lí thuyết sắt tiếp đây

N

nguyenmdrak

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Câu 25: Hoà tan oxit FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết dung dịch A vừa có khả năng hoà tan bột đồng, vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím. Phát biểu nào dưới đây đúng:

A. Oxit ban đầu phải là FeO.
B. Oxit ban đầu là Fe2O3.
C. Oxit ban đầu phải là Fe3O4.
D. Oxit ban đầu không thể là Fe2O3 mà là FeO hoặc Fe3O4.

Câu 26: Tìm phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử:

A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.
B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.
D. FeO + CO → Fe + CO2.

Câu 27: Lần lượt đốt nóng FeS2; FeCO3; Fe(OH)2; Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi. Một số học sinh nêu nhận xét:

A. Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều giống nhau.
B. Mỗi thí nghiệm tạo một sản phẩm khí khác nhau.
C. Chất có độ giảm kim loại nhiều nhất là Fe(NO3)3.
D. Nếu lấy mỗi chất ban đầu là 1 mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra là 8 mol.
Nhận xét nào đúng? (Ghi Đ). Nhận xét nào sai? (Ghi S).

Câu 28: Cho bột sắt vào cốc chứa H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A, rắn B và khí C. Dung dịch A chứa:

A. FeSO4 và H2SO4.
B. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
C. FeSO4.
D. Fe2(SO4)3.

Câu 29: Để phân biệt 4 chất rắn mất nhãn Al; Fe; Mg; Ag có thể tiến hành các thí nghiệm theo trình tự:

A. Dùng H2O, rồi dùng dung dịch HCl.
B. Dùng dung dịch NaOH, rồi dùng dung dịch HNO3.
C. Dùng dung dịch HCl, rồi dùng dung dịch NaOH dư.
D. Dùng dung dịch H2SO4 loãng, rồi dùng nước NH3 dư.



Câu 31: Để phân biệt hai chất rắn mất nhãn Fe3O4 và Fe2O3, ta có thể dùng hoá chất nào dưới đây:

A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch FeCl3.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch HNO3.

Câu 32: Trong điều kiện không có không khí, sắt cháy trong khí clo cho ra hợp chất A. Có thể nhận biết thành phần và hoá trị các nguyên tố trong A bằng các trình tự:

A. Dùng nước; dùng dung dịch AgNO3 và dung dịch NaOH.
B. Dùng dung dịch HCl; Dùng dung dịch NaOH.
C. Dùng dung dịch HCl; Dùng dung dịch AgNO3.
D. Dùng dung dịch HNO3; Dùng dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 33: Những quặng tự nhiên quan trong nhất của sắt là:

A. Quặng hematit.
B. Quặng manhetit.
C. Quặng criolit.
D. Quặng xiđerit.
Hãy chỉ ra ý nêu sai.

Câu 34: Có 4 kim loại để riêng biệt: Al, Ag, Mg, Fe. Chỉ dùng 2 thuốc thử có thể phân biệt được từng chất:

A. Dung dịch NaOH; phenolphtalein.
B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
C. Dung dịch HCl, giấy quỳ xanh.
D. Dung dịch HCl, Dung dịch AgNO3.

Câu 35: Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước câu chọn đúng. Trong số các hợp chất: FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Chất có tỷ lệ khối lượng Fe lớn nhất và nhỏ nhất là:

A. FeS; FeSO4.
B. Fe3O4; FeS2.
C. FeSO4; Fe3O4.
D. FeO; Fe2(SO4)3.

Câu 36: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng oxi hoá - khử:

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S .
B. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.
C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
D. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

Câu 37: Khử 5,8 oxit sắt với CO một thời gian thu được hỗn hợp khí X và hỗn hợp rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch HNO3 dư rồi cô cạn dung dịch thu được 18,15g muối khan. Oxit sắt là:

A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Không xác định được.

Câu 38: Để hoà tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là:

A. (1) bằng (2).
B. (1) gấp đôi (2).
C. (2) gấp đôi (1).
D. (1) gấp ba (2).

Câu 39: Hoà tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

A. (1) bằng (2).
B. (1) gấp đôi (2).
C. (2) gấp rưỡi (1).
D. (2) gấp ba (1).

Câu 40: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch có màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh.

Câu 41: Cho x mol Fe vào cốc chứa y mol HNO3, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A chứa 2 muối và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy nhất của sự khử . Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa x, y trong thí nghiệm là đúng:

A. y > 4x.
B. y < 8/3x.
C. 8/3 < y < 4x.
D. 8/3x ≤ y ≤ 4x.

Câu 42: Cho 1 mol sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (có chứa 3 mol HNO3). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy nhất của sự khử . Dung dịch A chứa:

A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)3 và HNO3.
C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
D. Fe(NO3)2.

Câu 43 Nhận xét về tính chất hoá học của các hợp chất Fe(II) nào dưới đây là đúng?
Hợp chất Tính axit - bazơ Tính oxi hoá - khử
A. FeO Axit Vừa oxi hoá vừa khử
B. Fe(OH)2 Bazơ Chỉ có tính khử
C. FeCl2 Axit Vừa oxi hoá vừa khử
D. FeSO4 Trung tính Vừa oxi hoá vừa khử.

