Sử [lịch sử 12] một số bài tập tham khảo phục vụ thi Đại học- cao đẳng 2011-2012

M

meongocxi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: sự lựa chọn con đường cứu nước của cách mạng Việt Nam được phản ánh như thế nào qua 3 tổ chức cách mạng: hội Việt Nam cách mạng thanh niên , Đảng Tân Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng?

BV:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp , mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp lên cao, xã hội VN ngày càng phân hóa sâu sắc. Bên cạnh những giai cấp cũ như địa chủ, công nhân , nông dân đã xuất hiện những giai cấp mới như tư sản, tiểu tư sản. Các giai cấp, tầng lớp này đã từng bước bước lên vũ đài chính trị , đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam . Sự phát triển phong trào yêu nước , phong trào công nhân ở nước ta dần dần dẫn tới sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách mạng : VNCMTN, TVCMĐ, VN quốc dân Đảng. Ba tổ chức này đại diện cho 3 giai cấp khác nhau với con đường cứu nước khác nhau. Cách mạng VN sẽ chỉ lựa chọn con đường nào là con đường đúng đắn nhất , lôi cuốn đông đảo nhân dân đi theo.

Hội VNCMTN là 1 tổ chức đi theo khuynh hướng vô sản do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện . Nó lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng với mục tiêu rõ ràng là cứu nước , đồng thời cứu dân giải phóng dân tộc , giải phóng con người. Hội VNCMTN có tổ chức chặt chẽ , hạt nhân là cộng sản đoàn , ra báo Thanh niên mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ rồi đưa họ vào con đường vô sản hóa, trang bị , truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về trong nước và phong trào công nhân. Nhờ những ưu điểm đó mà hội VNCMTN có sức sống, có khả năng xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước , tập hợp phong trào đó đi theo con đường cách mạng vô sản. Nửa sau 1929, sau khi hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của nó là tổ chức tiền thân của Đảng, hội VNCMTN tan rã cho ra đời Đông Dương cộng sản Đảng , An Nam cộng sản Đảng . Đây là 2 tổ chức cộng sản về sau hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam

Tân Việt cách mạng Đảng là 1 tổ chức của trí thức tiểu tư sản Việt Nam. Tầng lớp này lại nhỏ bé, không có hệ tư tưởng riêng, dễ ngả nghiêng dao động. Nó không có mục tiêu rõ ràng , tổ chức lỏng lẻo , lực lượng tham gia phức tạp, kết nạp cả tiểu thương , tiểu chủ, học sinh , sinh viên. Vì những hạn chế đó Tân Việt cách mạng Đảng không có khả năng xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước , không thể đại diện cho dân tộc VN trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Việt Nam quốc dân Đảng là 1 tổ chức của giai cấp tư sản Việt Nam. Giai cấp này ở nước ta lại nhỏ bé, bị chèn ép , không có hệ tư tưởng riêng, lấy chủ nghĩa tam dân làm nền tảng tư tưởng , mục tiêu chung chung " trước làm cách mạng dân tộc, sau làm thế giới cách mạng", tổ chức lỏng lẻo , thành phần tham gia rất phức tạp , kết hợp các binh lính , tiểu thương, tiểu chủ...Vì những hạn chế đó Việt Nam quốc dân Đảng không thể xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước , không thể lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc cứu nước và cứu dân. Ngày 9/2/1930 cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân Đảng phát động đã thất bại. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đồng thời là sự chấm dứt hoàn toàn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Trong bối cảnh đó Đảng cộng sản VN ra đời trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở nước ta thành Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam mà tiền thân là hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Đông Dương cộng sản liên Đoàn. Sự ra đời của Đảng cộng sản VN đầu 1930 chứng tỏ sự thắng thế hoàn toàn của con đường cứu nước theo hệ tư tưởng vô sản , sự lựa chọn đúng đắn con đường cứu nước của cách mạng VN.


bài viết tham khảo: gsư . Trịnh Đình Tùng
 
M

meongocxi

câu 2: Thông qua diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931, chứng minh đây là cuộc đấu tranh có quy mô lớn, có hình thức đấu tranh quyết liệt và có tổ chức cách mạng triệt để.

