Sử 12 [Lịch sử 12] So sánh Hiệp định Gionever vs hiệp định Paris

C

caheosua

về cơ bản thì hiệp định Giơ ne vơ và hiệp định Pari có nội dung giống nhau
khác nhau :
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ bầu cử tại Việt Nam có sự can thiệp (giám sát của liên hợp quốc)
còn hiệp định Pari nhân dân tự quyết định tương lai không có sự can thiệp của nước ngoài
+ Hiệp định Pari còn yêu cầu Hoa Kì phải có trách nhiệm tham gia đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh đã gây ra cho Việt Nam.
+ Ý nghĩa
- Hiệp định giơ ne vơ đánh dấu thắng lợi to lớn nhưng chưa trọn vẹn vì chỉ giải phóng được nửa đất nước, cho nước ta 1 số kinh nghiệm quý trong chiến tranh ngoại giao
-Hiệp định Pari đánh dấu thắng lợi to lớn của nước ta, chấm dứt hoàntoanfachs thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, tao tiền đề cho quân ta đi tới thắng lợi cuối cùng.
 
H

hocmai.lichsu

Về vấn đề so sánh Hiệp định Pari và Hiệp định Giơ ne vơ, cần lưu ý những nội dung căn bản sau:
Giống nhau:
- Đều buộc các nước lớn phải công nhận 4 quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Đều đưa đến hòa bình trở lại cho miền Bắc.
- Ta đều có thắng lợi lớn trên chiến trường.

Khác nhau:
Tính chất:
Hiệp định Giơ vevo: Hiệp định về Đông Dương.
Hiệp định Pa-ri: Hiệp định về Việt nam.
Thành phần:
Hiệp định Giơ-ne-vơ: Hiệp định quốc tế có sự tham gia và chi phối của rất nhiều nước lớn và các tổ chức chính trị.
Hiệp định Pa-ri: 4 bên nhưng thực chất là 2 nước: Việt Nam và Hoa Kì.
Nội dung đạt được.
Hiệp định Giơ-ne-vơ: Không phản ánh đúng thắng lợi mà ta đạt được trên chiến trường.
Hiệp định Pa-ri: Phản ánh dầy đủ thắng lợi mà ta đạt được trên chiến trường.
Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp rút nhưng Mĩ vào thay thế.
Hiệp định pa-ri: Mĩ rút và không có nước nào vào thay thế.
Saui hiệp định Giơnevo: Miền Bắc lại có chiến tranh.
Sau hiệp định Pa-ri: Miền Bắc có hòa bình vĩnh viễn.
Về thời hạn rút quân:
Hiệp định Giơ-ne-vơ: Quy định Pháp rút sau 18 tháng.
Hiệp định Pa-ri: Thời hạn rút quân là 2 tháng.
Sau hiệp định Giơ ne vơ đất nước bị chia cắt làm hai miền nhưng Hiệp định Pari đã mở thơi cơ cho ta tiến lên tổng phản công và thống nhất đất nước.
Hiệp định Pa-ri là đỉnh cao trong nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của ta.

Chúc em thành công!
 
