Sử 7 [Lịch sử 7] đánh giá nhân vật lịch sử

G

gokuhoisinh171

Last edited by a moderator:
N

nguyenhanhnt2012

Hù

Có lẽ sẽ giúp đc e:
Đến nay, sau hơn 700 năm đại thắng Nguyên - Mông, các nhà nghiên cứu quân sự, sử gia, chính trị gia, các danh tướng mọi thời đại trong và ngoài nước vẫn không ngừng tìm hiểu và tôn vinh thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn. Cách dùng binh độc đáo, nghệ thuật quân sự kỳ tài, tấm gương đạo đức của ông mãi mãi là tài sản vô giá không riêng của dân tộc Việt Nam.

Hưng Đạo vương đã lường trước những khó khăn trong các cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông. Khó khăn đã được ông giải quyết từng bước thấu đáo, triệt để, không những trong phương lược chống giữ mà còn biểu hiện rõ nét và thống nhất từng bước đi trước đó hàng chục năm.

Tác chiến với một đội quân quá mạnh, vừa tinh nhuệ, vừa hiểm ác trong khi đó quân dân ta đã nhiều năm không quen chiến trận là một điều nan giải. Nhà Tống, một đế quốc phong kiến hùng mạnh với trăm vạn đại quân và hàng ngàn tướng giỏi vừa bại vong dưới vó ngựa Nguyên - Mông.

Giải quyết bài toán này, Hưng Đạo vương đã khéo léo khi khích lệ lòng quân (bằng tổng duyệt binh tại Đông Bộ Đầu); lòng dân (bằng Hội nghị Diên Hồng); lòng tự tôn, tự trọng của giới tôn thất, tướng lĩnh, quí tộc triều Trần (Hội nghị Bình Than). Bằng ý chí kiên cường, trí tuệ thiên tài và đặc biệt là tâm đức một lòng một dạ vì Tổ quốc, Hưng Đạo vương chính là ngọn cờ đầu, vị thống soái quân sự, vị thủ lĩnh tinh thần kiệt xuất cùng nhân dân cả nước làm nên những chiến công lịch sử.

Tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan cầm đầu đội quân chủ lực cùng những tướng soái thạo chinh chiến dẫn đại quân từ Ung Châu - Trung Quốc tiến thẳng vào Lộc Châu - Đại Việt (nay là Lộc Bình - Lạng Sơn) gần như không phải gặp sự kháng cự nào đáng kể.

Đúng như dự kiến, đại quân Nguyên - Mông đã dùng chiến tranh chớp nhoáng đánh Đại Việt. Ta sử dụng chiến lược từng bước lui binh, bảo toàn lực lượng, bỏ ngỏ kinh thành cho giặc dữ.
Dưới quyền thái tử Thoát Hoan có không ít những tướng lĩnh, những tên Hán gian cáo già bắt đầu nghi ngờ chiến lược lui binh của Trần Quốc Tuấn. Chúng hết sức cảnh giác và thận trọng sau khi chiếm được kinh thành Thăng Long và hạ lệnh cho đại quân của nguyên soái Toa Đô, khi ấy được cử đi đánh Chiêm Thành bằng đường biển quay sang tiến công Nghệ An, dùng thế gọng kìm để bắt hai vua Trần và Trần Quốc Tuấn tại hành cung Thiên Trường.

Toa Đô cùng quân tướng phá vỡ ải Nghệ An, hung hăng tiến đánh Thanh Hóa, kẹp các vua Trần và bộ chỉ huy quân sự tối cao của vương triều vào giữa trùng vây. Trần Quốc Tuấn thừa lệnh hai vua, cử Trần Quang Khải, người văn võ toàn tài, vào Thanh Hóa, Nghệ An chặn giặc, cầm chân đội quân Toa Đô. Mặt khác, ông điều phần lớn quân chủ lực rút ra mạn biển, vùng đất chưa xảy ra chiến sự, theo đường biển đi thẳng vào Thanh Hóa, khéo léo hành quân luồn trở lại sau lưng đội quân Toa Đô phá thế chiến lược của chúng.

Cánh quân Toa Đô bị rơi vào thế bùng nhùng của cuộc chiến tranh, điều mà các tướng soái Nguyên -Mông hết sức ngán ngẩm. Đại quân Thoát Hoan lần chần có ý chờ vào thắng lợi của Toa Đô trong khi thời tiết ẩm thấp mùa hè phương Nam bắt đầu phát huy tác dụng ảnh hưởng xấu với giặc phương Bắc.

