[Lí 12]-Dao động điều hòa

T

thoconcute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em có 3 bài thắc mắc. Mong mọi người giải thích giúp em!

Bài 1: Một vật dao động điều hòa lúc vận tốc là 24pi cm/s thì gia tốc -128pi^2 cm/s^2 và thời gian để vật đi từ điểm có gia tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng vậy là 0,25s. Tìm biên độ dao động của vật?

Em giải bài này lấy T=0,25s rồi suy ra kết quả A=3,6... Nhưng đáp án không có. Cách lấy T như vậy đúng chưa ạ? Nếu kết quả sai thì giải thế nào ạ?

Bài 2: Một vật dao động với chu kì T=0,5s. Khi pha dao động bằng pi/4 thì gia tốc a=-8 m/s^2 lấy pi^2=10. Tìm biên độ giao động?

Em giải thì nó ra kết quả là $\frac{1}{10\sqrt{2}}$ m nhưng trong đáp án không có? Cũng không biết làm sao, giúp em với ạ

Bài 3: Một vật dao động với tần số f=2Hz. Khi pha dao động pi/2 thì gia tốc a=-8 m/s^2. Lấy pi^2=10. Tìm biên độ dao động của vật

Khi pha dao động bằng 90* thì a=0 rồi nên em không tính A được...
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Anh thấy cái bài 1 là em đoán mò.

Bài 3 trước nhé.

Có thể pt này viết dưới dạng sin đó em. Như vậy pha là pi/2 thì sin của nó là 1.

Bài 2. Pha bằng pi/4 thì [TEX]x = \frac{A}{\sqrt[]{2}}[/TEX].

Em tính ra x trước đã. [TEX]a = x\omega^2.sin(\phi)[/TEX]

Tính ra A xem có giống kết quả em vừa làm không? Nếu giống thì anh bó tay.
 
E

endinovodich12

câu 1 : Một vật dao động điều hòa lúc vận tốc là $24\pi$ cm/s thì gia tốc $-128 \pi^2 cm/s^2$ và thời gian để vật đi từ điểm có gia tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng vậy là 0,25s. Tìm biên độ dao động của vật?

Giải :
Do thời gian để vật đi từ điểm có gia tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng vậy là 0,25s . Tức là vật đi đc một nửa chu kỳ
Vẽ vòng tròn thấy rõ hơn
\Rightarrow $\frac{T}{2}=0.25s$
\Rightarrow $T=0.5$
\Rightarrow $\omega = 4\pi$

Áp dụng công thức :

$A^2=\frac{a^2}{\omega^4}+\frac{v^2}{\omega^2}$

Thay số vào ta có :

$A^2 = \dfrac{(-128\pi^2)^2}{(4\pi)^4}+\frac{(24 \pi)^2}{(4\pi)^2}$

\Rightarrow $A^2 =100 cm$

A = 10 cm
 
T

thoconcute

Anh thấy cái bài 1 là em đoán mò.

Bài 3 trước nhé.

Có thể pt này viết dưới dạng sin đó em. Như vậy pha là pi/2 thì sin của nó là 1.

Bài 2. Pha bằng pi/4 thì [TEX]x = \frac{A}{\sqrt[]{2}}[/TEX].

Em tính ra x trước đã. [TEX]a = x\omega^2.sin(\phi)[/TEX]

Tính ra A xem có giống kết quả em vừa làm không? Nếu giống thì anh bó tay.

Bài 2 em giải ra rồi ạ! Kết quả em vừa làm đúng ạ! Làm ra em quên đổi về cm nên không thấy kết quả :))

Bài 1 em không đoán mò, theo vuông pha anh à! Chỉ có cái 0,25s đó em không biết nó là cái gì nên cho là T. Dĩ nhiên bài này em làm sai :D Anh chỉ em với ạ!
 
T

thoconcute

câu 1 : Một vật dao động điều hòa lúc vận tốc là $24\pi$ cm/s thì gia tốc $-128 \pi^2 cm/s^2$ và thời gian để vật đi từ điểm có gia tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng vậy là 0,25s. Tìm biên độ dao động của vật?

Giải :
Do thời gian để vật đi từ điểm có gia tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng vậy là 0,25s . Tức là vật đi đc một nửa chu kỳ
Vẽ vòng tròn thấy rõ hơn
\Rightarrow $\frac{T}{2}=0.25s$
\Rightarrow $T=0.5$
\Rightarrow $\omega = 4\pi$

Áp dụng công thức :

$A^2=\frac{a^2}{\omega^4}+\frac{v^2}{\omega^2}$

Thay số vào ta có :

$A^2 = \dfrac{(-128\pi^2)^2}{(4\pi)^4}+\frac{(24 \pi)^2}{(4\pi)^2}$

\Rightarrow $A^2 =100 cm$

A = 10 cm

Đấy em làm như anh thế đó chỉ có cái khác trầm trọng là em làm T=0,25s.

