Sử 7 [ Lịch sử 7 ] Câu hỏi ôn tập (cần có câu trả lời)

H

hdragon0111

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ trước quân Minh bị thất bại nhanh chóng?
2.Em hãy trình bày về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông
3.Vì sao quốc gia Đại Việt lại có các thành tựu lớn về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ?
4.Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong?
5.Tại sao trong thế ki XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị?
6.Vì sao nghệ thuật dân gian thế khỉ XVI-XVIII phát triển cao?
7.Nhận xét về tính chất và qui mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước.
8.Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789.
9.Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.
10.Ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi?
11.Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX có những nét đặc sắc gì so với các thế kie trước đó.
12.Những thành tựu khoa học - kĩ thuật ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì ?
:D:D:D


maidoany_nhi said:
Chú ý: Trình bày tiêu đề: [ Lịch sử + lớp ] + Tên Topic.
Nhắc nhở lần đầu, tái phạm trực tiếp del bài không cần chỉnh sửa.

Thân ~ Nhi
 
Last edited by a moderator:
T

tuananh1203

1.Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ trước quân Minh bị thất bại nhanh chóng?
Vì nhà hồ không dc sự ủng hộ của nhân dân không dựa vào dân để đánh giặc nên sử dụng quân đội thôi là chưa đủ để đánh thắng quân minh
 
N

nhokdangyeu01

Câu 2

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

-Cải cách kinh tế, xã hội, quân sự
 
N

nhokdangyeu01

Câu 4


Hội An chính là điểm “hội thủy” của hệ thống lưu vực rộng lớn sông ngòi
-Hội An là nơi tập trung nguồn thổ sản dồi dào nhất Quảng Nam
-Bên cạnh đó, Hội An còn là một thương cảng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên “con đường gốm sứ” trên vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương. Chúng đóng vai trò trung gian kép giữa vùng biển Đông Nam Á và Trung Hoa, cũng như giữa Nhật Bản và Trung Hoa trên con đường gốm sứ xuyên Thái Bình Dương trong kỷ nguyên đại thương mại của thế giới. Từ một vùng đất yên tĩnh, Hội An đã trở thành một thương cảng giữ vai trò mắt xích trung chuyển hàng hóa trọng yếu của xứ Đàng Trong nói riêng và của Việt Nam nói chung.
 
P

pro3182001

9

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.


Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:



Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.



Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.



Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.



Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.



Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.



Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.



Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.



Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.



Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.



Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.



Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.



Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 8

Những cống hiến to lớn của phong trào Tây sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 là : Trong 17 năm liên tục chiến đấu phong trào tây sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê . Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc.
 
G

giapvinh

CÂu 12:
Những thành tựu, khoa học-kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh:
- Tài năng, sáng tạo của người thợ thủ công nước ta thời bấy giờ.
 
G

giapvinh

câu 11

_ Văn nghệ dân gian phát triển phong phú dưới nhiều hình thức: tuồng, chèo, quan họ, trống quân,...
_ Tranh dân gian xuất hiện, nổi tiếng nhất là tranh Đông Hồ
_ Có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc: chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm Huế, Khuê Văn Các
_ Nghệ thuật sân khấu phát triển khắp nơi
 
G

giapvinh

Câu 10:

Kinh tế – xã hội dưới thời Nguyễn .

*Nông nghiệp:

-Khai hoang , di dân , lập ấp nên diện tích canh tác tăng.

-Chế độ quân điền không còn tác dụng .

-Không chú trọng sửa đắp đê.

-Tài chính thiếu hụt , nạn tham nhũng .

-Diện tích canh tác tăng nhưng không mang lại kết quả thiết thực do hậu quả chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ .

* Thủ công nghiệp :

-Có điều kiện phát triển,nhà Nguyễn lập xưởng đúc tiền , đúc súng , đóng tàu ; thợ giỏi sản xuất trong các xưởng của nhà nước ,khai mỏ mở rộng .

-Nghề thủ công ở thành thị và nông thôn phát triển, nhưng còn phân tán ; thợ thủ công phải đóng thuế sản phẩm rất nặng.

* Thương nghiệp:

-Buôn bán thuận lợi ; thành thị như Hà Nội, Phú Xuân, Gia Định, Hội An, Mỹ Tho, Sa Đéc …….

-Thuyền buôn nước ngoài mua bán hàng hóa nhưng bị hạn chế , từ chối buôn bán với phương Tây
 
T

thoiminh

3.
* Quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên vì:
- Có sự quan tâm của nhà nước, có những chính sách, biện pháp tích cực để khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.
- Có sự đóng góp của nhân dân.
- Có nhiều người có đức, có tài như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
- Nhân dân có truyền thống hiếu học, cần cù, thông minh
- Đất nước được thái bình, thịnh vượng.
 
G

giapvinh

câu 9.

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.


Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:



Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.



Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.



Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.



Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.



Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.



Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.



Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.



Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.



Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.



Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.



Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.



Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
 
T

thoiminh

9.Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.
- Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tản cho sự thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của quần Xiêm, Thanh. Bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của đất nước.
- Củng cố, ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước sau chiến tranh.
 
T

thoiminh

8.Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789.
Thời gian Hoạt động của phong trào Tây Sơn
Năm 1771 Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
Năm 1773 Hạ thành Quy Nhơn
Giữa năm 1774 Mở rộng địa bàn hoạt động từ Quảng Nam đến Bình Thuận
Năm 1777 Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn
Năm 1785 Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
Tháng 6 năm 1786 Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh
Năm 1788 Thu phục Bắc Hà
Năm 1789 Đại phá Quân Thanh
 
T

thoiminh

12.Những thành tựu khoa học - kĩ thuật ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì ?
*Khoa học:
- Sử học:
+ Thời Tây Sơn : Đại Việt sử ký tiền biên.
+ Thời Nguyễn: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…
- Lê Quý Đôn (1726 – 1783) là người làng Diên Hà (Thái Bình) là nhà bác học lớn của thế kỉ XVIII. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Đại Việt Thông Sử, Phủ biên tạp lục,….
- Phan Huy Chú (1782 – 1840) là người Quốc Oai (Hà Nội) là tác giả bộ “ Lịch triều hiến chương loại chí”.
- Về y học có Lê Hữu Trác, còn gọi là Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791). Ông nghiên cứu các loại cây thuốc quý của Việt Nam. Thu thập các bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm chữa bệnh cho nhân dân rồi viết thành sách.
*Kĩ thuật
- Từ thế kỷ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú đã học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý của Hà Lan.
- Các thợ thủ công nhà nước ở thời Nguyễn đã chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thử nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
 
T

thoiminh

1.Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ trước quân Minh bị thất bại nhanh chóng?
Do người thủ lĩnh chưa có sự sáng suốt kiên quyết mà còn rất nhu nhược
 
G

giapvinh

8.Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập.
 
K

kute2linh

câu 2

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

-Cải cách kinh tế, xã hội, quân sự
 
K

kute2linh

Câu 8:

Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập.
 
Top Bottom