R

runlive

theo mình thì trả lời theo kiểu cấu trúc :))
*hai bản hiệp định giơnevo(21/7/1954) và hiệp định pari(27/1/1973) đều là những văn kiện quốc tế lịch sử quan trọng,nó đã thể hiện sự khéo léo của ta trong sự kết hợp giữa quân sự và ngoại giao,chiến thắng của quân sự đã không ngừng củng cố sức mạnh của ta trên bàn đàm phàn,bà những thắng lợi quan trọng trên bàn đàm phán là để khẳng định sức mạnh quân sự và tất cả những chiến thắng đó đều hướng tới 1 mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc,mà ta có 2 bản hiệp định trên được kí kết trong 2 thời kì khác nhau,nên do đó chúng sẽ có những điểm giống và khác nhau,cụ thể là:
-sự giống nhau giữa 2 bản hiệp định
+2 bản hiệp định đều đã buộc các nước đế quốc công nhận chủ quyền,độc lập của dân tộc việt nam.
+đó đều là thừa nhận về sự thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược việt nam với âm mưu biến nước ta thành 1 nước thuộc địa,và rút quân khỏi việt nam
+buộc các nước đế quốc xâm lược,chấm dứt mọi hoạt động quân sự,và không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
-sự khác nhau
+Trong bản hiệp định giơnevo thực dân pháp đã chưa hoàn toàn tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ta,bởi vì bản hiệp định chưa công nhận tính thống nhấn của đất nước ta,theo đó nước ta vẫn tiếp tục bị chia cắt làm 2 miền bắc nam,ta tiến hành tập chung lực lượng từ vĩ tuyến trở ra bắc,và pháp tập trung lực lương từ vĩ tuyến 16 trở vào nam,và pháp sẽ rút dần lực lượng ra khỏi miền nam việt nam trong vòng 2 năm(đây chính là nguyên nhân tạo lên hệ quả tất yếu cho pháp tạo điều kiện cho mĩ thế chân vào cuộc chiến tranh xâm lược việt nam)
Còn bản hiệp định pari,đã buộc MỸ phải công nhận 1 cách toàn diện về các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập,chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,do đó lực lượng của mỹ và quân đồng minh đã phải phá huy mọi căn cứ quân sự,rút quân về nước ngay sau khi hiệp định Pari có hiệu lực
+Trong hiệp định pari còn nhiều hạn chế,bởi ta chưa thể tạo ra 1 bước ngoặt mới quyết định trên lĩnh vực ngoại giao,từ 2 nước thù địch với nhau việt nam với pháp tiến tới thiết lập mối quan hệ bình đẳng hóa(trong nội dung bản hiệp định)
Hiệp định Pari đã đánh dấu 1 bước ngoặt mới trên lĩnh vực ngoại giao của Việt nam khi đã tiến hành thiết lập mối quan hệ bình đẳng với MỸ,theo đó đã khẳng định được vị thế của việt nam trên trường quốc tế
*2 bản hiệp định trên là sự minh chứng hùng hồn cho những thắng lợi vang dội của dân tộc ta trước sự xâm lăng của kẻ thù,là kết quả thể hiện sự tài tình tinh hoa trong việc kết hợp đấu tranh giữa 3 mặt trận quân sự chính trị và ngoại giao.:D
 
H

hain92

Hiệp định Pari ký ngày 23/1/1973(sau hiệp định Mỹ và các nước đồng minh cam kết rút hết quân về nước sau 60 ngày,ngày 29/3/1973 toán lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam nhưng vẫn còn 2 vạn cố vấn quân sự,Mỹ tiếp tục chi viện cho chính quyền Sài Gòn đây là hành động tiếp tục cho cuộc chiến "Việt Nam hóa chiến tranh"của Níchxơn).Hiệp định Giơnevơ ký ngày 21/7/1954(sau chiến thắng Điện Biên Phủ,sau hiệp định Mỹ thay chân Pháp tiến hành xâm lược Đông Dương).
 
Last edited by a moderator:
H

hoivo007

Điểm giống nhau giữa hai hiệp định cùng ký vào một ngày nhưng khác năm:
Hiệp định Pari ký ngày 27/1/1973(sau hiệp định Mỹ và các nước đồng minh cam kết rút hết quân về nước sau 60 ngày,ngày 29/3/1973 toán lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam nhưng vẫn còn 2 vạn cố vấn quân sự,Mỹ tiếp tục chi viện cho chính quyền Sài Gòn đây là hành động tiếp tục cho cuộc chiến "Việt Nam hóa chiến tranh"của Níchxơn).Hiệp định Giơnevơ ký ngày 27/1/1954(sau chiến thắng Điện Biên Phủ,sau hiệp định Mỹ thay chân Pháp tiến hành xâm lược Đông Dương).
(Bằng lòng yêu nước nồng nàn,tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc,nhất là sự lãnh đạo sdáng suốt của cụ Hồ và Đảng nhan dân ta đã đánh thắng quân xâm lược đáng ghét :)))

buồn cho cô giáo dạy sử của bạn thật, cô ấy mà đọc được chắc cô ấy bỏ nghề luôn đấy. dám tuyến bố câu xanh rờn :(Điểm giống nhau giữa hai hiệp định cùng ký vào một ngày nhưng khác năm
 
I

ilovemyfriendforever

HĐịnh giơ ne vơ kì ngày 21/7/54 bạn ạ.Còn Pari ký ngày 27/1/73.Số “1” và “7” đổi chỗ cho nhau thôi,bạn nhớ nhầm rồi.haizz.
 
Top Bottom