Sử 7 [Lịch sử 7] Câu hỏi ôn tập

K

key_bimat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Em hãy cho chữ Quốc Ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Nếu nội dung của Bộ Luật Hồng Đức? Theo em, luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?
Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về chàng Lía?
Câu 4: Vì sao chiện trang Nam-Bắc triều; chiến tranh Trịnh-Nguyễn là cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Câu 5: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 6: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sở của trận Rạch Ngầm-Xoài Mút?
Câu 7: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn đinh xã hội, phát triển văn hóa dân tộc?
 
O

one_day

5. * Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
* Nguyên nhân:
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ
- Sự tham gia ủng hộ của nhân dân.
- Quang Trung và bộ chỉ huy lãnh đạo tài tình
 
T

thannonggirl

Câu 3

Chàng Lía là một anh hùng Việt Nam người Bình Định vào thế kỉ 18, được biết đến nhiều qua miếng võ "cú nhảy cá lóc". Vì khởi nghĩa chống chúa Nguyễn thất bại nên anh đã phẫn uất mà tự sát.
Truyền thuyết
+Miếng cá lóc
Lúc nhỏ, Lía vì nhà nghèo nên phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ trong vùng. Lía thường tổ chức chơi trò đánh trận với trẻ em chăn trâu. Mồt lần, tình cờ trông thấy một chú cá lóc vọt phốc từ dưới nước lên qua một bờ đất cao, Lía nảy ý muốn học thế nhảy này. Hàng ngày, Lía đào một cái hố, rồi đứng dưới hố bắt chước theo thế nhảy của cá lóc nhảy vọt lên. Do khổ luyện nên khả năng của Lía mỗi ngày một tăng. Theo truyền thuyết, sau khi tập luyện thành công cú nhảy cá lóc, Lía có thể tung người nhảy vọt qua khỏi nóc nhà. Cũng nhờ cú nhảy cá lóc, Lía đã nhiều lần thoát thân khi đi cướp của người giàu chia cho dân nghèo hay những lúc đánh nhau với quân lính.
Lía tuy giỏi võ, nhưng Lía từng có một lần phải chịu thất bại thảm hại khi đánh nhau với một người phụ nữ. Người phụ nữ này chính là mụ Mẫn, người bán thịt heo cũng thuộc dạng giàu có. Đêm đó Lía đến để cướp nhưng đã bị mụ Mẫn đánh bại. Lía đánh không lại đành phải dùng cú nhảy cá lóc vọt qua tường rào chạy thoát thân. Nhân vật lịch sử
Mặc dù thông tin cụ thể chưa xác định được, song có giả thiết cho rằng chàng Lía vốn tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay), quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định ngày nay). Lía xuất thân trong 1 gia đình nghèo khổ. Là người có khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Hoài Ân, Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo. theo "Võ học Bình Định"
Bạn xem thêm ở đây này:http://vi.wikipedia.org/wiki/Chàng_Lía
 
