Sử 11 [ Lịch sử 11] Lịch Hiệp Kỷ

P

poro_poro

H

hocmai.lichsu

Nguyễn Hữu Thận thời Gia Long nguyên giữ chức thị lang tại triều Cảnh Thịnh, năm 1808, được sung chánh sứ đi tuế cống triều Thanh. Tới Bắc Kinh, ông được đọc các lịch thư của các giáo sĩ Tây dương mà kết tinh là bộ sách Lịch tượng khảo thành mà vua Khang Hy đã sai các lịch quan Trung và Tây hợp tác sọan, và vua Ung Chính sai đem khắc (1723). Bộ sách này giảng rõ ràng những nguyên lý thiên văn và toán học về lịch, bày vẽ các tiết mục phép lịch Thời hiếu và
đặt sẵn các đồ biểu lập thành. Tháng 4 năm Canh Ngọ 1810, Hữu Thận về đến Kinh đô Huế, đem bộ sách ấy dâng vua và tâu rằng: “…về phần đo đạc tính toán thì sách nầy tinh tường, so với phép lịch Đại thống, mật xác hơn. Vả lại có dùng các phép lượng giác rất là diệu. Xin giao sách nầy cho Khâm thiên giám lịnh và Thiên văn sinh để khảo học phép nầy. Như vậy thì độ Trời mới đúng, tiết hậu mới chính”. Vua Gia Long đồng ý…

Tháng Giêng năm Nhâm Thân 1812, ông được giao việc soạn lịch năm sau… Ngày sóc tháng chạp năm ấy (1812), ban lịch mới, đổi tên Vạn toàn ra Hiệp Kỉ (tên đã có đời Trần). Vậy từ năm Quí Dậu 1813, lịch Việt Nam, với tên Hiệp Kỉ, theo phép Thời hiến, là phép chép trong phần hậu biên của sách Lịch tượng khảo thành.

Năm Tân Tị 1821, ông tâu vua Minh Mạng: “Xem tiết khí thời hậu ở Đô thành, Gia định và Bắc thành. Theo kinh độ ở địa lý mà tính giờ mọc lặn của Mặt trời, và ngày đêm dài ngắn. Theo độ cao của Bắc cực của địa điểm mà định vĩ độ”. Tháng giêng năm sau, ông thăng thượng thư bộ Hộ, được trao chức quản lý Khâm thiên giám

Sau khi Việt nam bị Pháp thuộc, vua Nguyễn vẫn được bảo tồn Ti Khâm thiên giám, cho nên Hiệp Kỉ lịch vẫn đươc tiếp tục soạn và chính thức ban ở Trung phần nước ta đến năm 1945 Ất Dậu. Hệ thống âm dương lịch Hiệp Kỉ được công sọan và công dụng. Lịch nầy gồm phần chánh là nhựt lịch và các Khí, lại thêm phần phụ lục có tánh cách mê tín và bói toán. Về nhựt lịch, tờ đầu tóm tắt cả năm trỏ các tháng thiếu đủ, can chi ngày sóc, thời điểm của các khí trong tháng,
riêng ở Đô thành Thừa thiên phủ.

Như vậy, Hoàng Xuân Hãn chỉ là người chép lại, biên soạn lại Lịch Hiệp Kỉ và đăng trên Tập san Khoa học Xã hội số đặc biệt (số 9 tháng 02 năm 1982)
 
Top Bottom