[lí 12] dòng điện xoay chiều

D

defhuong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Đặt điện áp [TEX]u=U\sqrt{2}cos2\pi ft[/TEX] vào RLC. Điiều chỉnh R đến giá trị [TEX]R_1[/TEX]= 90 hoặc [TEX]R_2=160[/TEX] thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng 230,4 W. điều chỉnh đến giá trị R_3 thì điện áp hai đầu đoạn mạch nhanh pha [TEX]\frac{3\pi }{4}[/TEX] so với điện áp giữa 2 bản tụ, khi đó công suất tiêu thụ trên đoạn mạch bằng bao nhiêu?

2, Một đoạn mạch AB gồm 2 đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, đoạn mạch MB chỉ có tụ điện với điện dung C thay đổi được. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch AB điện áp [TEX]u=100cos100\pi t)[/TEX]. Điều chỉnh C đến điện áp giữa 2 bản tụ đạt giá trị cực đại thì điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch lệch pha [TEX]\frac{\pi }{4}[/TEX] so với cường độ dòng điện chạy trong mạch. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch AM bằng???
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Bài em hỏi có thể làm như sau:
Bài 1:
Vì R thay đổi mà P không đổi nên ta có hệ thức: [TEX]R_1R_2=(Z_L-Z_C)^2[/TEX] (1)
Mặt khác khi điều chỉnh R=R3 thì u nhanh pha hơn u hai đầu bản tụ là [TEX]\frac{4\pi }{3}[/TEX] (nghĩa là u nhanh pha hơn i [TEX]\frac{\pi }{4}[/TEX])
\Rightarrow [TEX]Z_L-Z_C=R[/TEX] (2)
Công suất của mạch khi R=R3:
[TEX]P=R_3\frac{U^2}{R_3^2+(Z_L-Z_C)^2}[/TEX] (3)
Thay (1); (2) vào (3) em sẽ tính được kết quả
 
H

hocmai.vatli

Bài 2:
Khi C thay đổi để [TEX]U_C[/TEX]max thì [TEX]U_C[/TEX] vuông pha với [TEX]U_{RL}[/TEX] \Rightarrow [TEX]U_C^2max=U^2+U_{RL}^2\Rightarrow U_{RL}^2=U^2-U_C^2max[/TEX]
Mặt khác điều chỉnh C để u trễ pha [TEX]\frac{\pi }{2}[/TEX] so với i \Rightarrow[TEX]Z_C-Z_L=R[/TEX]
uRL lệch pha so với i [TEX]\frac{\pi }{2}[/TEX] \Rightarrow ZL=R
Từ đây em tìm ra đáp án nhé!
 
Top Bottom