Sử 11 [Lịch sử 11] Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

P

phong8237980

1. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nhuyễn chỉ có thể có 2 con đường dể lựa chọn:
+ Tiến hành canh tân, cải cách
+ Bảo thủ, thi hành chính sách như cũ.
Con đường 1:
- Tác dụng của canh tân cải cách là làm cho đất nước ta lúc này có thể thoát khỏi khủng hoảng, do đó sức mạnh phòng thủ của đất nước được tăng lên ( thực tế tấm gương của Nhật Bản).
- Các nhà cải cách Việt Nam như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ,... cũng cho rẳng chỉ có cải cách thì mới có thể làm cho đất nước thoát khỏi hoạ ngoại xâm.
- Tiếc thay, nhà Nguyễn đã thừ chối con đường này; đã bỏ lỡ thời cơ để có thể cứu nguy đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng.
Con đường 2:
- Nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách như cũ, vẫn tiến hành đối kháng với nhân dân, thậm chí còn tăng các biện pháp áp bức bốc lột tàn bạo: các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa...
- Kể từ Gia Long đến Tự Đức đã có hơn 500 cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Có thể thấy nhà Nguyễn chỉ vì quyền lợi ích kỉ củagiai cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc nên đã tổ chức chống lại sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến như trước. Mặt khác, đất nước ta tuy có nguy cơ bị xâm lăng, nhưng không tất yếu phải mất, nước nhà Nguyễn với những việc làm kể trên đã biến cái không tất yếu thành cái tất yếu. Do vậy, nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
2. Trong quá trình đấu tranh chống lai sự xâm lược của Pháp triều đình nhà Nguyễn đã mắc phải một sai lầm không thể tha thứ là: đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống mà đi theo con đường thương lượng ( Dẫn chứng: Khi Pháp đánh Đà Nẵng, chiếm 3 tỉnh miền Đông, miền Tây, đánh Hà Nội lần 1 và lần 2, đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta...).
3. Tuy nhiên, cũng còn nhận thấy trong quá trình chống Pháp xâm lược, có nhưng vị quan của triều đình, thận chí cả vua như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hàm Nghi... đã nêu những tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước mà nhân dân ta đời đời kính trọng.
Do vậy, việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hồi cuối thế kỉ 19 là trách nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn
 
  • Like
Reactions: Lê Kiều Trang
L

lethikimchi911

bạn ơi giúp mình trả lời 2 câu hỏi này duoc khong:
1. tai sao pháp phải mất 26 năm mới hoàn thành xong quá trình xâm chiếm Việt Nam?
2. việc mất nước thế kỷ xx có phải là một tất yếu lịch sử không? vì sao
p/s: bạn có thể gửi cho minh cau tra loi som nhat duoc khong, cảm ơn ban truoc nhieu lam
 
A

abluediamond

bạn ơi giúp mình trả lời 2 câu hỏi này duoc khong:
1. tai sao pháp phải mất 26 năm mới hoàn thành xong quá trình xâm chiếm Việt Nam?
2. việc mất nước thế kỷ xx có phải là một tất yếu lịch sử không? vì sao
p/s: bạn có thể gửi cho minh cau tra loi som nhat duoc khong, cảm ơn ban truoc nhieu lam

Câu 1:

- Yếu tố khách quan:

+ Pháp bị sa lầy tại nhiều mặt trận ở do xâm chiếm thuộc địa như Mexico, Syria, ...
+ Pháp tỏ ra yếu thế hơn những nước đế quốc như Anh, Phổ, ...
+ Bị vướng vào nhiều cuộc chiến trong nước ( Nội chiến, các cuộc cách mạng) và thế giới
+ Pháp liên tục điều quân để đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân các thuộc địa.

- Yếu tố chủ quan:

+ Pháp đi đến đâu là gặp sức kháng cự mãnh liệt, ngoan cường của nhân dân ta.

Câu 2:

Hình như là mất nước vào thế kỉ XIX mà bạn, ko phải XX nha :D

- Mất nước không phải là tất yếu.

- Vì Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường lối chính trị dẫn đến lúng túng về quân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải thua. Sự lúng túng còn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín. Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô thì triều Nguyễn đã từ lúng túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp. Thực tế cho thấy không phải nhà Nguyễn buông súng từ đầu và không phải các hoàng đế nhà Nguyễn đều bạc nhược. Chúng ta có quyền nhìn nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ nào thì nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa mất nước
 
L

lethikimchi911

wow cảm ơn bạn nhiều lắm lắm lắm :) à mà có thể cho mình hỏi xíu câu trả lời từ bạn hay từ nguồn nào vậy? mình chỉ hỏi vậy thôi mong bạn không phiền :p
 
A

abluediamond

wow cảm ơn bạn nhiều lắm lắm lắm :) à mà có thể cho mình hỏi xíu câu trả lời từ bạn hay từ nguồn nào vậy? mình chỉ hỏi vậy thôi mong bạn không phiền :p

Câu 1 mình trích nguồn từ Wiki + kiến thức. Còn câu 2 tham khảo thêm từ mấy nhận định của mấy nhà sử học.
 
Top Bottom