T

thannonggirl

Câu 6

Nguyên nhân
Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ làm cuộc khởi nghĩa. Sau khi hai chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương) bị giết năm 1777, chúa mới là Nguyễn Ánh, dù bị đánh thua nhiều lần, vẫn cố tập hợp lại lực lượng để khôi phục.
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), vua nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sai hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân vào Nam. Tướng Nguyễn là Châu Văn Tiếp dùng hỏa công chống ngăn nhưng không được. Thua trận, chúa Nguyễn Ánh phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Trong giai doan nay nước Xiêm La lúc bấy giờ đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng chiếm lấy Cao Miên và Gia Định để mở rộng bờ cõi. Khi nghe Châu Văn Tiếp - một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn - đến cầu cứu, vua Xiêm liền đồng ý.
Được hứa hẹn, Châu Văn Tiếp gửi ngay mật thư báo tin cho chúa Nguyễn. Sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau xong, vào tháng 3 năm Giáp Thìn (1784), chúa Nguyễn qua đến thành Vọng Các hội kiến với vua Xiêm. Được tiếp đãi và giúp đỡ, chúa Nguyễn tổ chức lại lực lượng.
Diễn biến
Tháng 7 năm 1784, thủy quân Xiêm đổ bộ lên đánh lấy Rạch Giá (thuộc đạo Kiên Giang), tiến đánh quân Tây Sơn của Đô đốc Nguyễn Hóa ở Trấn Giang (Cần Thơ), tiến chiếm các miền Ba Thắc (Srok Pra-sak, Sóc Trăng), Trà Ôn, Sa Đéc, Mân Thít (hay Mang thít, Man Thiết) rồi chia quân đóng giữ. Tướng Tây Sơn là Trương Văn Đa liền đem quân thủy từ Gia Định tiến xuống Long Hồ (Vĩnh Long) để cản ngăn.
Ngày 30 tháng 11 năm 1784, Đại đô đốc Chu Văn Tiếp, vì thông thạo địa hình dẫn quân đi trước. Ông cho quân vào sông Mân Thít, thì bị Tiền quân Chưởng cơ Tây Sơn tên là Bảo (Chưởng tiền Bảo) đưa quân ra vây đánh và giết chết.
Mất đại tướng, chúa Nguyễn Ánh liền cho quân đánh gấp vào cứu viện, chém chết Chưởng tiền Bảo cùng nhiều quân Tây Sơn. Xét thấy quân ít, không chống chọi được, phò mã nhà Tây Sơn là Trương Văn Đa cho quân lui về giữ Long Hồ.
Chu Văn Tiếp tử trận, Lê Văn Quân được cử lên thay, liền cho quân tiến đánh lũy Ba Lai (Bến Tre) và Trà Tân (Định Tường). Trong trận Ba Lai, Chưởng cơ quân Nguyễn là Đặng Văn Lượng bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kim chém chết, tướng Quân cũng bị Lê Văn Kế chém trọng thương. Kể từ đó, bộ chỉ huy liên quân cho quân đóng dọc theo sông Tiền, từ cù lao Năm Thôn trở lên hướng Mỹ Tho và đặt đại bản doanh tại Trà Tân.
Cuối năm 1784, Trương Văn Đa sai Đô úy Đặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo rõ tình hình nguy cấp ở phía Nam, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) liền cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đem đại binh vào chống ngăn Tây Sơn. Khoảng đầu năm Giáp Thìn (tháng 1 năm 1785), thì binh thuyền Tây Sơn vào đến nơi và đóng ở Mỹ Tho. Sau đó, tướng Nguyễn Huệ cử một ít quân mở những cuộc tập kích nhỏ để thăm dò.
Biết quân Xiêm tham tàn, Nguyễn Huệ cho người đưa tiền của sang mua chuộc, bàn việc giảng hòa, cốt làm cho tướng Xiêm chủ quan và làm tăng thêm mối hoài nghi của chúa Nguyễn đối với quân Xiêm.
Ngoài mối nghi ngờ trên, càng ở gần nhau thì mâu thuẫn giữa quân Nguyễn, quân Xiêm và nhân dân Việt càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là kẻ cứu giúp nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn cả chúa Nguyễn và quân Nguyễn. Bởi vậy, trong thư đề ngày 25 tháng 1 năm 1785, chúa Nguyễn Ánh đã than phiền với giáo sĩ J. Liot rằng:
Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy.
Nhờ kế mưu đó, mà Nguyễn Huệ có đủ thời gian để nghiên cứu địa hình và bố trí một trận quyết chiến.
So sánh lực lượng, biết không thể nào đánh thẳng vào Sa Đéc hay Trà Tân được, Nguyễn Huệ liền đi xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu điểm mạnh, yếu của đối phương. Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, cách Mỹ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiến.

Sau khi bí mật cho quân và tàu chiến ẩn náu ở các nơi hiểm yếu, Nguyễn Huệ lệnh cho quân đến khiêu khích. Lập tức, Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở lại giữ đại bản doanh, cử Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng phối họp; còn ông cùng với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền chiến tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn.

Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công.

