Sử 6 [ Lịch Sử 6] Các trận đánh chống quân xâm lược

L

lan_phuong_000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là pic để chúng ta kể lại những trận đánh hào hùng, các nhân kiệt đã xuất hiện khi đất nước cần mà chúng ta đã được học trong chương trình sử 6
Để cùng nung nóng lòng yêu đất nước
Ngiêm cấm spam dưới mọi hình thức ^^
 
T

thongoc_97977

Em kể trận đánh Hai bà Trưng nhá!!!
Năm179 TCN,thì Nhà Hán chiếm Âu Lạc .Chúng ra sức giết người ,cướp của,bắt nhân dân ta phải nộp thế,len rừng xuống biển để cống nạp cho nhà Hán.Vì thế bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị nung nấu căm thù +chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị quân Hán giết
Mùa xuân năm 40,Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở Hác Môn(không rõ),làm chủ được Mê Linh,rồi từ Mê Linh tiến đánh xuống Cổ Loa,Tô Định (Thái thú quận Giao Chỉ) sợ wa phải bỏ thành cạo râu cắt tóc trà trộn vào dân thường để lẩn trốn chạy về Trung Quốc
CUỘC KHỞI NGHĨA ĐÃ GIÀNH THẮNG LỢI!!!
 
Last edited by a moderator:
T

thiennhan12

ờ thỳ cái trận nào đánh cũg hay... có cái trận Bà Triệu thỳ chán... thua thảm lun... bị mua chuộc... haizzz__ thua
 
L

lan_phuong_000

800px-Chienthangbachdang.jpg

Nhìn tấm hình này cắc ai cũng biết đây là trận chiến trên sông Bạch Đằng
Có ai có thể kể cho minh nghe lại câu chuyện này không nhỉ?
 
N

nguyenhd99

để mình kể diễn biến cho nghe:
Cuối năm 938, quân Nam Hán kéo vào nước ta theo hướng sông Bạch Đằng.
Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, quân giặc hăm hở đuổi theo và lọt vào trận địa phục kích của ta, quân ta từ nhiều phía đổ ra đánh-> thuyền giặc xô vào bãi cọc vỡ tan tành. Số còn lại phần do bị giết, phần chết đuối, thiệt hại quá nửa. Lưu Hoằng Tháo bị thiệt mạng trong đám tàn quân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN KẾT THÚC THẮNG LỢI. KẾT THÚC ÁCH ĐÔ HỘ MỘT NGHÌN NĂM ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC(và kết thúc chương trình Lịch Sử lớp 6
 
L

lan_phuong_000

Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nc triều đang lên.
Lưu Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà kg bik
Nc triều bắt đầu rút. Ngô Quyển hạ lệnh dốc toàn lực lượng ra đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống kg nổi phải tút chạy ra biển
Đúng lúc nc triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên, Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại vì thuyền to nặng nên kg sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa.Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.
(Nguồn: sgk sử 6)

p/s: còn nhiều trận rất hay các bạn post lên tiếp để chúng ta cùng ôn lại lsử hào hùng của dân tộc Việt Nam đi nào!
 
N

nguyenhd99

mình thì ko post ảnh lên được nên đánh bằng chữ
images


Cuộc khởi nghĩa BÀ TRIỆU
 
Last edited by a moderator:
T

taianhpro000

vậy bây giờ ai có thể kể cho mọi người trận chiến trên sông như nguyệt chống quân tống năm 1077 nào
 
Y

yenngay

Được thôi nhưng mình kể hơi dài đó:
Từ năm 1068, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.Lý Thường Kiệt được triều đình giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông chủ trương ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.Cuối năm 1075 ,Lý Thường Kiệt chia quân thành hai ngả bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của chúng ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về.
Về nước , ông cho xây dựng phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt . Biết tin, vua tôi nhà Tống vội vã tiến hành xâm lược nước ta.Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn nhựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của tướng Quách Quỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là một thành lũy rất kiên cố.
Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thủy tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.
Lý Thường Kiệt lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy
Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Quách Quỳ vội vã chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước.
Nên độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
Nhớ thanks nha!!!
 
