Lí hay

L

lovee_11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

có mấy bài lí khá hay.L
1, con lắc toán học gồm vật nặng có khối lượng m=0.13 kg treo vào sợi dây rất dài dao động trong chân không với chu kì T=2s. tính chu kì dao động của con lắc trong không khí nếu biết khối lượng riêng cùa không khí là d=1.3kg/m3 và vật nặng có dạng hình hộp đứng với kích thước 3 cạnh là 2cm,4cm va 2.5cm.bỏ qua sức cản không khí.chọn đáp án đúng:
a,2.0002
b,1.9998
c,1.98
d,2.002
2,đoạn mạch theo thứ tự R,C,cuộn dây ko thuần cảm,điểm N giữa R,C;điểm M ở giữa C và cuộn dây;R vàC thay đổi được. đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều u=120 căn 6 cos(omega t) V. ban đàu điều chỉnh R=R1 và C rất lớn thì thấy hiệu điện thế hữu dụng giữa 2 đoạn AN và MB bằng nhau và bằng 120v. sau đó điều chỉnh R=R2,C=C2 thì thấy U AN=90V, U MB=180V,hệ số công suất đoạn mạch AM lúc này là:
A,1/2
B,căn 2/2
C,3/4
D,căn 3/2

3, Một mạch tiêu thụ điện là cuộn dây có điện trở thuần r=8 ôm, tiêu thụ công suất P=32W với hệ số công suất cos phi=0.8. điện năng được đưa từ máy phát điện xoay chiều một pha nhờ dây dẫn có điện trở R=4 ôm. điện áp hiệu dụng hai đầu đường dây nơi máy phát là
A,10căn 5
B,28
C,12căn 5
D,24
để đỡ phải cãi nhau mình ns luôn đáp án 1,A 2,D 3,C. đáp án ko phải bàn cãi.men nào giải ra lại post lên.mấy bài này dễ nhầm lm. còn mấy bài khá hay nữa nhưng tạm thời thế này đã.làm mới thấy hay
 
Last edited by a moderator:
R

riven

3, Một mạch tiêu thụ điện là cuộn dây có điện trở thuần r=8 ôm, tiêu thụ công suất P=32W với hệ số công suất cos phi=0.8. điện năng được đưa từ máy phát điện xoay chiều một pha nhờ dây dẫn có điện trở R=4 ôm. điện áp hiệu dụng hai đầu đường dây nơi máy phát là
A,10căn 5
B,28
C,12căn 5
D,24

Câu 3 trước nè:

Đơn giản đây là mạch gồm R r L

---------[R]------[r]----------[L]--------

cos phi = r/Z = 0,8=> Z = 10 ôm => U(rL) = 20 V; I = 2 A

U(R) trùng vs I => phi chính là độ lệch pha giữa U(rL) và U(R)

Dễ dàng tính đc Ur = 16 V; U R = 8V; UL =12V

Điện áp hd 2 đầu đường dây nơi máy phát là tổng hợp vecto của chúng (gồm mạch nối tiếp nơi tiêu thụ và đường dây) (thông cảm vì ko biết gõ ct) = 12 căn 5 V
 
R

riven

2,đoạn mạch theo thứ tự R,C,cuộn dây ko thuần cảm,điểm N giữa R,C;điểm M ở giữa C và cuộn dây;R vàC thay đổi được. đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều u=120 căn 6 cos(omega t) V. ban đàu điều chỉnh R=R1 và C rất lớn thì thấy hiệu điện thế hữu dụng giữa 2 đoạn AN và MB bằng nhau và bằng 120v. sau đó điều chỉnh R=R2,C=C2 thì thấy U AN=90V, U MB=180V,hệ số công suất đoạn mạch AM lúc này là:
A,1/2
B,căn 2/2
C,3/4
D,căn 3/2
Thật ra cũng ko biết làm như này có đúng ko nữa, nhưng ra đáp án D, theo như bạn nói thì đó là đáp án đúng

picture.php


1) Với R = R1, C rất lớn => ZC = 0 => Tụ điện bị loại => N trùng M

Ta có [TEX]cosA=\frac{{AN}^{2}+{BA}^{2}-{BN}^{2}}{2.AN.AB}[/TEX]