Đến khoảng đầu canh năm ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút, tức thì pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Mở đầu trận đánh, hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân địch vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa... các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền địch lúc bây giờ đang bị ùn lại.
Đồng loạt, đoàn thuyền Tây Sơn từ rạch Xoài Mút, Rạch Gầm, từ trong những nhánh rạch nhỏ chảy quanh các cồn bãi, nhanh chóng kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau cù lao Thới Sơn, xông ra đánh mạnh vào hông (nhằm chia cắt đội hình) và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan. Cùng lúc ấy, quân Tây Sơn, cho những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy...
Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác. Dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lao vào cuộc chiến đấu quyết liệt. Một viên tướng quân Nguyễn về Long Hồ kể cho Mạc Tử Sinh biết: “Nguyễn Huệ đốc chiến ở phía sau, ra lệnh liều chết đánh, quân sĩ nào không quyết chiến thì chém ngay để làm răn. Vì thế các tướng sĩ đều liều, không nghĩ gì đến tính mệnh... tiến công rất là mãnh liệt”
Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, đã bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy trốn về Sa Đéc, bị truy kích, lại hối hả cùng Sa Uyển dẫn vài nghìn tàn quân chạy bộ sang Chân Lạp rồi về Xiêm .
Riêng chúa Nguyễn Ánh vừa thấy "thế giặc mãnh liệt, không thể chống nổi" (Mạc Thị gia phả) đã cùng đoàn tùy tùng vội vã rút chạy theo sông Trà Luật ra sông Tiền rồi tìm đường sang Trấn Giang (Cần Thơ). Tại Long Hồ, Mạc Tử Sinh đưa 3 chiếc thuyền còn lại để đón chúa Nguyễn chạy sang Hà Tiên.
Còn quân bản bộ của chúa Nguyễn thì tan tác mỗi người một ngả. Viên cai cơ chỉ huy quân thủy là Nguyễn Văn Oai bị chết tại trận. Những viên tướng khác như Nguyễn Văn Thành, Tôn Thất Huy, Tôn Thất Hội...mỗi người cũng chỉ còn được dăm chục quân.
Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng với một số tàn quân trốn được lên bờ bắc sông Mỹ Tho, phải liều chết đánh phá để mở đường chạy lên Quang Hóa rồi qua đất Chân Lạp về Xiêm. Số tàn quân sống sót chạy theo Chiêu Tăng, Chiêu Sương có khoảng vài nghìn người. Ngày 4 tháng 2 năm 1785, vua Xiêm nhận được tin bại trận, vội phái Phi-nhã Xuân đem 10 thiếc thuyền đi cứu tàn quân chạy trốn bằng đường biển. Khi gặp mặt, tàn quân trả lời Phi-nhã Xuân: “Chiêu Tăng đại bại, đã theo đường bộ Cao Miên chạy trốn để thoát nạn. Chúng tôi bị thua ở phía sau không biết đường bộ thập tử thất sinh thế lào, may cướp được một số thuyền của dân, chạy trốn về đây”
Trong lần chạy tháo thân này, Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng lại lâm vào cảnh rất khổ sở, có lúc cạn cả lương ăn, tướng Nguyễn Văn Thành phải đi ăn cướp, bị đánh trọng thương, suýt chết. Số quân bản bộ của Nguyễn Ánh có khoảng 4 nghìn thì chỉ còn hơn 800 người chạy thoát sang Xiêm, trong đó có 200 chạy trốn theo Nguyễn Ánh và 600 chạy theo Lê Văn Quân. Ngày 25 tháng 1 năm 1785, chúa Nguyễn sai Mạc Tử Sanh và Chánh cơ Trung sang Xiêm báo tin thất trận.
Thấy không thể trông cậy được người Xiêm, chúa Nguyễn nhờ giáo sĩ Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh đi sang Pháp cầu viện. Đến khi, các tùy tướng dẫn tàn quân tìm đến, cả đoàn mới kéo nhau ra sống ở đảo Thổ Chu. Trong bức thư gửi cho giáo sĩ Li-ô sáu ngày sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh kể “Chúng tôi vừa bị thua trận, tất cả quân lính đều bị tan vỡ”
Tháng 3 năm Ất Tỵ (1785), quân Tây Sơn đến truy đuổi, chúa Nguyễn cùng với khoảng 200 quân tướng và 5 chiếc thuyền lại phải chạy sang đảo Cổ Cốt, rồi sang Xiêm.
Các sử thần triều Nguyễn cũng viết: “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp”. Vua Xiêm Chakri I gọi Chiêu Tăng, Chiêu Sương là “ngu hèn, kiêu căng, hung hãn đến nỗi bại trận làm bại binh, nhục quốc”.
Sau đó, Nguyễn Phúc Ánh xin vua Xiêm cho ra ở Đồng Khoai, ngoại thành Vọng Các. Ở đây, đoàn chúa Nguyễn lo khẩn hoang, làm ruộng, đốn củi...để nuôi nhau. Còn Nguyễn Huệ, sau khi đánh dẹp xong, liền đem đại quân về Quy Nhơn, cử Đô đốc Đặng Văn Trấn ở lại giữ Gia Định
 
N

nhokdangyeu01

Câu 1

Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.

