Sử 7 [ Lịch sử 7 ] Đề cương

B

baby_999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 )nêu tóm tắt các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa lam Sơn?
2)nêu các cuộc thắng lợi của phong trào tây Sơn
3)nhà nguyễn tái lập lại chế độ phong kiến như thế nào.nêu nhận xét về nó?

4)tìm hiểu thân thế sữ nghiệp của nguyễn du và hồ xuân hương?
5)cho biết tên gọi nghệ an xuất hiện vào thời gian nào?kể tên một số danh nhân văn hóa .địa danh ở nghệ an và quỳnh lưu?
:khi (161)::khi (161)::khi (204)::khi (204):
 
S

sieutrom1412

1)
Diễn biến:
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh.Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 1

lúc đầu có rất nhiều khó khăn cho nghĩa quân Lam Sơn, phải 3 lần rút lên núi Chí Linh (TH) Lê Lai hy sinh. cuối năm 1423, Lê Lợi xin tạm hoà và được quân Minh chấp Thuận. cuối năm 1424, quân Minh lật lọng, tấn công quân Lam Sơn. Nguyễn Chích đề nghị rời TH về Nghệ An và được các tướng đồng ý. vừa đi về Nghệ An ta vừa hạ thành Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải. theo đà thắng lợi. tháng 8-1425, tướng Lê Ngân và Trần Nguyên Hãn Tấn công Tan Bình (Bắc Quảng Trị) và Thận Hoá (Thừa Thiên Huế). tháng 9-1426, quân ta kéo về Đông Quan theo 3 đường, quân Minh biết địch không lại nên đành cố thủ và cho người kêu viện binh. tháng 10/1426, 5 vạn quân đo Vương THông chỉ huy kéo về ĐÔng Quan nhưng lại ngả sang hướng Cao Bộ đánh quân chủ chốt của ta nhưng bị quân Lam Sơn đánh tan nát ở Tốt ĐÔng- Chúc ĐÔng. VƯƠng Thông trón về Đông QUan. đầu tháng 10-1427, 10 vạn binh đo Liễu THăng và Mộc Thạnh chỉ huy kéo vào nước ta. Liễu Thăng lại bị giết ở CHi Lăng nên Bộ phận còn lại phỉa kéo về thành Xương GIang nhưng cũng bị ta đánh bại. Mộc THạnh biết tin Liễu Thăng bại trận liền rút quân. ngya2 10-12-1427, VƯơng Thông xin hoà và mỡ hội thề ĐÔng Quan để được rút về nước an toàn
 
N

nhokdangyeu01

Câu 3

Nguyễn Du
Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành...nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.

Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.

Văn bản
Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành ngay từ lúc ông còn sống. Tương truyền Truyện Kiều được Phạm Quý Thích nhuận sắc và cho in ở phố Hàng Gai - Hà Nội bây giờ. Nguyễn Du mất chỉ vài chục năm vua Tự Đức từng có sớ cho quan tỉnh Nghệ An thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để đưa về kinh. Từ đó đến nay, việc sưu tập, nghiên cứu phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du vẫn còn tiếp tục, và cũng chưa biết khi nào mới kết thúc. Còn có những ý kiến hồ nghi tác giả một số bài thơ chữ Hán vẫn được coi là của Nguyễn Du. Việc xác định thời điểm ra đời của các tác phẩm chưa được giải quyết, kể cả thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều. Mặc dù đã mất nhiều công sức, nhưng các ý kiến trong giới nghiên cứu vẫn còn rất khác nhau.

Tác phẩm bằng chữ Hán
Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 NXB Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như sau:

Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm
Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:

Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn"
Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 3

Hồ Xuân Hương
Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.

Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.

Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu hương ký là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.
 
