Văn 9 lí luận văn học

wiwwy1317_

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tư 2020
58
26
26
Nghệ An
THCS
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong lời giới thiệu quyển sách “Tự tình cùng cái đẹp" của Chu Văn Sơn, Văn Gia viết: “Ngòi bút chỉ có thể cất lên một cách đẹp đẽ nhất, lộng lẫy nhất khi anh đem cái lòng yêu phổ vào cảnh vật, phổ vào sự sống."
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) và “Ánh trăng” (Nguyễn Duy).
 

Vân Vô Lăng

Học sinh chăm học
HV CLB Địa lí
Thành viên
1 Tháng năm 2019
483
722
96
Đắk Lắk
THCS Huỳnh Thúc Kháng
1.Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
  • Giải thích
- Ngòi bút chỉ có thể cất lên một cách đẹp đẽ nhất, lộng lẫy nhất khi anh đem cái lòng yêu phổ vào cảnh vật, phổ vào sự sống. Khẳng định việc tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thì cần phải đem cảm xúc, tình yêu vào những đứa con tinh thần của mình. Mỗi tác phẩm đối với tác giả đều có ý nghĩa riêng của chúng, tác phẩm là đứa con tinh thần của họ,là quá trình phản ánh, bê nguyên hiện thực đời sống, là sự rung cảm của mỗi tác giả đối với thiên nhiên, cảnh vật, đối với mỗi mảnh đời. Dưới ngòi bút của mình, những tác phẩm văn học được viết qua những lăng kính đầy cảm xúc,tình yêu thương mà mỗi tác giả gửi gắm vào​
  • Phân tích, chứng minh Lặng lẽ Sapa
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên được thể hiện qua hình ảnh : mây cuộn tròn từng cục chui vào gầm xe, nắng vàng trải dài, rồi cả những con bò trên sườn núi,…
- Tình yêu được bộc lộ qua nhân vật anh thanh niên : Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn nhưng anh không hề cảm thấy cô độc, anh vẫn lạc quan sống và tìm thấy tình yêu, niềm vui sống của đời mình
- Trồng hoa trước nhà -> Tạo ra niềm vui trong cuộc sống
- Căn nhà anh ở sạch sẽ-> Biết sống cuộc sống ngăn nắp
- Nhờ bác lái xe mua sách -> Tự nâng cao hiểu biết, chuyên môn nhờ đọc sách
-" Ta với công việc là đôi"-> Là bạn với việc
- Cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ người khác,khi được làm việc.
=> Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.
=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.​
  • Phân tích, chứng minh Ánh trăng
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Con người vốn từ xưa đã làm bạn với trăng, thân thiết với nhau như tri kỉ. Ánh trăng đã đồng hành với con người trong rất nhiều không gian, thời gian. Những tưởng tình cảm đẹp đẽ đó sẽ không bao giờ bị phai mờ, nhưng khi chiến tranh kết thúc, thế giới bắt đầu tiếp xúc với công nghệ, ánh trăng đã bị lãng quên lúc nào không hay.
- Con người đã tự soi mình tự thức tỉnh bản thân. “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh.
- Sự thức tỉnh trở nên sâu sắc khi :
+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.
+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
- Người "giật mình" rồi thức tỉnh
- Những vật chất, cám dỗ đã làm con người quên đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.
- Không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.
- Biết ơn, nâng níu sự quan trọng của quá khứ
=> Cho người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.​
3. Kết bài
- Nêu lên quan điểm cá nhân
 
Top Bottom