Không phải chữ Quốc ngữ hình thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ
 
S

smile_a2

6. Nguyên nhân: Vua Xiêm mượn cớ Nguyễn Ánh sang cầu cứu để đem quân xâm lược nước ta.
Diễn biến: - Cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Cử Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định tiêu diệt quân Xiêm.
- Tháng 1.1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa.
- Sáng ngày 19.1.1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục.
- Ta tấn công quyết liệt, quân Xiêm tan tác.
- Nguyễn Ánh phải sang Xiêm sống lưu vong.
Ý nghĩa: - Đập tan âm mưu xâm lược của Phong kiến Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của Tây Sơn.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 2

Tính tiến bộ
Chế định trách nhiệm dân sự trong Luật Hồng Đức là tổng thể các quy định của Luật Hồng Đức (Hay còn được gọi là Quốc Triều Hình Luật) quy định các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự của cá nhân trong thời đại phong kiến nhà Lê.

Luật Hồng Đức là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Luật Hồng Đức đuợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư duy của thời đại phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay, và một trong những nội dung đó là trách nhiệm dân sự.

Chế định trách nhiệm dân sự là nét đặc sắc, độc đáo đáng quan tâm trong Luật Hồng Đức. Mặc dù về tính chất, đây là bộ luật hình sự (Quốc triều hình luật), nhưng Luật Hồng Đức chứa đựng trong đó những yếu tố khá tiến bộ trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự, quy định, dự liệu phong phú các trường hợp về tổn thất, thiệt hại trong thực tế cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó xác định trách nhiệm hình sự và dân sự.

Chế định trách nhiệm dân sự trong Luật Hồng Đức đưa tầm vóc của bộ luật lên tầm cao hơn so với tư duy lập pháp phong kiến. Sự dự liệu sinh động, đầy tính thực tiễn của nó vẫn còn dư âm mạnh mẽ cho đến ngày nay, có ý nghĩa lớn trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự hiện đại.

Nội dung
Tại đây
 
N

nhokdangyeu01

Câu 3

chàng Lía vốn tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay), quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định ngày nay). Lía xuất thân trong 1 gia đình nghèo khổ. Là người có khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Hoài Ân, Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 5

Ý ngiax
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc
Nguyên nhân
Được nhân dân ủng hộ
Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
 
N

nhokdangyeu01

Câu 7

a. Kinh tế:
* Nông nghiệp:
- Ban bố “Chiếu khuyến nông”
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.


Chăm lo đến quyền lợi của nông dân
Gỉai quyết ruộng đất
Khắc phục nạn lưu vong, phiêu tán
* Công thương nghiệp:

Phục hồi, mở rộng các làng nghề thủ công
Mở cửa ải, thông chợ búa trong nước
- Gỉam thuế


b. Văn hóa, giáo dục:

Ban bố “Chiếu lập học”
Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước
- Lập Viện Sùng chính để dịch sách…
Quang Trung nói “Xây dựng đất nước
lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình
lấy việc tuyển chọn nhân tài làm gốc”
(Trích chiếu lập học)


Nội dung giáo dục chú trọng tính thiết thực, sáng tạo: “học ở sự nghe trông”; phương pháp giáo dục “học cho rộng ước cho gọn theo điều học biết mà làm” (Lời tâu của NguyễnThiếp)
Chữ Nôm


. Chính sách quốc phòng, ngoại giao:

Thi hành chế độ quân dịch
Củng cố quân đội về mọi mặt
- Chế tạo chiến thuyền lớn…
- Mềm dẻo với nhà Thanh nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia
 
T

thangvegeta1604

1) Vào XVIII, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái Latinh để ghi âm Tiếng Việt và đó chính là chữ Quốc ngữ.
3) Lía quê ở Quy Nhơn, xuất thân trong 1 gia đình nông dân nghèo khổ, giỏi võ nghệ và căm thù chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối nát đương thời nên đã quyết định khởi nghĩa ở Truông Mây với chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo". Cuộc khởi nghĩa rất được nhân dân ủng hộ. Tuy bị dập tắt nhưng cuộc khởi nghĩa đã làm cho triều đình nhà Nguyễn bị lung lay, đứng trước nguy cơ bị sụp đổ
4) Vì đây là những cuộc chiến tranh chỉ nhằm mục đích tranh giành quyền lực và đất nước, làm nhân dân cực khổ, làng xóm tiêu điều, xác xơ, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
 
S

satthuphucthu

Câu 1:
-Để truyền đạo,thế kỉ XVII.một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt qua thời gian dài tạo thành chữ Quốc ngữ.
Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt Nam ,trải qua một quá trình lâu dài.Giáo sĩ A-lêch-xăng đơ Rôt là người có đóng góp quan trọng trong việc này.Năm1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt -Bồ-La-tinh.
 
S

satthuphucthu

Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v.v).

Bố trí cụ thể như sau[3]:

Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v)
Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.
Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ.
Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua.
Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v
Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây.
Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này.
Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.
 