BV


Giữa lúc phong trào đấu tranh của quần chúng đang lên cao , Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới . Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng 8/1945. Phong trào diễn ra với quy mô rộng lớn, có hình thức đấu tranh quyết liệt và có tính chất cách mạng triệt để

Phong trào diễn ra trong suốt những năm 1930-1931 và lan rộng ra phạm vi toàn quốc , bao trùm cả 3 miền Bắc Trung Nam . Ở Bắc Kì có cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải ( Thái Bình) , Duy Tiên, Bình Lục ( Hà Nam) , cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định , công nhân các nhà máy ở Hải Phòng . Ở Trung Kì , tháng 10/1930 có cuộc đấu tranh của nông dân huyện Đức Phổ , Sơn Tịnh ( Quảng Ngãi) . Ở Nam Kì có cuộc đấu tranh của nông dân ở Bà Chiểu ( Sài Gòn) , Chợ Lớn , Cao Lãnh ( Sa Đéc) . Trong cả nước tính riêng tháng 9, 10/1930 có tới 362 cuộc đấu tranh của công nhân , nông dân.

Phong trào thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân trong đó chủ yếu là công nhân , nông dân như : cuộc bãi công của 3000 công nhân Phú Riềng , 4000 công nhân Nam Định, biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên.

Các cuộc đấu tranh trong giai đoạn này không lẻ tẻ , riêng rẽ như trong thời gian trước , mà có sự lãnh đọa tập trung , bước đầu đã có sự liên kết chặt chẽ giữa phong trào của công nhân- nông dân . Đây là phong trào đầu tiên có sự giúp đỡ, liên kết , của 2 giai cấp tiêu biểu . Ngày 1/5/1930 , công nhân nhà máy diêm cưa Bến Thủy đã cùng hàng ngàn nông dân các nước lân cận thị xã Vinh biểu tình, thị uy giương cao khẩu hiệu: " tăng tiền lương, giảm bớt giờ làm, giảm sưu thuế, thi hành luật lao động ". Sang tháng 9 phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở 2 tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh . Những cuộc biểu tình của nông dân có tự vệ vũ trang với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện , tỉnh lị đòi giảm sưu thuế . Các cuộc đấu tranh này được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.

Qua thực tiễn đấu tranh Đảng ta đã xây dựng được khôi liên minh công - nông -nhân tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 . Và đây là phong trào đấu tranh có quy mô rộng lớn nhất so với các phong trào trước đó.

Đây còn là cuộc đấu tranh sử dụng nhiều hình thức đấu tranh quyết liệt . Phong trào sử dụng hình thức từ thấp đến cao, mít tinh, biểu tình, bãi khóa, bãi công , phá nhà lao , bao vây huyện đường , kết hợp biểu tình thị uy với khởi nghĩa vũ trang , xuất hiện hình thức sơ khai của kẻ thù , thiết lập chính quyền cách mạng Xô Viết _Nghệ Tĩnh.

Đây là phong trào đấu tranh mang tính chất triệt để . Phong trào nhằm đúng 2 kẻ thù của cách mạng là đế quốc và phong kiến . Khẩu hiệu " độc lập dân tộc" và " người cày có ruộng" kết hợp với "đả đảo chủ nghĩa đế quốc" " đả đảo chế độ phong kiến" mà đỉnh cao là sự ra đời của chính quyền Xô Viết tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh . Các Xô Viết , đã thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động , điều hành mọi mặt đời sống xã hội. Đây là chính quyền đầu tiên mang lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân , chính quyền của dân, do dân và vì dân . Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa , nhưng hình ảnh các Xô Viết sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam , nó mãi thôi thúc ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân

Như vậy có thể nói phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc đấu tranh có quy mô lớn, có hình thức đấu tranh quyết liệt và tính chất cách mạng triệt để . Phong trào để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và nó là cuộc tập dượt đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945
 
M

meongocxi

câu 3: tại sao nói phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập lần nhất cho tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

BV

Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết _Nghệ Tĩnh , mặc dù cuối cùng bị thất bại nhưng nó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 . Những gì mà phong trào làm được là những thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp theo của cách mạng nước ta . Phong trào đã tạo ra những nhân tố đầu tiên đảm bảo cho thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập về năng lực lãnh đạo của Đảng . Năng lực lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở chỗ Đảng đã đề ra được đường lối cách mạng VN ..Phong trào đã khẳng định trên thực tế đường lối cách mạng mà Đảng cộng sản VN đề ra là hoàn toàn đúng đắn , với hai khẩu hiệu chiến lược" độc lập dân tộc " và " người cày có ruộng". Đường lối của Đảng đã giải quyết được triệt để các mâu thuẫn trong xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đại bộ nhận nhân dân lao động VN nên được đông đảo quần chúng tin tưởng đi theo. Năng lực lãnh đạo của Đảng còn được thể hiện ở chỗ Đảng đã tập hợp được lực lượng đông đảo trong các phong trào đấu tranh . Qua phong trào này uy tín của Đảng được xác lập trong quần chúng.

Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập về hình thức tập hợp lực lượng cách mạng. Trong thực tế Đảng đã xây dựng được khối liên minh công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác tạo nên sức mạnh lật đổ ách thống trị của đế quốc phong kiến tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy diêm cưa Bến Thủy kết hợp với công nhân Vinh ; ngày 12/8 cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên có sự ủng hộ của công nhân Vinh- Bến Thủy.

Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên về phương thức giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng . Phong trào sử dụng nhiều hình thức đấu tranh quyết liệt từ thấp đến cao, mít tinh, biểu tình, bãi khóa, bãi công , phá nhà lao, bao vây huyện đường , kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ....Qua phong trào ta thấy quần chúng khi đã sôi sục căm thù đế quốc và phong kiến họ sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền

Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên về xây dựng chính quyền nhân dân -1 hình thức chính quyền kiểu mới. Đây là lần đầu tiên quần chúng sáng tạo ra một chính quyền mới , 1 mô hình xã hội mới ở nước ta, đó là chính quyền được thành lập theo kiểu Xô Viết. Chính quyền đó ban hành các chính sách bảo đảm quyền lợi mọi mặt cho nhân dân lao động , đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Phong trào cách mạng 1930-1931 đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng , xây dựng khối liên minh công nông và mặt trân dân tộc thống nhất về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Phong trào tuy thất bại nhưng nó chứng tỏ được tinh thần oanh liệt, năng lực cách mạng của nhân dân VN, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đúng như câu nói của chủ tịch HCM" tinh thần anh dũng của nó luôn luôn nồng nàn trong tâm hồn của chúng ta và nó mở đường cho thắng lợi về sau" , đồng chí Lê Duẩn nhận xét : trực tiếp mà nói nếu không có cao trào cách mạng 1930-1931 trong đó quần chúng công- nông đã ra một nghị lực cách mạng phi thường thì không có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936-1939 và cách mạng tháng Tám"

Như vậy xét trên tất cả các mặt thì phong trào cách mạng 1930-1931 thực sự là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho thành công của cách mạng tháng Tám 1945.
 
L

lmissyou23

hay quá, chị post thêm bài đi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
M

meongocxi

câu 4: Trình bày và nhận xét phương hướng tiến công chiến lược của bộ đội Việt Nam trong Đông -Xuân 1953-1954 và mùa hè 1954

BV

Phương hướng tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954 là những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch đang có nhiều sơ hở . Hướng tiến công trên đây nhằm vào nơi địch yếu xong lại có tầm quan trọng về mặt chiến lược . Đó là hướng hoạt động chủ yếu của ta trong Đông -Xuân 1953-1954 được xác định tại hội nghị chính trị tháng 9/1953. Hướng tiến công này có tác dụng phá kế hoạch nhằm phá vỡ kế hoạch Nava. Bản chất của kế hoạch quân sự Nava là một kế hoạch tập trung binh lực . Trên thực tế Pháp đã đưa lực lượng cơ động chiến lược ở Đông Dương lên 84 tiểu đoàn và tập trung về đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn. Với khối cơ động chiến lược mạnh đó, Nava dự kiến sẽ thực hiện tiến công chiến lược theo hai bước trong hai khoảng thời gian khác nhau ở 2 khu vực Nam và Bắc vĩ tuyến 18, nhằm giành lại thế chủ động chiến lược đã mất và kết thúc chiến tranh trong 18 tháng.

Việc thực hiện hướng tiến công của ta buộc thực dân Pháp phân tán lực lượng đối phó , giữ những địa bàn chiến lược quan trọng mà chúng không thể bỏ, làm cho khối cơ động chiến lược bị chia thành nhiều nơi : đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha Bang và Plâyku). Kế hoạch Nava bị đảo lộn , không thể thực hiện được như dự kiến, muốn tập trung nhưng lại phải phân tán binh lực, muốn giành thế chủ động nhưng lại bị động đối phó, muốn tiến công nhưng lại lúc sâu vào thế phòng ngự.