Tháng 5 năm 1285, Trần Quốc Tuấn điểm binh tướng, chấn chỉnh đội ngũ, hạ lệnh hành binh tổng phản công.

Đầu tháng 6 năm 1285, Hưng Đạo vương hạ lệnh tấn công A Lỗ và đại thắng. Vạn hộ hầu Lưu Thế Anh, chỉ huy các tướng lĩnh của địch ở đây đã phải bỏ đồn tháo chạy.

Thời cơ chiến lược của Hưng Đạo vương là chủ động đánh tan liên quân Toa Đô - Ô Mã Nhi ngay tại đại bản doanh của chúng ở Hàm Tử.

Chiến thắng Hàm Tử có tính bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông lần thứ hai, tạo thế và lực mới có lợi cho ta, tạo đà cho một chuỗi các chiến thắng Tây Kết, Chương Dương, Thăng Long… và Thoát Hoan phải rời bỏ kinh thành, ôm mối nhục của kẻ bại trận, hoảng loạn lui binh tạo ra một vết nhơ với đội quân Nguyên - Mông từng bách chiến bách thắng.

Trong lần thứ ba đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông (1287- 1288), một lần nữa, Hưng Đạo vương lại thể hiện vai trò quân sự kiệt xuất của mình cùng với quân và dân triều Trần đánh gục vĩnh viễn ý đồ xâm lược Đại Việt của chúng.

Cũng như những lần trước, chiến thuật của Hưng Đạo vương lui binh nhường thế thượng phong cho đại quân Nguyên - Mông được triển khai ngay từ những ngày đầu. Một lần nữa thái tử Trấn Nam vương lại mắc mưu Hưng Đạo vương

Đứng trước nguy cơ bị tập kích bất cứ lúc nào từ nhiều hướng, đám tướng lĩnh dưới quyền Thoát Hoan đã không có được cơ mưu nào chỉ còn nước bàn lùi: "Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn mà thuyền lương của Trương Văn Hổ lại không đến, khí trời lại nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống giữ lâu được, sẽ làm hổ thẹn triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn”.

Tâm trạng rối bời vừa sợ hãi vừa điên loạn, tháng 3 năm 1288, Thoát Hoan hạ lệnh triệt phá kinh thành Thăng Long, chia quân làm hai đạo thủy bộ rút về nước.

Một mệnh lệnh hành quân ô nhục nhất của đạo quân xâm lược.

Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị thánh tướng hiền minh của dân tộc, tầm vóc tài năng quân sự kiệt xuất vượt ra khỏi ranh giới Đại Việt, là một trong mười tướng lĩnh tài giỏi nhất mọi thời đại được thế giới tôn vinh. Tài năng quân sự của ông biểu hiện rõ nhất là giá trị sớm nhận thức được nguồn sức mạnh của nhân dân trong giữ nước, đánh giặc ngoại xâm. Trong sự nghiệp hiển hách ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, Hưng Đạo vương có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông được vua Trần tin yêu, giao quyền tiết chế, thống suất cả vương hầu, tông thất, tướng lĩnh, dân binh, điều động toàn quân chống giặc. Bản lĩnh của Hưng Đạo vương thể hiện ở quyết tâm đánh địch và đánh thắng địch mạnh không gì lay chuyển, ngay cả những lúc thế nước ngàn cân treo sợi tóc đều tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, là ngọn cờ giữ vững lòng quân, lòng dân.

Tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo vương chính là việc nhận thức rõ nhân dân mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Ông luôn chăm lo sức dân ngay từ thời bình cũng như trong thời chiến. Chủ trương sâu sắc của ông mà đỉnh cao là tư tưởng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”.

Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300), Bình Bắc Đại nguyên soái Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn qua đời. Theo di huấn, thi hài ông được hỏa táng, tro chôn trong rừng An Sinh.

Vua Trần Anh Tông truy tặng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn tước: Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương. Toàn quốc hầu như chỗ nào nhân dân cũng lập đền thờ Ngài và suy tôn Ngài là Đức Thánh Trần.
 

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Cựu TMod Sử
Thành viên
31 Tháng ba 2020
1,498
6,408
511
Bắc Ninh
HocMai Forum
bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy đánh giá đức độ và tài năng của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ?
- Ông là một vị tướng tài ba
- Có tầm nhìn sâu rộng, sáng suốt
- Có lòng yêu thương nhân dân, đất nước
- Có lòng trung nghĩa với nước với dân vô cùng
- Có lòng nhân ái, lòng nhân đạo và phẩm chất tốt đẹp của mọi thời đại
 
Top Bottom