Last edited by a moderator:
Y

yenngay

nhân đay mình kể tiếp cuộc kháng chiến chống quan Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
Lợi dụng tình hình không ổn của triều đình nhà Đinh, quân Tống sang xâm lược nước ta .Biết được âm mưu đó Thái hậu họ Dương bèn mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi gánh vác việc nước.
Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường bộ và thủy tiến vào nước ta. Quân thủy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.
Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền ra chống giặc ở Bạch Đằng. Ông cho quân cắm cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền địch. Cuối cung quân thủy bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quyết liệt ở ải Chi Lăng, buộc chúng phải rút quân. Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt địch. Quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
Thấy hay thì thanks giùm em nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
I

ilovemyfriendforever

nhân đay mình kể tiếp cuộc kháng chiến chống quan Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
Lợi dụng tình hình không ổn của triều đình nhà Đinh, quân Tống sang xâm lược nước ta .Biết được âm mưu đó Thái hậu họ Dương bèn mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi gánh vác việc nước.
Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường bộ và thủy tiến vào nước ta. Quân thủy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.
Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền ra chống giặc ở Bạch Đằng. Ông cho quân cắm cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền địch. Cuối cung quân thủy bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quyết liệt ở ải Chi Lăng, buộc chúng phải rút quân. Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt địch. Quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
Thấy hay thì thanks giùm em nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


Mọi người chú ý,khi trình bày về một cuộc khág chiên,một cuộc chiến tranh nên là đủ các phần sau:
-Nguyên nhân(hay hoàn cảnh).
-Chủ trương,cách đánh của địch-ta(nếu có).
-Diễn biến.
-Kết quả-ý nghĩa.
-Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.
-Có thể nhận xét cách đánh nếu thấy cần thiết
 
T

taianhpro000

các bạn i bít diễn biến trận đánh nào thì kể cho mọi người cùng xem nha
tks các bạn!!!!!!!!!!@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
Y

yenngay

Khởi nghĩa Lý Bí
Diễn biến:Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con trai là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì (Hà Nội)có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều...
Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh) chạy về Trung Quốc.
Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đần áp. Nghĩa quân chủ đọng kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu ( Quảng Ninh).
Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết.
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế(Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch(Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức(đức trời);thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
nhớ thanks nha!
 
N

namnam6a3

giới thiệu sơ lược

Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ra dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng, Đinh Công Tráng đã cùng các đồng chí của mình đã chọn Ba Đình làm căn cứ kháng chiến lâu dài.

Khởi nghĩa Ba Đình nổ ra dưới sự chỉ huy chính của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và một số tướng lĩnh khác.
Thủ lĩnh

Đinh Công Tráng (1842-1887):

Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842), quê ở làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).

Là một người yêu nước, nên khi quân Pháp đến xâm chiếm, đang làm chánh tổng, Đinh Công Tráng đã rời quê gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm. Khi Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cầm cự với Henri Rivière, Đinh Công Tráng đã tham gia trận đánh ở Cầu Giấy. Nhờ có kinh nghiệm chiến đấu, ý chí dũng cảm và tư chất thông minh nên ông đã trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Phạm Bành (?-1887)

Phạm Bành là một viên quan chủ chiến, quê ở làng Tương Xá (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã treo ấn từ quan về quê vận động sĩ phu và nhân dân khởi nghĩa. Trong cuộc khởi nghĩa này, ông là người đứng thứ hai sau Đinh Công Tráng.
[sửa] Căn cứ Ba Đình

Căn cứ Ba Đình cách huyện lỵ Nga Sơn 4 km, tây bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.

Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia.

Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3 m, chân rộng 8 đến 10m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vững chắc có những khe hở làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400 m, dài 1.200 m. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lương thực và vận động khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theo hình chữ “chi”, nhằm hạn chế thương vong.Nghĩa quân cuộc Khởi nghĩa Ba Đình bị bắt
Mục lục
[xem]

Ở mỗi làng, tại vị trí ngôi đình được xây dựng một đồn đóng quân. Ở Thượng Thọ có đồn Thượng, ở Mậu Thịnh có đồn Trung và ở Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến cho nhau khi bị tấn công, đồng thời cũng có thể chiến đấu độc lập. Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ 19. Ngoài Ba Đình, còn có các căn cứ hỗ trợ: căn cứ Phi Lai của Tống Duy Tân và Cao Điển, căn cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao.

Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam...Chính vì vậy, mà quân Pháp rất quyết tâm đánh dẹp.
Tổ chức biên chế

Lực lượng nghĩa quân Ba Đình có lúc đông tới hai vạn người, tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.
Diễn biến

Nghĩa quân của Đinh Công Tráng đã đánh nhiều trận giành thắng lợi. Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

Từ 18 tháng 12 năm 1886 đến 20 tháng 1 năm 1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình[1]. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa.

Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại đối phương đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã tỏ ra mưu trí dũng cảm, nhưng vì hỏa lực mạnh của đối phương nên nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều.

Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở một con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút lên căn cứ Mã Cao.

Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi triệt hạ luôn đồn này vào 2 tháng 2 năm 1887.

Sau đó, một số đông nghĩa rút lên Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa sáp nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Kết cục, các thủ lĩnh Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát...còn Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Tháng 10 năm 1887, vì tham tiền thưởng, viên lý trưởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.
Giá trị lịch sử
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao. Chính người Pháp đã phải thừa nhận “1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã chọn tên Ba Đình để đặt cho Quảng trường Ba Đình, nơi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Nguồn wikipedya
 
T

taianhpro000

hy vọng các bạn sẽ cố gắng tìm thêm nhiều tài liệu hơn nữa nhưng mọng các bạn chú ý:khi trình bày về một cuộc khág chiên,một cuộc chiến tranh nên là đủ các phần sau:
-Nguyên nhân(hay hoàn cảnh).
-Chủ trương,cách đánh của địch-ta(nếu có).
-Diễn biến.
-Kết quả-ý nghĩa.
-Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.
-Có thể nhận xét cách đánh nếu thấy cần thiết
__________________
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

các bạn soạn bài j mà dài thế
thế rồi ko ai ra câu hỏi hết ah
ra đi meotamky_1998
và taianhpro000
với lại hai bạn sao ko qua lịch sử 7 cảu chúng mình trả lưòi vậy
 
M

meotamky1998

Xin lỗi các bạn nhé, sự thật dạo này đầu năm học hơi căng nên tớ ko có nhiều thời gian để lên lắm, trong thời gian tới tớ sẽ lập 1pic ôn tập kiến thức lớp 6,7 (mỗi lớp 1 pic) các bạn tham gia nhé
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

ko sao đâu các bạn ra câu hỏi típ đi
để nó đứng đầu các pic của tháng
chứ đừng để ai nói môn lịch sử của chúng ta khô khan như cát bụi ko một chút nước
mà cũng tại vào năm học nên thời gian lên hm này bị ít đi đúng ko nào?
 
S

satthuphucthu

800px-Chienthangbachdang.jpg

Nhìn tấm hình này cắc ai cũng biết đây là trận chiến trên sông Bạch Đằng
Có ai có thể kể cho minh nghe lại câu chuyện này không nhỉ?
Ngô Quyền là vị vua họ Ngô đầu tiên của nước ta. Ông là người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập, tự chủ mới cho nước ta

Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Tây) cùng quê với Phùng Hưng. Ông là con trai của Ngô Mân từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ, Ngô Quyền đã sống trong truyền thống yêu nước của quê hương.

