Sử [LỊCH SỬ 7] ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN LỊCH SỬ

Thiên Thần Kaka'

Học sinh
Thành viên
7 Tháng tư 2017
78
67
21
21
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7
Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng ngoài ?
- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành. - Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, tha tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao .
Câu 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta đã dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa . Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là Alếc- xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng vào việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt - Bồ-La- Tinh . Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến . Tiếng Việt La tinh hóa hoàn thiện dần , và chữ Quốc ngữ xuất hiện từ đó.​
Câu 3: Hãy trình bày cuộc tiến quân của Vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu năm 1789 ?
Đến Tam Điệp (Ninh Bình ) chia quân làm 5đạo , đánh ra Thăng Long tiêu diệt quân Thanh .
+ Đạo quân thứ nhất : Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào Thăng Long.
+ Đạo quân thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long yểm trợ cho đạo quân chủ lực.
+ Đạo quân thứ tư tiến ra Hải Dương .
+ Đạo quân thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 Tết Quân ta vượt sông Gián Khẩu ( sông Đáy) , diệt đồn tiền tiêu của địch.
- Đêm mùng 3 Tết Quân ta hạ đồn Hà Hồi ( Hà Nội), giặc phải bỏ khí giới đầu hàng.
- Sáng mùng 5 Tết Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và Đống Đa ( Hà Nội) .
- Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu Vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng vào Thăng Long.​
Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?
- Nguyên nhân thắng lợi :
+Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta .
+ Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
- Ý nghĩa lịch sử : Trong 17 năm liên tục chiến đấu , phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh - Lê , xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia . Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập đất nước.​
Câu 5 : Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
- Kinh tế:
+ Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Giáo dục:
+ Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
Câu 6 : Vùng đất Sài Gòn thế kỷ XVII có những biến đổi ra sao?
- Sau gần một thế kỷ khai khẩn , người Việt đã biến vùng đất hoang sơ trước kia thành một Sài Gòn mang dáng dấp của một trung tâm kinh tế - văn hóa. - Kinh tế phát triển với dân cư đông đúc, ruộng đồng trù phú, xanh tươi .
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân không ngừng được cải thiện, xây nhà tường, nhà ngói, ăn bữa cơm ngon, biết thờ cúng tổ tiên, xây chùa chiền… Việc giáo dục trong nhân dân được thực hiện .
Câu 7: Vùng đất Sài Gòn đã được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt như thế nào?
Khi người dân đã định cư khá đông ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn, chúa Nguyễn thương lượng với vua Chân Lạp xin lập sở thuế ở dây vào năm 1623. Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược vùng đất Nam Bộ, đặt phủ Gia Định, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, cử quan lại đến cai trị. Từ đây, Sài Gòn trở thành một đơn vị hành chính của nước ta. .

Mong với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn!!!​
 
Top Bottom