[Lí 9] Bài tập Vật Lí

D

donghxh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

buồn chẳng co việc gì làm nên post lên cho mọi người làm cho vui:
Bài 1
Hai bình trụ có bán kính gấp đôi nhau, chứa cùng một khối lượng nước.
1. So sánh áp suất và áp lực gây ra trên đáy mỗi bình.
2. Thả vào mỗi bình nước kể trên một chiếc cốc rỗng có khối lượng m = 100g thì cốc nổi. Mực nước trong bình nhỏ dâng thêm Δh = 2cm và cao hơn đáy bình 18cm.
a. Tính độ cao nước ở bình lớn khi thả cốc.
b. Tính áp suất gây ra ở đáy mỗi bình. Nước có d = 10000N/m3.
Bài 2
Người ta thả 1kg nước đá ở - 30oC vào bình chứa 2kg nước ở 48oC. Bỏ qua sự mất nhiệt.
1. Xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt.
2. Sau đó người ta thả vào bình một cục nước đá khác ở 0oC gồm một mẫu chì 10g ở giữa và 200g nước đá bao quanh mẫu chì. Cần rót vào bình bao nhiêu nước ở 10oC để cục nước đá chứa chì bắt đầu chìm ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình với môi trường.
Nước đá : c1 = 2100J/kg.K, λ = 340000J/kg, D1 = 0,9g/cm3
Nước : c2 = 4200J/kg.K, D2 = 1g/cm3.
Chì : c3 = 130J/kg.K, D3 = 11,5g/cm3.
Bài 3
Đặt vật nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ ta thu được ảnh thật gấp 4 lần vật. Nếu dịch chuyển vật ra xa thấu kính 5cm thì thấy ảnh của vật dịch chuyển đi một khoảng là 40cm.
Vẽ hình, tính tiêu cự của thấu kính và xác định vị trí ban đầu của vật.
 
Last edited by a moderator:
N

nguoiquaduong019

[TEX][/TEX]
Bài 2
Người ta thả 1kg nước đá ở - 30oC vào bình chứa 2kg nước ở 48oC. Bỏ qua sự mất nhiệt.
1. Xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt.
2. Sau đó người ta thả vào bình một cục nước đá khác ở 0oC gồm một mẫu chì 10g ở giữa và 200g nước đá bao quanh mẫu chì. Cần rót vào bình bao nhiêu nước ở 10oC để cục nước đá chứa chì bắt đầu chìm ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình với môi trường.
Nước đá : c1 = 2100J/kg.K, λ = 340000J/kg, D1 = 0,9g/cm3
Nước : c2 = 4200J/kg.K, D2 = 1g/cm3.
Chì : c3 = 130J/kg.K, D3 = 11,5g/cm3.

hic, tớ chôm bài này trước

1. nhiệt lượng nươc tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 48*C đến 0*C
Q1 = 2.4200 . 48 = 430 200 J

nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -30*C đến 0*C
Q2 = 1. 2100.30 =63 000 J

nhiệt lượng nước đá thu vào để tan chảy hoàn toàn:
Q3 = 1. 340 000 = 340 000 J

ta thấy: Q1 > Q2 + Q3. do dó, nhiệt lượng nước tơả ra khong những làm đá tan chảy hoàn toàn mà còn làm đá tăng nhiệt độ

ta có pt cân bằng nhiệt:

Q3 + Q2 + 1.4200 ( t - 0) = 2.4200.( 48-t)
=> (340 000 + 63 000).t = 8 400 ( 48 - t)

giải pt trên, ta dễ dàng tìm được t = 1,022*C

2. gọi M là khối lượng còn lại của nước đá khi bắt đầu chìm

để cục nước chứa chì bắt đầu chìm xuống thì D ( chì + nước) bé hơn hoặc bằng D nước

hay: [TEX]D_{cn} \le \ D_n[/TEX]

[TEX]\frac{10+M}{\frac{10}{11,5}+\frac{M}{0.9}}\le \ 1[/TEX]

[TEX]10 + M \le \ \frac{20}{23}+\frac{M}{0.9}[/TEX]

giải pt trên, ta tìm được M = 82,2 (g) = 0,0822 (kg)

=> khối lượng nước đá tan chảy là : 0,2 - 0, 0822 = 0.1178 (kg)

nhiệt lượng để làm tan chảy 0,1178kg nước đál à:

Q = 0,1178 .340 000 = 40 052 J

gọi m là khối lượng nước ở 10*C
ta có phươg trình

m.10.4200 =40 052
=> m = 0.954 kg
 
D

donghxh

giải nhanh vậy ak? Mình gửi cho vui thế thôi để mọi người làm cho đỡ buồn.
 
Top Bottom