Sử 7 [ Lịch sử 7 ] Đề cương

S

shinichi_02_13

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình mấy câu này nhé! 1 số câu mình làm được nhưng không chắc lắm, mong các bạn giúp mình nhé!!
1. Trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789.
2. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
3. Trình bày chính sách của vua Quang Trung trong việc phục hồi kinh tế và xây dựng văn hoá dân tộc. Điểm khác nhau trong chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Quang Trung với thời Nguyễn.
4. Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khổ cực của nhân dân ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Những cuộc nổi dậy của nhân dân nói lên 1 quy luật nào trong lịch sử. Trình bày 1 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì này.


maidoany_nhi said:
Chú ý: Trình bày tiêu đề: [ Lịch sử + lớp ] + Tên Topic.
Nhắc nhở lần đầu, tái phạm trực tiếp del bài không cần chỉnh sửa.

Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
A

abluediamond

Câu 1:

- Đến Tam Điệp (Ninh Bình ) chia quân làm 5 đạo , đánh ra Thăng Long tiêu
diệt quân Thanh.
+ Đạo quân thứ nhất : Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào Thăng Long.
+ Đạo quân thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long yểm trợ cho ñạo
quân chủ lực.
+ Đạo quân thứ tư tiến ra Hải Dương .
+ Đạo quân thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 Tết Quân ta vượt sông Gián Khẩu ( sông Đáy) , diệt đồn tiền tiêu của
địch.
- Đêm mùng 3 Tết Quân ta hạ ñồn Hà Hồi ( Hà Nội), giặc phải bỏ khí giới đầu
hàng.
- Sáng mùng 5 Tết Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và Đống Đa ( Hà Nội) .
- Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu Vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng vào
Thăng Long.

Câu 2:

- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân
ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
+ Quân Tây Sơn tinh nhuệ, có tinh thần chiến đấu kiên cường, vũ khí chiến đấu tiên tiến.
Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.

- Ý nghĩa lịch sử : Trong 17 năm liên tục chiến đấu , phong trào Tây Sơn đã lật đổ
chính quyền phong kiến mục nát Nguyễn, Trịnh-Lê , xóa bỏ ranh giới chia cắt đất
nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan
các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập đất nước.

Câu 3:

- Kinh tế:
+ Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ
hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa
không ngưng đọng , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.

- Giáo dục:
+ Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện ,
xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra
chữ Nôm làm tài liệu học tập.

Câu 4:

- Nguyên nhân:

+ Địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất.
+ Quan lại tham nhũng.
+ Tô thuế, phu dịch nặng nề.
+ Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

Những cuộc nổi dậy của nhân dân nói lên 1 quy luật tồn tại trong lịch sử. Các quốc gia, vương triều, đế chế sẽ có những đặc điểm sau đây:

+ Hình thành.
+ Phát triển.
+ Suy tàn.
+ Diệt vong.

- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì này là khởi nghĩa Tây Sơn. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; người ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn (Tây Sơn, Bình Định) lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã tiêu diệt các thế lực cát cứ Trịnh, Nguyễn, Lê. Đập tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập nước nhà.
 
T

thamtulungdanhvy

de thi lich su lop 7

ban nao giup mih voi mih thanks nhieu
1 tih hinh nuoc ta cuoi thoi ngô
2 qua trih thanh lap thoi dinh
3 hoan canh ra doi cua nha lý ,muc dich tan cog truoc de tu ve cua nha lý
4 hoan canh ra doi cua nha tran
5 phap luat thoi tran
y nghia ,nguyen nhan thag loi lich su cua 3 lan khag chien
:M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16::M_nhoc2_16:
 
Top Bottom