Câu 44: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu
B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện dung dịch màu xanh nhạt.
C. Thêm Fe(OH)3 màu đỏ nâu vào dung dịch H2SO4 thấy hình thành dung dịch màu vàng nâu.
D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh.

Câu 45: Có ba lọ đựng hỗn hợp Fe + FeO; Fe + Fe2O3 và FeO + Fe2O3. Giải pháp lần lượt dùng các thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt ba hỗn hợp này?

A. Dùng dung dịch HCl, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được.
B. Dùng dung dịch H2SO4 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được.
C. Dùng dung dịch HNO3 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được.
D. Thêm dung dịch NaOH, sau đó thêm tiếp dung dịch H2SO4 đậm đặc.
 
J

junior1102

25 : C , Fe3O4 . Vì trong dung dịch cần phải có cả ion Fe2+ và Fe3+ .
26 : C Fe2+ -> Fe3+ <-- khử
27 : A đúng ( nung trong không khí thì nó đều tạo Fe2O3) , B đúng ( SO2 ,CO2 ,H2O ,NO2) , C đúng ( viết PTPU ra là thấy ) D sai .
28 : Chất rắn còn lại là Fe -> muối Fe2+ .
29 : Dùng HCl -> nhận biết được Ag ,còn muối Al3+ ,Fe2+ ,Mg2+ cho vào NaOH dư thì được Al3+ tạo kết tủa -> tan ,Fe(OH)2 màu nâu đỏ ,Mg(OH)2 màu trắng .

31 : Dùng HNO3 đặc thì sẽ nhận biết được Fe3O4 do có khí nâu đỏ thoát ra .
32 : Câu này t chưa hiểu đề ,nhưng theo suy luận thì dùng H2O sẽ tách được Fe dư , dùng AgNO3 để tách Cl , dùng NaOH để tách Fe , sau đó định lượng .

33 : quặng tự nhiên quan trọng nhất của Fe không phải là quặng Xiderit FeCO3 ,hàm lượng Fe thấp .

34 : bó tay :|

35 : D

36 : A

mấy câu sau là bài tập ,từ từ làm :))
 
K

khackhiempk

trả lời


Câu 25: Hoà tan oxit FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết dung dịch A vừa có khả năng hoà tan bột đồng, vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím. Phát biểu nào dưới đây đúng:

A. Oxit ban đầu phải là FeO.
B. Oxit ban đầu là Fe2O3.
C. Oxit ban đầu phải là Fe3O4.
D. Oxit ban đầu không thể là Fe2O3 mà là FeO hoặc Fe3O4.

Câu 26: Tìm phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử:

A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.
B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.
D. FeO + CO → Fe + CO2.

Câu 27: Lần lượt đốt nóng FeS2; FeCO3; Fe(OH)2; Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi. Một số học sinh nêu nhận xét:

A. Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều giống nhau.(Đ)
B. Mỗi thí nghiệm tạo một sản phẩm khí khác nhau.(S, phản ứng nhiệt phân muối Fe(NO3)3 tạo 2 khí)
C. Chất có độ giảm kim loại nhiều nhất là Fe(NO3)3.(độ giảm khối lượng chứ không phải là độ giảm kim loại)(Đ)
D. Nếu lấy mỗi chất ban đầu là 1 mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra là 8 mol.(S)
Nhận xét nào đúng? (Ghi Đ). Nhận xét nào sai? (Ghi S).

Câu 28: Cho bột sắt vào cốc chứa H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A, rắn B và khí C. Dung dịch A chứa:

A. FeSO4 và H2SO4.
B. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
C. FeSO4.
D. Fe2(SO4)3.

Câu 29: Để phân biệt 4 chất rắn mất nhãn Al; Fe; Mg; Ag có thể tiến hành các thí nghiệm theo trình tự:

A. Dùng H2O, rồi dùng dung dịch HCl.
B. Dùng dung dịch NaOH, rồi dùng dung dịch HNO3.
C. Dùng dung dịch HCl, rồi dùng dung dịch NaOH dư.
D. Dùng dung dịch H2SO4 loãng, rồi dùng nước NH3 dư.

hiện tượng khi cho lần lượt các mẫu thử vào HCl thì kl kô tan là Ag, cho từ từ NaOH dư vào phần dd thì mẫu thử nào tạo kết tủa sau đó tan dần thì là mẫu chứa Al3+. mẫu tạo kết tủa trắng xanh hóa nâu trong không khí là mẫu chứa Fe2+. mẫu tạo kết tủa trắng không biến màu là mẫu chứa Mg2+:p

Câu 31: Để phân biệt hai chất rắn mất nhãn Fe3O4 và Fe2O3, ta có thể dùng hoá chất nào dưới đây:

A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch FeCl3.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch HNO3.
chú ý Fe3O4=FeO.Fe2O3. có tính khử
Câu 32: Trong điều kiện không có không khí, sắt cháy trong khí clo cho ra hợp chất A. Có thể nhận biết thành phần và hoá trị các nguyên tố trong A bằng các trình tự:

