Sử 10 Lịch sử 10

Thanh Trà @2006

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng năm 2022
7
12
6
17
Hà Tĩnh

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc của nền văn hóa Đông Nam Á, hãy chứng minh nó mang đậm tính đa dạng và phong phú.
Giúp mk với ạ
Thanh Trà @2006Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc của nền văn hóa Đông Nam Á, hãy chứng minh nó mang đậm tính đa dạng và phong phú .Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
*Chứng minh văn hoá Đông Nam Á mang đậm tính đa dụng và phong phú.
* Tín ngưỡng và tôn giáo Đông Nam Á là khu vực tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng và tôn giáo:
* Tín ngưỡng nguyên thủy phát triển ở giai đoạn đầu tiên của cư dân Đông Nam Á. Thò cùng tổ tiên, thờ các vị thần thiên nhiên.
+ Đạo Hin-đu (Ấn Độ) du nhập vào Đông Nam Á những thế kỉ đầu
công nguyên, thơ ba vị thần. Bra-nia, Si-va, Visnu
- Đạo Phật (Ấn Độ) được truyền bá vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên, đến thế kỉ XIII trở nên phổ biến. Sự ảnh hưởng của đạo Phật trong đời sống chính trị, xã hội và văn hai Đông Nam Á (nhà sư được trọng dụng, tư tưởng đạo Phật được phổ biến trong nhân dân, chùa chiến xây dụng nhiều - không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là trung tâm văn hoá).
+ Đạo Hồi của người Ả Rập du nhập vào Đông Nam Á khoảng thế kỉ XII - XIII Hiện nay đạo Hồi được truyền bá rộng khắp các nước Đông Nam Á.
+ Từ giữa thế kỉ XVI – XVI, đạo Thiên Chúa (phương Tây) cũng được du nhập vào Đông Nam Á.
+ Về chữ viết:
-Trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo chữ viết riêng của mình chữ viết của người Chăm có (thế kỉ IV), Khơ-me (thế kỉ VII), Mã Lai (thế kỉ VII), chữ Thái cổ (thế kỉ XIII)...
* Về văn học:
+ Văn học dân gian hết sức phong phú về thể loại truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
+ Văn học viết được hình thành trên cơ sở văn học dân gian và văn học nước ngoài.
* Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng loại hình kiến trúc (Hin-đu giáo, Phật giáo,Hồi giáo)
+ Khu di tích Mỹ Sơn của người Chăm (Việt Nam): Quân thể kiến trúc Borobudua (Indonexia).
+ Nổi tiếng nhất là khu đền Angco Vặt, Angco Thom (Campuchia); Thạt Luổng (Lào).
+ Ngoài ra còn có chùa được xây dựng ở nhiều nơi, tiêu biểu là chùa vàng ở Mi-an-ma. Cùng với kiến trúc là tượng thân phật cũng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ nhưng có sự sáng tạo.
Do ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hoa Đông Nam Á.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn

Chúc bạn ngày mới tốt lành!
 

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc của nền văn hóa Đông Nam Á, hãy chứng minh nó mang đậm tính đa dạng và phong phú.
Giúp mk với ạ
Thanh Trà @2006Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc của nền văn hóa Đông Nam Á, hãy chứng minh nó mang đậm tính đa dạng và phong phú .Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Nền văn hóa Đông Nam Á mang tính đa dạng, phong phú.
a) Tín ngưỡng và tôn giáo
- Tín ngưỡng:
+ Ở giai đoạn phát triển đầu tiên, trước khi Hindu giáo, Phật giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu vực này, các cư dân Đông Nam Á đã tôn sùng nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thủy thờ cúng tổ tiên, thờ các thần (thần Núi, thần Sông, thần Lửa, thần Đất).
+ Gắn liền với nghề trồng lúa, tín ngưỡng phồn thực với những nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi, nảy nở... cũng rất phát triển ở Đông Nam Á. Các hình thức sinh thực khí nam, nữ được cách điệu hóa trên mặt trống đồng Đông Sơn, các cặp nam, nữ trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, tục thờ Lin-ga và Y-ô-ni của người Chăm, người Khơ-me, ít nhiều phản ánh tín ngưỡng phồn thực của một xã hội nông nghiệp.
- Tôn giáo:
+ Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu du nhập và ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tỉnh thần của các dân tộc Đông Nam Á như Hinđu giáo, Phật giáo. Trong thời kì đầu, Hindu giáo có phần thịnh hành hơn. Người ta thờ thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vi-sau (thần
Bảo hộ) và Si-va (thần Hủy diệt), tạc nhiều tượng và xây dựng nhiều đền tháp theo kiểu kiến trúc Hin-đu.
+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử giáo phát mạnh. Trong nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.
+ Từ khoảng thế kỉ XII - XIII, theo chân các thương nhân Ả-rập và Ấn Độ, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á, trước tiên là ở một số nước hải đảo. Cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á hải đảo và trên bán đảo Mã Lai. Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá ở hầu hết các nước Đông Nam Á và trở thành quốc giáo ở một số nước thuộc khu vực này.
+ Khi người phương Tây có mặt ở Đông Nam Á, đạo Kitô xuất hiện và dẫn dần thâm nhập vào khu vực này.
b, Văn tự và văn học
- Văn tự:
+ Trên cơ sở chữ Phạn, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như: chữ Chăm cổ thế kỉ IV, chữ Khơ-me cổ và chữ Mã Lai cổ thế kỉ VII, chữ Thái cổ thế kỉ XIII,..
+ Việc sáng tạo ra chữ viết và cải tiến nó của các cư dân Đông Nam Á không phải là sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình lao động công phủ và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực.
- Văn học:
+ Ở Đông Nam Á, hàng chục thế kỉ trước khi nền văn học viết ra đời, ở đây đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường của các dân tộc. Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể loại.
+ Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh hơn và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc. Văn học viết Đông Nam Á hình thành trên cơ sở văn học dân gian và văn học nước ngoài
+ Dòng văn học viết Đông Nam Á không chi tiếp thu văn học Ấn Độ và Trung Hoa về mẫu tư, đề tài và thể loại. Đó là những bản văn khắc trên bia đã được tìm thấy ở hầu khắp các nước trong khu vực, những bản trường ca, truyện thơ, kịch thư, sử thi
c) Kiến trúc và điêu khắc.
- Kiến trúc:
+ Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hindu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.
+ Thế kỉ X, những di tích kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á: khu di tích Mỹ Sơn của người Chăm ở Việt Nam, tổng thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở In-đô-nê-xi-a...
+ Thế kỉ X - XIII, di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất Đông Nam Á là khu đền Ăng-co ở Cam-pu-chia.
- Điêu khắc:
+ Cùng với kiến trúc là nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần, Phật. Chính các pho tượng này đã nói lên ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật tượng Ấn Độ, sự sáng tạo và nét độc đáo của các nghệ sĩ Đông Nam Á.
+ Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á được thể hiện chủ yếu ở hai loại: tượng tròn và phù điêu. Tất cả đều hòa quyện với kiến trúc, tạo nên những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á, mà của cả loài người.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học