Hướng tiến công chiến lược của ta đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng của địch. Kế hoạch quân sự Nava cần phải tập trung binh lực nhưng bản chất của chiến tranh xâm lược thuộc địa lại đòi hỏi phải phân tán binh lực để chiếm đất , chiếm dân nhất là ở những nơi quan trọng . Tóm lại hướng tiến công chiến lược của ta trong Đông -Xuân 1953-1954 có tác dụng giữ vững và phát huy thế tiến công chiến lược của ta đã giành được từ chiến dịch Biên Giới thu đông 1950, không chỉ trên chiến trường chính Bắc Bộ mà trên toàn bộ chiến trường Đông Dương , đồng thời có tác dụng trực tiếp phá vỡ kế hoạch Nava buộc địch phải điều chỉnh kế hoạch Nava , chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính , xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Mùa hè 1954 , hướng tiến công chiến lược của ta là tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ. Đây là nơi mạnh nhất của địch , đồng thời cũng là một địa bàn chiến lược bậc nhất ở Đông Dương. Như vậy hướng tiến công chiến lược của ta có sự thay đổi từ chỗ đánh vào nơi địch yếu đến chỗ đánh vào nơi địch mạnh nhất, mở chiến dịch Điện Biên Phủ là quyết định đúng đắn của Bộ chính trị , họp tại hội nghị tháng 12/1953 . Quyết định này dựa trên cơ sở sự phân tích khoa học về tình hình ta và địch . Bộ chính trị nhận rõ âm mưu nguy hiểm của địch trong việc chiếm đóng Điên Biên Phủ , đồng thời cũng thấy được những chỗ yếu cơ bản của nó. Đây là sản phẩm của thế bị động về chiến lược , Điện Biên Phủ nằm sâu giữa vùng rừng núi Tây Bắc hiểm trở, chỉ có đường tiếp tế duy nhất là đường không nên rất dễ bị bao vây, cô lập. Về phía ta, Bộ chính trị cũng nhận thấy có những khó khăn lớn về vận chuyển tiếp tế nhưng ta có khả năng khắc phục được.

Để có thế thắng địch ở Điện Biên Phủ ta đã tập trung lực lượng tới mức áp đảo , đồng thời huy động sức mạnh của hậu phương đảm bảo cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho tiền tuyến với khẩu hiệu " tất cả cho tiền tuyến , tất cả để chiến thắng" . Mặt khác cơ sở giành thắng lợi của ta còn ở cách đánh . Phương châm tác chiến lúc đầu là đánh nhanh, giải quyết nhanh, nhưng khi địch đã tăng cường phòng ngự ta đã đổi phương châm tác chiến thành " đánh chắc, tiến chắc" đồng thời kéo dài thêm thời gian chuẩn bị để đảm bảo đánh chắc thắng.

Việc chọn hướng tiến công chiến lược là Điện Biên Phủ đã làm cho kế hoạch quân sự Nava bị thất bại hoàn toàn , đập tan cố gắng quân sự cao nhất và cũng là cuối cùng của Thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược nước ta . Nó làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và làm suy sụp ý chí thực dân , làm tiêu tan hi vọng giành thắng lợi bằng quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Giơ ne vơ kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.


@ bài nì chưa có MB, KB nhé mọi người
bài viết tham khảo thầy Hiển- Đh Quốc Gia HN.
 
L

lequantoan

hay qua'....mong cac ban poss nhieu bai hon nua~. so sanh " chiến tranh dac biet" vs "vN hoa ct"
 