S

satthuphucthu

Câu 2:
Chế định trách nhiệm dân sự trong Luật Hồng Đức là tổng thể các quy định của Luật Hồng Đức (Hay còn được gọi là Quốc Triều Hình Luật) quy định các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự của cá nhân trong thời đại phong kiến nhà Lê.

Luật Hồng Đức là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Luật Hồng Đức đuợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư duy của thời đại phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay, và một trong những nội dung đó là trách nhiệm dân sự.

Chế định trách nhiệm dân sự là nét đặc sắc, độc đáo đáng quan tâm trong Luật Hồng Đức. Mặc dù về tính chất, đây là bộ luật hình sự (Quốc triều hình luật), nhưng Luật Hồng Đức chứa đựng trong đó những yếu tố khá tiến bộ trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự, quy định, dự liệu phong phú các trường hợp về tổn thất, thiệt hại trong thực tế cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó xác định trách nhiệm hình sự và dân sự.

Chế định trách nhiệm dân sự trong Luật Hồng Đức đưa tầm vóc của bộ luật lên tầm cao hơn so với tư duy lập pháp phong kiến. Sự dự liệu sinh động, đầy tính thực tiễn của nó vẫn còn dư âm mạnh mẽ cho đến ngày nay, có ý nghĩa lớn trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự hiện đại.
 
S

satthuphucthu

Câu 3:
Chàng Lía là một anh hùng Việt Nam người Bình Định vào thế kỉ 18, được biết đến nhiều qua miếng võ "cú nhảy cá lóc". Vì khởi nghĩa chống chúa Nguyễn thất bại nên anh đã phẫn uất mà tự sát.
 
S

satthuphucthu

Câu 6:
So sánh lực lượng, biết không thể nào đánh thẳng vào Sa Đéc hay Trà Tân được, Nguyễn Huệ liền đi xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu điểm mạnh, yếu của đối phương. Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút[15], cách Mỹ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiến.

Sau khi bí mật cho quân và tàu chiến ẩn náu ở các nơi hiểm yếu, Nguyễn Huệ lệnh cho quân đến khiêu khích. Lập tức, Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở lại giữ đại bản doanh, cử Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng phối họp; còn ông cùng với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền chiến tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn.

Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công.

Đến khoảng đầu canh năm ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút, tức thì pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Mở đầu trận đánh, hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân địch vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa... các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền địch lúc bây giờ đang bị ùn lại.

Đồng loạt, đoàn thuyền Tây Sơn từ rạch Xoài Mút, Rạch Gầm, từ trong những nhánh rạch nhỏ chảy quanh các cồn bãi, nhanh chóng kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau cù lao Thới Sơn, xông ra đánh mạnh vào hông (nhằm chia cắt đội hình) và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan. Cùng lúc ấy, quân Tây Sơn, cho những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy...

Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác. Dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lao vào cuộc chiến đấu quyết liệt. Một viên tướng quân Nguyễn về Long Hồ kể cho Mạc Tử Sinh biết: “Nguyễn Huệ đốc chiến ở phía sau, ra lệnh liều chết đánh, quân sĩ nào không quyết chiến thì chém ngay để làm răn. Vì thế các tướng sĩ đều liều, không nghĩ gì đến tính mệnh... tiến công rất là mãnh liệt”[16]

Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, đã bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy trốn về Sa Đéc, bị truy kích, lại hối hả cùng Sa Uyển dẫn vài nghìn tàn quân chạy bộ sang Chân Lạp rồi về Xiêm [17].

Riêng chúa Nguyễn Ánh vừa thấy "thế giặc mãnh liệt, không thể chống nổi" (Mạc Thị gia phả) đã cùng đoàn tùy tùng vội vã rút chạy theo sông Trà Luật ra sông Tiền rồi tìm đường sang Trấn Giang (Cần Thơ). Tại Long Hồ, Mạc Tử Sinh đưa 3 chiếc thuyền còn lại để đón chúa Nguyễn chạy sang Hà Tiên.

Còn quân bản bộ của chúa Nguyễn thì tan tác mỗi người một ngả. Viên cai cơ chỉ huy quân thủy là Nguyễn Văn Oai bị chết tại trận. Những viên tướng khác như Nguyễn Văn Thành, Tôn Thất Huy, Tôn Thất Hội...mỗi người cũng chỉ còn được dăm chục quân.
 
P

pro3182001

Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.

chữ quốc ngữ là do người phương Tây sang nước ta chuyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra
 
Top Bottom