập trung được lực lượng mạnh nên tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đã làm cho chính quyền hong kiến họ Trịnh sớm bị sụp đổ, tạo cơ hội cho những cuộc khởi nghĩa lớn nỗi dậy, nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
 
  • Like
Reactions: khánh linh kookie
T

thienthanhoa

Từ giữa thế kỉ XVIII chính quyền Lê Trịnh suy sụp
+ vua Lê không có quyền, chúa Trịnh ăn chơi xa xỉ
+ Quan lại đúc khoét dân
+ Nhân dân bị địa chủ, cường hào cướp ruộng đất
+ Thiên tai mất mùa, sưu thuế nặng nề
=>> Đẩy đời sống nhân dân đến cùng cực nên nổi dậy.....
Không dùng quá 5 icon nhé!
 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

Tới năm 1751, cơ bản các cuộc khởi nghĩa bị dẹp yên, chỉ còn Lê Duy Mật và Hoàng Công Chất dựa vào nơi xa xôi, hiểm yếu vẫn cầm cự được tới đầu thời Trịnh Sâm.
Các cuộc khởi nghĩa bùng phát rầm rộ cuối thời Trịnh Giang, xuất phát từ nỗi bất bình của nhân dân bị bóc lột bần cùng. Tuy nhiên, theo các nhà sử học, sau đó các cuộc khởi nghĩa không có được sự liên hợp cần thiết để đủ sức đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.
Mặc dù giữa các nhóm khởi nghĩa có sự phối hợp, như giữa Lê Duy Mật với Hoàng Công Chất, giữa Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu, với thủ lĩnh Thành... song đó chỉ là sự liên hợp, nương tựa tức thời, sự hợp tác hành động chứ không phải thống nhất về tổ chức. Giả sử các lực lượng khởi nghĩa hợp nhất tôn Lê Duy Mật làm chủ, bên dưới là các tướng Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Công Chất, Hữu Cầu, Danh Phương... và quân số gần chục vạn người thì chính quyền Lê-Trịnh sẽ gặp phải khó khăn vô cùng lớn, tương tự như sau này Tây Sơn lấy danh nghĩa tôn Nguyễn Phúc Dương để nổi dậy.
Không chỉ Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ, dường như những người kế tục hai ông là Công Chất và Hữu Cầu và các thủ lĩnh khởi nghĩa khác cùng quá tin vào sấm Trạng Trình (đã đề cập ở trên) để mình được làm "thiên tử" nên không ai muốn đứng dưới ai. Do đó, thực chất các cuộc khởi nghĩa vẫn có tính độc lập và chúa Trịnh, bên cạnh việc điều chỉnh chính sách để giảm bớt gánh nặng cho dân, đã biết cách tận dụng điểm yếu này để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa. Việc Trịnh Doanh, tại từng thời điểm, cho thủ lĩnh này hay thủ lĩnh khác giảng hoà, phong chức chính là cách chia bó đũa để bẻ từng chiếc.
Lê Duy Mật, hoàng tử con vua Lê, từng đứng ra cầu viện chúa Nguyễn đánh Trịnh nhưng Nguyễn Phúc Khoát từ chối, dù tiềm lực của Đàng Trong lúc đó đã mạnh lên nhiều (đã mở đất tới Nam Bộ). Điều đó càng cho thấy việc "Phù Lê" của họ Nguyễn không có thực mà vẫn chỉ là chiêu bài chính trị để cai trị miền nam.
 
G

giang6cva

Quy mô các cuộc khởi nghĩa nông dân

Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, cùng thời gian, địa bàn hoạt động rộng nhưng giữa các cuộc khởi nghĩa không có sự liên kết.
 
M

minh123_123123

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. Dựa vào diễn biến các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động của nghĩa quân, thời gian tồn tại các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lên tính chất chống phonq kiến (chính quyền Lê — Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào.
 
Top Bottom