Bối cảnh lịch sử

Năm 923, Ngô Quyền đã nhận lời mời về làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ và Dương Đình Nghệ đã gửi gắm nhiều hy vọng ở người hào trưởng trẻ tuổi này. Ông gả con gái cho Ngô Quyền và giao cho Ngô Quyền cùng hơn 3.000 quân ngày đêm tập luyện võ nghệ, xây dựng lực lượng. Năm 931, Dương Đình Nghệ cử Ngô Quyền làm tướng tiên phong cùng ông tiến ra Giao Châu đánh đuổi quân Nam Hán và tổ chức phòng thủ thành Đại La. Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ lên nắm chính quyền, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ giao cho trấn giữ vùng Châu Ái.

Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Đến tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thấy thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Lưu Cung lập tức điều động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ thống lĩnh đại quân tiến đánh Giao Châu. Theo kế hoạch, ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách cố thủ ở thành Đại La chờ quân Nam Hán vào, rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.

Không thể vừa đánh thù trong, vừa dẹp giặc ngoài. Nhân thời cơ Nam Hán đang điều quân, Ngô Quyền đã cho đạo quân do Dương Tam Kha- con Dương Đình Nghệ và Ngô Xương Ngập con trưởng của Ngô Quyền gấp rút đem quân tiến đánh thành Đại La. Đao quân đã nhanh chóng công thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn trước khi quân Nam Hán kịp tiến vào.

Chiến thắng Bạch Đằng

Dẹp xong nội loạn, Ngô Quyền vào thành họp bàn với các tướng lĩnh về kế hoạch chống ngoại xâm. Thành Đại La trở thành trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai. Hào kiệt bốn phương đem quân hội tụ về Đại La dưới cờ đại nghĩa của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
Tại đây, một kế hoạch chiến đấu mưu trí và chắc thắng đã được Ngô Quyền và các tướng lĩnh bàn định và thông qua. Trong một cuộc họp bàn, với lòng tự tin và làm chủ tình thế, Ngô Quyền đề ra ý kiến như sau:

"Hoằng Thao là một đứa trẻ, lại đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe Kiều Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song giặc có lợi về thuyền chiến, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nhưng ta sẽ cho người đem theo cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt đầu nhọn bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bây giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hay hơn kế ấy cả".

Sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là giao thông quan trọng từ biển Đông vào đất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông. Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có nhiều nhánh sông phụ đổ vào. Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh.

Theo kế hoạch của Ngô Quyền, quân và dân ta lặn lội mưa rét, ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc. Hàng nghìn cây gỗ lim, sến, đầu được vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuống hai bên bờ sông (quãng cửa Nam Triệu hiện nay) thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn.


Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Hoằng Tháo còn trẻ, chưa có kinh nghiệm đánh trận, tính tình hung hăng và rất chủ quan đã kéo đoàn binh thuyền tiến thẳng về phía cửa biển Bạch Đằng. Cùng lúc đó, cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng áp sát biên giới nước ta và đóng tại trấn Hải Môn (huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc).

Theo Đại Việt sử ký toàn thư “ khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu".

Đầu tiên, quân ta cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến rồi vờ thua dụ địch đi sâu vào trong cửa biển, qua bãi cọc. Đến khi thủy triều rút Ngô Quyền mới ra lệnh cho đoàn thuyền cùng toàn bộ quân phục kích ở hai bên bờ xông lên đánh trả quyết liệt. Quân Nam Hán bị tập kích bất ngờ từ tứ phía: trước mặt, sau lưng, dưới nước, trên bờ không kịp trở tay. Số lớn thuyền chiến của địch đã bị cọc bịt sắt đâm thủng, bị va vào nhau mà chìm đắm. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.

Cuộc chiến với quân Nam Hán diễn ra và kết thúc trong 1 ngày, từ lúc thủy triều lên đến khi thủy triều xuống.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Chiến thắng đã giúp phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta.

Mùa xuân năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng vương lấy hiệu là Ngô Vương Quyền, thành lập một vương quốc độc lập. Chọn kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa làm kinh đô nước Việt để tỏ ý nối tiếp truyền thống của các vua Hùng, vua Thục.
nguồn gôgle
 
Top Bottom