Em cám ơn ạ!

Còn bài 2 thì sao ạ! Em chuyển về công thức a theo cos thì cos pi/2=0 còn theo sin thì sin(pi/2-pi/2) cũng bằng 0
 
E

endinovodich12

Như mình đã nếu ở đầu bài 1 là :

Do thời gian để vật đi từ điểm có gia tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng vậy là 0,25s . Tức là vật đi đc một nửa chu kỳ


Bạn dễ ràng nhận thấy rằng !

Khi vật có gia tốc a = 0 thì vật đang ở vị trí cân bằng ; sau một khoảng thời gian là $\Delta t=0.25s $ bất kỳ ; thì vật lại ở vị trí cũ tức là vị trí cân bằng ; mà theo vòng tròn thì khoảng thời gian vật đi qua vị trí cân bằng liên tiếp là $\dfrac{T}{2}$ hay là 1 nửa vòng tròn
 
S

saodo_3

Đấy em làm như anh thế đó chỉ có cái khác trầm trọng là em làm T=0,25s.

Em cám ơn ạ!

Còn bài 2 thì sao ạ! Em chuyển về công thức a theo cos thì cos pi/2=0 còn theo sin thì sin(pi/2-pi/2) cũng bằng 0

Ý là pt nó viết dưới dạng [TEX]x = Asin(\omega t + \phi)[/TEX] chứ không phải bảo em chuyển từ pt cos về pt sin.

Viết theo pt cos thì tại VTCB, dạng của pt là [TEX]x = Acos(\omega t + \pi/2)[/TEX] còn theo pt sin thì tại VTCB, [TEX]x = Asin(\omega t)[/TEX]

Với pt sin, khi pha là pi/2 thì vật đang ở biên.

ps: Đọc cái bài 1 cứ tưởng cái "điểm tiếp theo cũng vậy" là điểm có gia tốc và vận tốc nên ngồi khóc nãy giờ.
 
Last edited by a moderator:
T

thoconcute

Như mình đã nếu ở đầu bài 1 là :

Do thời gian để vật đi từ điểm có gia tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng vậy là 0,25s . Tức là vật đi đc một nửa chu kỳ


Bạn dễ ràng nhận thấy rằng !

Khi vật có gia tốc a = 0 thì vật đang ở vị trí cân bằng ; sau một khoảng thời gian là $\Delta t=0.25s $ bất kỳ ; thì vật lại ở vị trí cũ tức là vị trí cân bằng ; mà theo vòng tròn thì khoảng thời gian vật đi qua vị trí cân bằng liên tiếp là $\dfrac{T}{2}$ hay là 1 nửa vòng tròn

Em nhầm, cái đó em biết rồi ạ!

Em hỏi bài 3

Bài 3: Một vật dao động với tần số f=2Hz. Khi pha dao động pi/2 thì gia tốc a=-8 m/s^2. Lấy pi^2=10. Tìm biên độ dao động của vật
 
T

thoconcute

Ý là pt nó viết dưới dạng [TEX]x = Asin(\omega t + \phi)[/TEX] chứ không phải bảo em chuyển từ pt cos về pt sin.

Viết theo pt cos thì tại VTCB, dạng của pt là [TEX]x = Acos(\omega t + \pi/2)[/TEX] còn theo pt sin thì tại VTCB, [TEX]x = Asin(\omega t)[/TEX]

Với pt sin, khi pha là pi/2 thì vật đang ở biên.

ps: Đọc cái bài 1 cứ tưởng cái "điểm tiếp theo cũng vậy" là điểm có gia tốc và vận tốc nên ngồi khóc nãy giờ.

Thì cái ý của em cũng chuyển như anh vậy! Trời em vội quá nên diễn đạt.... Tóm lại là giải mẫu em bài 2 đi ạ!

Bài 2 này dựa vào [TEX]a = -\omega^2.Acos(\omega t + \phi)[/TEX]

Khi pha dao động là pi/2 thì cos(pi/2) bằng 0. hết tính...

Vậy xoay theo kiểu khác thế nào? ? ạ?

P/s: Bài 1 em hiểu rồi mà anh giải thích cái "điểm tiếp theo cũng vậy" là như thế nào ạ? Hiểu mà chưa hiểu, thế đấy!
 
E

endinovodich12

Bài này cần xét 2 trường hợp :
TH1 :
Nếu pha dao động theo pt cos thì a=0 tức là ở vị trí cân bằng ( mâu thuẫn với đề là a=-8m/s
TH2 :Nếu pha dao động theo pt sin thì vật sẽ có a#0 do đó vật sẽ ở vị trí biên tức là
$a=a_{max}=-8m/s$

\Rightarrow A = 0.05m

theo mình nghĩ bài này là như vậy
 
Top Bottom