[Lí 12]Điện xoay chiều

Y

yacame

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. cho mạch điện R nối tiếp L nối tiếp C có R=100 căn(3); . Khi đặt vào AB( hiệu diện thế 2 đầu đoạn mạch) một điện áp xoay chiều có tần số f=50Hz thì uAB và uAM( hiệu điện thế R-L) lệch pha nhau pi/3 . Giá trị L là?
hộ mình bài này với. chả hiểu kiểu gì làm mãi ko ra
[Tex]A. L=sqrt{3}/\pi... B.L=1/\pi .......... C.L=2/\pi D. L= 3/\pi [/tex]
2. Ở mạch điện hộp kín X là một trong ba phần tử điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Khi đặt vào AB một điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 220V thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM( gồm R-C) và MB ( gồm hộp kín X ) lần lượt là 100V và 120V . Hộp kín X là:
A. Cuộn dây có điện trở thuần.
B. Tụ điện
C. Điện trở. D. Cuộn dây thuần cảm.
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

1. cho mạch điện R nối tiếp L nối tiếp C có R=100 căn(3); . Khi đặt vào AB( hiệu diện thế 2 đầu đoạn mạch) một điện áp xoay chiều có tần số f=50Hz thì uAB và uAM( hiệu điện thế R-L) lệch pha nhau pi/3 . Giá trị L là?
hộ mình bài này với. chả hiểu kiểu gì làm mãi ko ra
[Tex]A. L=sqrt{3}/\pi... B.L=1/\pi .......... C.L=2/\pi D. L= 3/\pi [/tex]
2. Ở mạch điện hộp kín X là một trong ba phần tử điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Khi đặt vào AB một điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 220V thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM( gồm R-C) và MB ( gồm hộp kín X ) lần lượt là 100V và 120V . Hộp kín X là:
A. Cuộn dây có điện trở thuần.
B. Tụ điện
C. Điện trở. D. Cuộn dây thuần cảm.

Bài 1:
:D cả 4 phương án đều đúng
Lí do là dung kháng thay đổi được

Lấy ví dụ 2 phương án A, B nha
Phương án A: [TEX]Z_C=R.tan(\pi /12)+Z_L[/TEX]
Phương án B: [TEX]Z_C=R.tan(\pi /6)+Z_L[/TEX]

Bài 2:
[TEX]U_{AM}+U_{MB}=U_{AB}[/TEX]
nên đoạn mạch AM có linh kiện gì thì đoạn mạch MB có linh kiện đó
 
Last edited by a moderator:
Y

yacame

thêm bài này nữa giúp mink nhé
A và B là hai điểm trên cùng một phương truyền của sóng trên mặt nước, cách
nhau một phần tư bước sóng. Tại một thời điểm t nào đó, mặt thoáng ở A và ở B đang
cao hơn vị trí cân bằng lần lượt [tex] u_A = +0,3 mm, u_B = +0,4 mm [/tex] ; mặt thoáng ở A đang đi lên
còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi. Biên độ sóng a và chiều truyền
sóng là
A. a =0 , 5 mm , truyền từ A đến B.
B. a= 0 , 5 mm , truyền từ B đến A.

C. a=0 , 7 mm , truyền từ B đến A.
D.a= 0 , 7 mm, truyền từ A đến B.
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

thêm bài này nữa giúp mink nhé
A và B là hai điểm trên cùng một phương truyền của sóng trên mặt nước, cách
nhau một phần tư bước sóng. Tại một thời điểm t nào đó, mặt thoáng ở A và ở B đang
cao hơn vị trí cân bằng lần lượt [tex] u_A = +0,3 mm, u_B = +0,4 mm [/tex] ; mặt thoáng ở A đang đi lên
còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi. Biên độ sóng a và chiều truyền
sóng là
A. a =0 , 5 mm , truyền từ A đến B.
B. a= 0 , 5 mm , truyền từ B đến A.

C. a=0 , 7 mm , truyền từ B đến A.
D.a= 0 , 7 mm, truyền từ A đến B.

A cách B 1/4 bước sóng tức A vuông pha B
nên [TEX]a=\sqrt{0,3^2+0,4^2}=0,5 (cm)[/TEX]

Xét ở 1 sợi dây bất kì với tâm dao động O đang ở vị trí biên dương
thì điểm C cách O 1/4 bước sóng đang ở VTCB, hướng lên trên
Dễ thấy nếu tiếp tục dao động, điểm O sẽ chuyển động đi xuống, điểm C sẽ chuyển động lên trên

Áp dụng sợi dây này cho bài, ta thấy điểm O ứng với điểm B, điểm C ứng với điểm A nên sóng truyền từ B tới A

Các bạn để tiêu đề là dòng điện xoay chiều thì post dòng điện xoay chiều thôi, còn muốn post cả mấy phần kia thì để tiêu đề tổng hợp hộ mình

Ví dụ: [Lí 12] Bài tập tổng hợp
 
Top Bottom