=> A = 30 độ => BP = 60 căn 3, NP = 60

=> UL = 60 căn 3 V, Ur = 60V

2) Khi R = R2, C = C2 => ZC có 1 gt nhất định

Ud = UMB

Ud (1) = 120 V; Ud (2) = 180 V => Ud(1)/Ud(2) = 2/3

Ud^2 (1)= UL^2 (1)+ Ur^2 (1)= 120^2
Ud^2 (2)= UL^2 (2)+ Ur^2 (2)= 180^2

=> (UL^2 (1)+ Ur^2 (1))/(UL^2 (2)+ Ur^2 (2))=4/9
=> Thay số, giải ra: Ur = 90 V

hệ số công suất: [TEX]cos\varphi =\frac{UR+Ur}{UAB}=\frac{\sqrt{3}}{2}[/TEX]
 
L

lovee_11

đầu tiên sory bạn riven nhìu nha,cái đó mình thấy thắc mắc đôi chỗ nên chưa trả lời bạn.mà dạo này mình thường vào bên luyện đề lớp 12.bạn vào đó đi,có nhìu cái khá hay.còn cái bài này bạn quả là biết LÁI cho đúng đap án nhỉ,vì mình ghi đề là tìm hệ số của đoạn AM mừ:D.nói vui vậy thôi chứ đây cũng là lí do mình chưa trả lời bạn,vì đề là chính xác rồi,mà mình cũng lm ra kq giống bạn(cái này mình vẽ veto thấy nhanh lm,cái hình bạn vẽ mấy cái tam giác ý,nhìn là lạ:D).ko hiểu thế nào mới post lên.mình định hỏi thầy mình rùi mới gt cho bạn mà h mình ko gặp đc thầy nữa:(.
P/s:rất vui đc lm quen vs bạn.bạn thi tốt nghiệp tốt chứ:)
 
Last edited by a moderator:
R

riven

Thông cảm vì mấy hôm nay tớ bận dọn mấy quyển sử địa sinh v...v... nói chung là ko liên quan tới môn thi ĐH, nên chưa trả lời bạn đc :D

Bài trên trong ĐH Vinh lần 3 nhỉ?

Bài 1 thì thôi nhé cũng chẳng có gì lạ cả đúng ko. Bạn còn bài nào nữa thì up luôn lên cho vui, tớ thấy những bài này rất hay đó :)

Tớ thi TN cũng bt thôi, vs tinh thần "qua là chính", bạn thì sao?
 
L

lovee_11

về bt thì có lẽ từ từ đã.khi nào tìm thấy bài lạ mình sẽ post lên :)
mình muốn hỏi bạn hiểu sao về dđ của con lắc lò xo dđ tắt dần
bài toán liên quan đến nó mình thấy khá hay nếu xét kĩ,nhưng mình chưa thật sự hiểu rõ cơ chế của nó
ý kiến của mình bạn xem ở cái chủ đề mình tạo 'kính gửi tới thầy thạo' (tên kêu kêu tí cho mod vào:D)
P/s: TN mình lm văn sai oy,cái câu 1 ý,mình đã đinh ninh trong bài lm là ánh MT BUỔI CHIỀU TÀ:((.......nhưng mà chắc ĐẬU:D
 
L

lovee_11

1 quả cầu KL có r=10cm đc chiếu bởi a/s có lamda=2*10^-7m,phải tích điện cho quả cầu =? để ko cho quang e thoát ra.biết công thoát A=4.5eV
làm nhé:D
 
R

riven

Quả cầu kim loại có bán kính R = 10cm được chiếu sáng bởi ánh sáng có bước sóng = 2.10-7m. Quả cầu phải tích điện bao nhiêu để giữ không cho quang êlectron thoát ra? Cho biết công thoát của êlectron ra khỏi kim loại đó là 4,5eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, e = 1,6.10-19C, c = 3.108m/s.

Gõ lại đầu bài cho dễ nhìn :D

Điện thế V của quả để hãm không cho e bứt ra nữa chính là hiệu điện thế hãm =
[TEX]\frac{hc}{\lambda }=A+eUh[/TEX] => Uh = 1,71 V

Ta có:V=kq/R ( công thức tính điện thế của quả cầu, học ở lớp 11). từ đó suy ra q=?(k=9.10^9) q = 1,9.10^-11 C
 
Top Bottom