T

tuananh1203

Trước thời Hùng Vương, vùng Nghệ An và Hà Tĩnh là nước Việt Thường, quốc gia độc lập cổ đại với kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng Vương nước Việt Thường bị sát nhập thành bộ thứ 15 của Văn Lang.
Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và phần bắc bộ Cửu Đức.
Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân.
Đời nhà Tấn là quận Cửu Đức.
Đời nhà Tùy là quận Nhật Nam.
Năm 628 đổi là Đức Châu, rồi lại đổi thành Châu Hoan, lại Châu Diễn.
Đời nhà Đường là quận Nam Đức.
Thời nhà Ngô, tách ra khỏi quận Cửu Chân đặt làm quận Cửu Đức.
Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê gọi là Hoan Châu.
Năm 1030 (năm Thiên Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông), bắt đầu gọi là châu Nghệ An.
Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An.
Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn.
Năm đầu niên hiệu Gia Long lại đặt làm Nghệ An trấn.
Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.
Sau năm 1954, tỉnh Nghệ An có tỉnh lị là thị xã Vinh và 12 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.
Ngày 17 tháng 5 năm 1961, chia huyện Tương Dương thành 2 huyện: Tương Dương và Kỳ Sơn.
Ngày 19 tháng 4 năm 1963, chia huyện Anh Sơn thành 2 huyện: Anh Sơn và Đô Lương; chia huyện Quỳ Châu thành 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong; thành lập huyện Tân Kỳ từ một phần 2 huyện Nghĩa Đàn và Anh Sơn; chuyển thị xã Vinh thành thành phố Vinh.
Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh "Nghệ Tĩnh".
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (tỉnh lị) và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia huyện Nghi Lộc thành huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò.
Ngày 15 tháng 11 năm 2007, chia huyện Nghĩa Đàn thành huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa.
Ngày 3 tháng 4 năm 2013, chia huyện Quỳnh Lưu thành huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.
net
 
S

satthuphucthu

Câu 1:
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423):
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.
 
S

satthuphucthu

CÂu 2:
Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu:

"Binh triều là binh Quốc phó
Binh ó là binh Hoàng tôn"
Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans l’Empire d’Annam trích dẫn như sau:

"Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ...".
Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa.

Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tương truyền Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính của mình khiêng đến trá hàng, nộp quân họ Nguyễn. Nửa đêm, ông phá cũi, cùng quân trá hàng làm nội ứng và quân bên ngoài tới phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn.

Sau khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
 
S

satthuphucthu

Câu 3:
Nhà Nguyễn (chữ Hán: 阮朝, Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
 
S

satthuphucthu

1 )nêu tóm tắt các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa lam Sơn?
2)nêu các cuộc thắng lợi của phong trào tây Sơn
3)nhà nguyễn tái lập lại chế độ phong kiến như thế nào.nêu nhận xét về nó?

4)tìm hiểu thân thế sữ nghiệp của nguyễn du và hồ xuân hương?
5)cho biết tên gọi nghệ an xuất hiện vào thời gian nào?kể tên một số danh nhân văn hóa .địa danh ở nghệ an và quỳnh lưu?
:khi (161)::khi (161)::khi (204)::khi (204):
Câu 4:
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 1766–1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông [1][2].

 
S

satthuphucthu

Câu 4:
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
 
S

satthuphucthu

Câu 5:
Trước thời Hùng Vương, vùng Nghệ An và Hà Tĩnh là nước Việt Thường, quốc gia độc lập cổ đại với kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng Vương nước Việt Thường bị sát nhập thành bộ thứ 15 của Văn Lang.
Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và phần bắc bộ Cửu Đức.
Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân.
Đời nhà Tấn là quận Cửu Đức.
Đời nhà Tùy là quận Nhật Nam.
Năm 628 đổi là Đức Châu, rồi lại đổi thành Châu Hoan, lại Châu Diễn.
Đời nhà Đường là quận Nam Đức.
Thời nhà Ngô, tách ra khỏi quận Cửu Chân đặt làm quận Cửu Đức.
Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê gọi là Hoan Châu.
Năm 1030 (năm Thiên Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông), bắt đầu gọi là châu Nghệ An.
Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An.
Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn.
Năm đầu niên hiệu Gia Long lại đặt làm Nghệ An trấn.
Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.
Sau năm 1954, tỉnh Nghệ An có tỉnh lị là thị xã Vinh và 12 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.
Ngày 17 tháng 5 năm 1961, chia huyện Tương Dương thành 2 huyện: Tương Dương và Kỳ Sơn.
Ngày 19 tháng 4 năm 1963, chia huyện Anh Sơn thành 2 huyện: Anh Sơn và Đô Lương; chia huyện Quỳ Châu thành 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong; thành lập huyện Tân Kỳ từ một phần 2 huyện Nghĩa Đàn và Anh Sơn; chuyển thị xã Vinh thành thành phố Vinh.
Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh "Nghệ Tĩnh".
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (tỉnh lị) và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia huyện Nghi Lộc thành huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò.
Ngày 15 tháng 11 năm 2007, chia huyện Nghĩa Đàn thành huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa.
Ngày 3 tháng 4 năm 2013, chia huyện Quỳnh Lưu thành huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.
 
Top Bottom