C

chieclabuon_35

So sánh hiệp đinh Giơ-ve-vơ và hiệp đinh Pari
A- hoàn cảnh lịch sử
* giống nhau:
- hiệp đinh Giơ-ve-vơ và Pari được ksi kết trong hoang cảnh quân và dân ta giành thắng lợi quyết định trên mặt trận quân sự đưa đến việc kí kết các hiệp định
+ chiến thắng Điện Biên Phủ => hiệp định Giơ ve vơ 1954
+ chiến thắn quân và dân hai miền Nam Bắc là thắng lợi : Miền Nam: cuộc tổng tiến công chiến lược Xuân Hè 1972; Miền Bắc: đế quốc Mĩ thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc
* khác nhau
- về sự can thiệp của các nước lớn:
+ hội nghị và hiệp đinh Giơ ne vơ có sự tham gia của các nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh đã chi phối toàn bộ chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình ( chia đôi đất nước tương tự như trường hợp Triều Tiên)
+ hội nghị và hiệp định Pari không có sự chi phối của cá nước lớn từ bên ngoài. Văn bản chính thức của hai hiệp định là sự kí kết quyết định của hai bên Việt Nam và Hoa Kì
B- nội dung
* giống nhau:
Thứ nhất, cả hai hiệp định đều công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ hai, cả hai hội nghị, hiệp định đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình. Điểm giống nhau thứ ba là các nước đế quốc phải rút về nước
* khác nhau
- hiệp định Giơ ne vơ bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương còn hiệp đinh Pari bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- theo hiệp đinh Giơ ne vơ, thực dân pháp phải rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 730 ngày còn theo hiệp định Pari, quân đội Mĩ phải rút trong vòng 60 ngày
- Hiệp định Giơ ne vơ quy định hai bên sẽ tập kết ở vĩ tuyến 17 để trao trả tù nhân, dân thường bị bắt còn hiệp đinh Pari quy đinh hai bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh, dân thường bị bắt
C –kết quả ý nghĩa và tác động
* giống nhau
Cả hai hiệp định đều phản ánh và ghi nhận những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường
* khác nhau:
Sau hiệp đinh Giơ ne vơ, Pháp phải rút khỏi nước ta nhưng ngay sau đó Mĩ lại nhảy vào Việt Nam. Còn sau hiệp đinh Pari, Mĩ buộc phải rút khỏi Việt Nam, nước ta từ đây sạh bong quân thù
- nếu như hiệp định Giơ ne vơ không phản ánh đầy đủ thắng lợi của nhân dân ta trên chiến trường thì hiệp định Pari đã chứng tỏ sức mạnh của quân và dân hai miền Nam Bắc
- theo so sánh lực lượng giữa hai bên thì hiệp định Giơ ne vơ không có lợi cho ta tròng theo hiệp đinh Pari, Mĩ phải rút quân, lực lượng lúc này đã có lợi cho ta
;)
 
M

maxgv9x

Cho mình hỏi, phần so sánh 2 hiệp định trên là do bạn rút ra từ bài học hay bạn tìm hiểu từ đâu vậy ? Cám ơn .
 
C

chieclabuon_35

cô giáo tớ dạy vậy ,có vấn đề gì hả bạn****************************????
 
M

maxgv9x

cô giáo tớ dạy vậy ,có vấn đề gì hả bạn****************************????

Không có gì bạn ơi, đc vậy thì quá tốt rồi.
Cho mình hỏi những phần giảm tải trong thi TỐT NGHIỆP , trong thi ĐH có phải học hết không hay trừ ra những phần giảm tải đó bạn ( cả môn địa nữa bạn )
Cám ơn bạn nhìu:)
 
C

chieclabuon_35

theo mình biết những phần giảm tải trong thi chương trình học sẽ được giảm tải trong các kì thi, nếu bạn muốn chắc chắn hơn thì bạn nên hỏi cô giáo nha. cho chắc ăn mà.
 
M

maxgv9x

theo mình biết những phần giảm tải trong thi chương trình học sẽ được giảm tải trong các kì thi, nếu bạn muốn chắc chắn hơn thì bạn nên hỏi cô giáo nha. cho chắc ăn mà.

Mình đã hỏi thầy cô rồi. Văn thì học tất. Sử cũng vậy, ( kèm theo 3 bài SGK lớp 11 nữa )
Địa thì bỏ bài 4, 5 SGK. NHƯNG sao mình seach trên mạng cấu trúc đề thi khối C thì lại nói môn địa ko bỏ bài 4, 5 ( Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ ). Hay là người viết bài chỉ copy và paste y hệt cấu trúc đề thi năm 2011 ?
Thôi thì cứ đâm đầu học hết vậy :)
 
L

linhphoebe

Mình đã hỏi thầy cô rồi. Văn thì học tất. Sử cũng vậy, ( kèm theo 3 bài SGK lớp 11 nữa )
Địa thì bỏ bài 4, 5 SGK. NHƯNG sao mình seach trên mạng cấu trúc đề thi khối C thì lại nói môn địa ko bỏ bài 4, 5 ( Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ ). Hay là người viết bài chỉ copy và paste y hệt cấu trúc đề thi năm 2011 ?
Thôi thì cứ đâm đầu học hết vậy :)


p/s: Tình hình là năm nay Tây Nguyên Và Bắc Trung Bộ rất chi là dễ ra...Trong 7 vùng thì mọi người học kĩ 2 cái bài này nhất và mọi câu hỏi liên quan đến nó ..!!! :D
 
Top Bottom