[Lí 12]Bài toán về nguyên tử H

D

duycutit

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xét nguyên tử H ở trạng thái cơ bản có bán kính ro = 5,3*10^-11m. Tìm vận tốc và chu kì quay của electron ( Biết e = 1,6*10^-19, k = 9*10^9)
A. 2,18*10^5m/s ; T = 1,52*10^-15s
B. 4,2*10^6m/s ; T = 2,04*10^-16s
C. 3,42*10^6m/s ; T = 1,24*10^-16s
D. 2,18*10^6m/s ; T = 1,52*10^-16s

Ai pro vào giúp em bài này với nhé! Em cảm ơn nhiều!
Cho em hiểu luôn là cái " k = 9*10^9 " là cái gì vậy
 
H

hoathan24

Xét nguyên tử H ở trạng thái cơ bản có bán kính ro = 5,3*10^-11m. Tìm vận tốc và chu kì quay của electron ( Biết e = 1,6*10^-19, k = 9*10^9)
A. 2,18*10^5m/s ; T = 1,52*10^-15s
B. 4,2*10^6m/s ; T = 2,04*10^-16s
C. 3,42*10^6m/s ; T = 1,24*10^-16s
D. 2,18*10^6m/s ; T = 1,52*10^-16s

Ai pro vào giúp em bài này với nhé! Em cảm ơn nhiều!
Cho em hiểu luôn là cái " k = 9*10^9 " là cái gì vậy

v=[TEX]\frac{1}{n}\sqrt[2]{\frac{9*10^9Qe}{mr}}[/TEX]
suy ra đáp án d sao ấy trong đó Q=e m=9.1.10^-31
k hình như là hằng số điện môi sao ấy nhơ không rõ:)>-:)>-:)>-
 
D

duycutit

Cảm ơn bạn nhé, mình nghĩ ra rồi ,
CT như này:
V = căn( k*e^2 / m*ro)
T = (2pi*r / v)
 
C

conifer91

K gọi là hằng số coulomb (cu lông :D) , đơn giản vậy thôi , đơn vị F^(−1) .m .
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Xét nguyên tử H ở trạng thái cơ bản có bán kính ro = 5,3*10^-11m. Tìm vận tốc và chu kì quay của electron ( Biết e = 1,6*10^-19, k = 9*10^9)
A. 2,18*10^5m/s ; T = 1,52*10^-15s
B. 4,2*10^6m/s ; T = 2,04*10^-16s
C. 3,42*10^6m/s ; T = 1,24*10^-16s
D. 2,18*10^6m/s ; T = 1,52*10^-16s

Ai pro vào giúp em bài này với nhé! Em cảm ơn nhiều!
Cho em hiểu luôn là cái " k = 9*10^9 " là cái gì vậy

electron trong nguyên tử H coi như chuyển động tròn lên có chịu lực hướng tâm [TEX]F_n=\frac{mv^2}{r}[/TEX]

Lực này chính là lực điện
[TEX]F=\frac{k.q_1.q_2}{r^2}[/TEX]

Vậy ta có [TEX]v^2=\frac{k.q_1.q_2}{m.r}\Rightarrow v=\approx2,2.10^6 (m/s)[/TEX]

@duycutit: lần sau em chú ý đặt tiêu đề trọng tâm vào nhé, a đỡ phải sửa :)

 
D

duycutit

Cảm ơn mọi người nhé
@rocky1208: ok lần sau em sẽ đặt luôn tiêu đề :D

Tiếp 1 bài bài nữa, ai giúp em cái!!!

Tế bào quang điện cách nhau d = 1 cm, giới hạn quang điện [tex]\lambda[/tex]o , cho [tex] U^AK[FONT=monospace] [/FONT][/tex] = 4,55 (V). Chiếu vào catot tia sáng đơn sắc có [tex]\lambda[/tex] = [tex]\lambda[/tex]o / 2 thì các quang điện tử rơi vào bản dương trên mặt tròn bán kính R = 1cm. Bước sóng [tex]\lambda[/tex]o có giá trị là:
A. 1,452 [tex]\mu[/tex]m
B. 1,092 [tex]\mu[/tex]m
C. 2,082 [tex]\mu[/tex]m
D. 2,357 [tex]\mu[/tex]m
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

QQua một hồi chứng minh thì rút ra R=2*d*[tex]{\sqrt{U_h}/{U_ak}}[/tex] từ đó tìm dc U_h, rồi tính dc giới hạn thôi
 
D

duycutit

Thêm 1 bài nữa ai giải giúp em bài này với!!!!!!!!!

Hạt nhân phóng xạ phát ra hạt cơ bản và chuyển hoá thành hạt nhân con, tại thời điểm ban đầu trong mẫu chất phóng xạ tỉ số giữa hạt nhân mẹ và hạt nhân con 1:7, sau 414 ngày tỉ số là 1:63. Chu kì bán rã của hạt nhân đó là:
A. 207 ngày
B. 138 ngày
C. 120 ngày
D. 414 ngày
 
Y

yacame

QQua một hồi chứng minh thì rút ra R=2*d*[tex]{\sqrt{U_h}/{U_ak}}[/tex] từ đó tìm dc U_h, rồi tính dc giới hạn thôi
huubinh17 viết rõ ra đi cho mình xem với ...................

Hạt nhân phóng xạ phát ra hạt cơ bản và chuyển hoá thành hạt nhân con, tại thời điểm ban đầu trong mẫu chất phóng xạ tỉ số giữa hạt nhân mẹ và hạt nhân con 1:7, sau 414 ngày tỉ số là 1:63. Chu kì bán rã của hạt nhân đó là:
A. 207 ngày
B. 138 ngày
C. 120 ngày
D. 414 ngày
số hạt nhân mẹ ban đầu là No,
=> No*e^(-landa*t)/(No - No*e^(- landa*t))=1/7 => e^(-landa*t) = 1/8
sau 414 ngày thì e^(- landa*(t+414))=1/64 => T=138
 
Last edited by a moderator:
D

duycutit

Cảm ơn bạn nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Ai giỏi Toán qua topic Toán giúp em giải cái hệ PT với!!!!!!! Em cảm ơn trước nhé!
 
Top Bottom