Chúc bạn ngày mới tốt lành!
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc của nền văn hóa Đông Nam Á, hãy chứng minh nó mang đậm tính đa dạng và phong phú.
Giúp mk với ạ
Thanh Trà @2006Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Tín ngưỡng:
- Trước khi Hindu giáo, Phật giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu vực này, các cư dân Đông Nam Á đã tôn sùng nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thủy thờ cúng tổ tiên, thờ các thần (Núi, Sông, Lửa, Đất)
- Gắn liền với nghề trồng lúa, tín ngưỡng phồn thực với những nghi thức cầu mong được mùa, các giống loài sinh sôi, nảy nở... rất phát triển ở Đông Nam Á. Các hình thức sinh thực khí nam, nữ được cách điệu hóa trên mặt trống đồng Đông Sơn, các cặp nam, nữ trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, tục thờ Lin-ga và Y-ô-ni của người Chăm, người Khơ-me, ít nhiều phản ánh tín ngưỡng phồn thực của một xã hội nông nghiệp.
Tôn giáo:
- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu du nhập và ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tỉnh thần của các dân tộc Đông Nam Á như Hinđu giáo, Phật giáo. Trong thời kì đầu, Hindu giáo có phần thịnh hành hơn. Người ta thờ thần Bra-ma (thần sáng tạo), Vi-sau (thần bảo hộ) và Si-va (thần hủy diệt), tạc nhiều tượng và xây dựng nhiều đền tháp theo kiểu kiến trúc Hin-đu.
+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử giáo phát mạnh. Trong nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.
+ Từ khoảng thế kỉ XII - XIII, theo chân các thương nhân Ả-rập và Ấn Độ, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á, trước tiên là ở một số nước hải đảo. Cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á hải đảo và trên bán đảo Mã Lai. Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá ở hầu hết các nước Đông Nam Á và trở thành quốc giáo ở một số nước thuộc khu vực này.
+ Khi người phương Tây có mặt ở Đông Nam Á, đạo Kitô xuất hiện và dẫn dần thâm nhập vào khu vực này.

Chữ viết
- Trên cơ sở chữ viết Phạn, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như: chữ Chăm cổ thế kỉ IV, chữ Khơ-me cổ và chữ Mã Lai cổ thế kỉ VII, chữ Thái cổ thế kỉ XIII,..
- Việc sáng tạo ra chữ viết và cải tiến nó của các cư dân Đông Nam Á không phải là sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình lao động công phủ và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực.
Văn học:
- Khu vực Đông Nam Á, hàng chục thế kỉ trước khi nền văn học viết ra đời, ở đây đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường của các dân tộc. Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể loại.
+ Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh hơn và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc. Văn học viết Đông Nam Á hình thành trên cơ sở văn học dân gian và văn học nước ngoài
+ Dòng văn học viết Đông Nam Á không chi tiếp thu văn học Ấn Độ và Trung Hoa về mẫu tư, đề tài và thể loại. Đó là những bản văn khắc trên bia đã được tìm thấy ở hầu khắp các nước trong khu vực, những bản trường ca, truyện thơ, kịch thư, sử thi

- Kiến trúc:
+ Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hindu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.
+ Thế kỉ X, những di tích kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á: khu di tích Mỹ Sơn của người Chăm ở Việt Nam, tổng thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở In-đô-nê-xi-a...
+ Thế kỉ X - XIII, di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất Đông Nam Á là khu đền Ăng-co ở Cam-pu-chia.
- Điêu khắc:
+ Cùng với kiến trúc là nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần, Phật. Chính các pho tượng này đã nói lên ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật tượng Ấn Độ, sự sáng tạo và nét độc đáo của các nghệ sĩ Đông Nam Á.
+ Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á được thể hiện chủ yếu ở hai loại: tượng tròn và phù điêu. Tất cả đều hòa quyện với kiến trúc, tạo nên những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á, mà của cả loài người.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.

Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: khu vực Tổng ôn kiến thức nha


Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/é!
 
Top Bottom