Sử 7 [lịch cử 7] câu hỏi ôn tập

N

nh0xl0vec0koy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Em hãy cho biết nguyên nhân hình thành Nam- Bắc triều
2. So sánh kinh tế đàng trong và kinh tế đàng ngoài
3. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến? Nêu diễn biến của trận Rạch Gầm Xoài Mút
4. Nêu cách đánh của quân Tây Sơn đại phá quân Thanh xâm lược(1789)
5. Nêu nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
6. Tóm tắt sự nghiệp của Quang Trung?(1771-1792)
7. Em hãy cho biết việc ban chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung? Việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm thay chữ hán có ý nghĩa j? Em đánh giá ntn về những cải cách kinh tế văn hóa của Quang Trung?
 
H

hiensau99

1. -Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm quyền hành, cương vị như tể tướng. năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nhà Mạc => Bắc triều
- Năm 1533, Nguyễn Kim ( võ quan triều Lê) chạy vào Thanh Hóa lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua với danh nghĩa " Phù Lê diệt Mạc" => Nam triều

2. *Đàng ngoài:
-nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng
Nguyên nhân: xung đột kéô dài giữa các tập đoàn phong kiến
-Ruộng đất công bị thu hẹp, cương hào địa chủ chiếm nhiều ruộng tư
-Tô thuế binh dịch nặng nề
-Nạn tham quan ô lại hoành hành=>mùa màng, đói kém xảy ra dồn dập, nông dân phải bỏ làng đi phiêu bạt nơi khác

*Đàng trong:

-Nông nghiệp phát triển rõ rệt, năng suất lúa cao
nguyên nhân: đất đai màu mỡ, thời tiết thuận lợi
chính quyền có những chính sách tích cực như tổ chức di dân, lập làng xóm mới
-> Tác dụng:- nông nghiệp phát triển mạnh thúc đẩy sự phát triển các nghề thủ công và giao lưu hàng hoá
-Địa chủ giàu có đời sống nhân dân được cải thiện hạn chế


3. Vì hai bên bờ cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

* Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785):
- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) để nhử quân địch.
- Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu vong.

4. Cách đánh:
- Cho quân rút khỏi thăng Long và lập phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn để chống quân Thanh
- Cho người đi cấp báo với Nguyễn Huệ
- Đánh giặc vào những ngày tết làm chúng không kịp trở tay
- Trước khi ra trận củng cố tinh thần cho binh lính

5. * ý nghĩa lịch sử:
-Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia.
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền móng cho việc thống nhất đất nước

* Nguyên nhân thắng lợi:
-Nhân dân có ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
-Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và Bộ chỉ huy


6. 1771: dựng cờ khỏi nghĩa
1777: lật đổ chính quyền Nguyễn ở đành Trong
1785: Đánh tan quân xâm lược Xiêm
1786: Lật đổ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung
1789: Đánh tan quân xâm lược Thanh
1789-1792: Củng cố và xây dựng đất nước

7. -CHiếu lập học: Coi trọng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài góp phần xây dựng đất nước thịnh trị...

- Quang Trung dùng chữ Nôm để thay thế và đánh đổ thành kiến độc tôn của chữ Hán là thể hiện ý thức tự chủ dân tộc ta, dân tộc ta có chữ viết chính thức của mình, đó là chữ Nôm.

-Chính sách phục hồi kinh tế , phát triển văn hóa dân tộc của Quang Trung có ý ngĩa hết sức quang trọng : góp phần đưa đất nước thót khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển đời sống nhân dân được nâng cao và ổn định. Văn hóa nước ta có nhiều tiến bộ, giáo dục phát triển nâng cao dân trí hơn
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

1,Nguyên nhân hình thành Nam –Bắc Triều:
- Triều đình nhà Lê càng ngày càng suy yếu dẫn đến tranh chấp giữa các phe phái .
- Mạc Đăng dung tiêu diệt các phe phái ,thâu tóm mọi quyền hành ,cương vị
- năm 1527Mac5 Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê,lập ra triều Mạc ( Bắc triều).
- Năm 1533,Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa ,lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua gọi là Nam Triều
2, +Đàng ngoài:
-nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng
Nguyên nhân: xung đột kéô dài giữa các tập đoàn phong kiến
-Ruộng đất công bị thu hẹp, cương hào địa chủ chiếm nhiều ruộng tư
-Tô thuế binh dịch nặng nề
-Nạn tham quan ô lại hoành hành=>mùa màng, đói kém xảy ra dồn dập, nông dân phải bỏ làng đi phiêu bạt nơi khác
+Đàng trong:
-Nông nghiệp phát triển rõ rệt, năng suất lúa cao
nguyên nhân: đất đai màu mỡ, thời tiết thuận lợi
chính quyền có những chính sách tích cực như tổ chức di dân, lập làng xóm mới
Tác dụng:- nông nghiệp phát triển mạnh thúc đẩy sự phát triển các nghề thủ công và giao lưu hàng hoá
-Địa chủ giàu có đời sống nhân dân được cải thiện hạn ch
*Thủ công nghiệp:
Thế kỉ XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công( trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng đến ngày nay)
*Thương nghiệp:
Thế kỉ XVII, buôn bán rất phát triển:
+Trong nước: xuất hiện nhiều chợ, phố xá và đô thị
+Ngoài nước: mở rộng trao đổi ,buôn bán .
-Nửa sau thế kỉ XVIII ,các thành thị suy tàn.
3,- Từ RG đến XM dài khoảng 7km, hai bên bờ cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

- Chủ trương của Nguyễn Huệ là nhử quân Xiêm ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục để tiêu diệt.

- RG - XM nằm giữa đại bản doanh của quân Xiêm (Trà Tân) và quân Tây Sơn (Mĩ Tho). Quân Xiêm muốn tấn công quân Tây Sơn bằng đường thuỷ phải đi qua khúc sông này.

Diễn biến :+ Sau nhiều lần thất bại Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784 hơn 5 vạn quân thuỷ bộ Xiêm kéo vào đánh chiếm miền tây Gia Định và gây nhiều tội ác với nhân dân.
+ Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào gia định và bố trí trận địa ở khúc sông tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để nhử quân địch.
+ Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước, Nguyễn Ánh thoát chết chạy sang Xiêm sống lưu vong.
4, Đánh vào dịp Tết nên địch ko có phòng bị .
5,a. Ý nghĩa:
-Phong trào Tây Sơn lật đổ các chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo Vệ nền độc lập của tổ quốc.
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
b. Nguyên nhân thắng lợi:
-ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước của nhân dân.
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

6. xem đây : ~~> http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Huệ
 
Top Bottom