A. Dùng nước; dùng dung dịch AgNO3 và dung dịch NaOH.
B. Dùng dung dịch HCl; Dùng dung dịch NaOH.
C. Dùng dung dịch HCl; Dùng dung dịch AgNO3.
D. Dùng dung dịch HNO3; Dùng dung dịch H2SO4 loãng.
hiện tượng:
- nếu hòa tan A không hết => còn Fe,
- nếu hòa tan hoàn toàn thì không còn Fe. khi đó dung dịch đem tác dụng với Ag+ luôn tạo kết tủa trắng AgCl chứng cỏ có Cl- trong A. đồng thời xảy ra các trường hợp sau:
- nếu phần dung dịch tác dụng với AgNO3 tạo kết tủa trắng ánh bạc thì chứng tỏ trong A có Fe2+.
- nếu không tạo kết tủa trằng ánh bạc thì trong A chỉ có Fe3+
(phần này mình không thạo lắm mong các bạn đóng góp thêm ý kiến
Câu 33: Những quặng tự nhiên quan trong nhất của sắt là:

A. Quặng hematit.
B. Quặng manhetit.
C. Quặng criolit.
D. Quặng xiđerit.
Hãy chỉ ra ý nêu sai.

Câu 34: Có 4 kim loại để riêng biệt: Al, Ag, Mg, Fe. Chỉ dùng 2 thuốc thử có thể phân biệt được từng chất:

A. Dung dịch NaOH; phenolphtalein.
B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
C. Dung dịch HCl, giấy quỳ xanh.
D. Dung dịch HCl, Dung dịch AgNO3.

Câu 35: Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước câu chọn đúng. Trong số các hợp chất: FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Chất có tỷ lệ khối lượng Fe lớn nhất và nhỏ nhất là:

A. FeS; FeSO4.
B. Fe3O4; FeS2.
C. FeSO4; Fe3O4.
D. FeO; Fe2(SO4)3.

Câu 36: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng oxi hoá - khử:

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S .
B. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.
C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
D. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

Câu 37: Khử 5,8 oxit sắt với CO một thời gian thu được hỗn hợp khí X và hỗn hợp rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch HNO3 dư rồi cô cạn dung dịch thu được 18,15g muối khan. Oxit sắt là:

A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Không xác định được.
nFe(NO3)3=0,075=nFe. =>nO(trong oxit)=0,1 suy ra đáp án
Câu 38: Để hoà tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là:

A. (1) bằng (2).
B. (1) gấp đôi (2).
C. (2) gấp đôi (1).
D. (1) gấp ba (2).

Câu 39: Hoà tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

A. (1) bằng (2).
B. (1) gấp đôi (2).
C. (2) gấp rưỡi (1).
D. (2) gấp ba (1).

Câu 40: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch có màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh.

Câu 41: Cho x mol Fe vào cốc chứa y mol HNO3, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A chứa 2 muối và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy nhất của sự khử . Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa x, y trong thí nghiệm là đúng:

A. y > 4x.
B. y < 8/3x.
C. 8/3 < y < 4x.
D. 8/3x ≤ y ≤ 4x.

Câu 42: Cho 1 mol sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (có chứa 3 mol HNO3). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy nhất của sự khử . Dung dịch A chứa:

A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)3 và HNO3.
C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
D. Fe(NO3)2.

Câu 43 Nhận xét về tính chất hoá học của các hợp chất Fe(II) nào dưới đây là đúng?
Hợp chất Tính axit - bazơ Tính oxi hoá - khử
A. FeO Axit Vừa oxi hoá vừa khử
B. Fe(OH)2 Bazơ Chỉ có tính khử
C. FeCl2 Axit Vừa oxi hoá vừa khử
D. FeSO4 Trung tính Vừa oxi hoá vừa khử.

Câu 44: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu
B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện dung dịch màu xanh nhạt.
C. Thêm Fe(OH)3 màu đỏ nâu vào dung dịch H2SO4 thấy hình thành dung dịch màu vàng nâu.
D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh.

Câu 45: Có ba lọ đựng hỗn hợp Fe + FeO; Fe + Fe2O3 và FeO + Fe2O3. Giải pháp lần lượt dùng các thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt ba hỗn hợp này?

A. Dùng dung dịch HCl, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được.
B. Dùng dung dịch H2SO4 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được.
C. Dùng dung dịch HNO3 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dung dịch thu được.
D. Thêm dung dịch NaOH, sau đó thêm tiếp dung dịch H2SO4 đậm đặc.
trên đây là một cách giải của mình rât mong được sự góp ý của các bạn trong diễn đàn để mình bổ sung thêm kiến thức về phần này.
bạn nào có đề hay thì post lên nha, càng nhiều càng tốt;);):):D:D
 
T

tintac05

Bạn khackhiempk giải vậy theo mình là đúng rùi. Các bạn ai còn bài nào hay thì post lên típ để cùng thảo luận nhé.
 
Top Bottom