[Lí 12]Bài hay!!

N

nhi_nhi_89

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Minh co may bai muon nho cac ban giai giup voi!
Bai 1:
Một con lắc gồm 1 lò xo đang dao động tắt dần. Người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong 3 chu kỳ đầu tiên là 10%. Độ giảm tương ứng của thế năng là bao nhiêu?
Bai 2:
Một điểm chuyển động tròn điều với tốc độ dài 0,6m/s trên một đường tròn đường kính 0,4m. Hình chiếu của nó lên một đường kính dao động điều hoà với biên độ, chu kì, tần số góc là?
Bài này mình biết A= 0,2m. Nhưng đề cho tốc độ dài là 0,6m/s, mình không biết đổi ra tốc độ góc để tính chu kì . Mấy bạn giúp mình nha
Bai 3:
Một chất điểm dao động điều hoà. Tại thời điểm t1 li độ của chất điểm bằng x1= 3cm và vận tốc v1= -60*căn3 cm/s. Tại thời điểm t2 li độ bằng x2= 3*căn2 cm và vặn tốc bằng v2= 60*căn2 cm/s. Biên độ và tần số góc dao động của chất điểm bằng bao nhiêu?
Bai 4:
Một vật dao động điều hoà theo phương trình x= 2cos(5*pi*t + pi/6) +1 (cm). Trong giây đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động vật đi qua vị trí có li độ x=2cm theo chiều dương được mấy lần?
 
S

songtu009

Bai 3:
Một chất điểm dao động điều hoà. Tại thời điểm t1 li độ của chất điểm bằng x1= 3cm và vận tốc v1= -60*căn3 cm/s. Tại thời điểm t2 li độ bằng x2= 3*căn2 cm và vặn tốc bằng v2= 60*căn2 cm/s. Biên độ và tần số góc dao động của chất điểm bằng bao nhiêu?
[TEX]x_1 = Acos(\omega t_1 + \phi)[/TEX]
[TEX]x_2 = Acos(\omega t_2 +\phi)[/TEX]
[TEX]v_1 = -A\omega sin(\omega t_1 + \phi)[/TEX]
[TEX]v_2 = -A\omega sin(\omega t_2 + \phi)[/TEX]
[TEX](v_2 - v_1) = \omega(x_1 - x_2)[/TEX]
Mã:
Bai 1: 
Một con lắc gồm 1 lò xo đang dao động tắt dần. 
Người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ 
trong 3 chu kỳ đầu tiên là 10%. Độ giảm tương 
ứng của thế năng là bao nhiêu?
[TEX]H = \frac{(0,9A)^2}{A^2} = 0,81[/TEX]
Vậy thế năng giảm [TEX]19%[/TEX]

bài 2 thì em lấy vận tốc chia bán kính ra tốc độ góc.
Bài 4 có nhiều cách. Đơn giản nhất là vẽ ra xem.
 
Last edited by a moderator:
N

nhi_nhi_89

Bài 4: Nếu phương trình chỉ có x=2cos(5*pi*t+pi/6) thì mình có thể giải được . Nhưng pt lại cộng thêm 1 nữa .Mình không hiểu nếu pt là x=2cos(5*pi*t+pi/6) +1 thì biên độ của pt là bao nhiêu. Và lúc t =0 ,thì x= 2cos(pi/6) +1 = 2,7 cm . có đúng hay không. khó hiểu quá
Bài 1: Mình không hiểu rõ lắm, bạn phân tích kỹ 1 chút được không?
 
H

hieudieucay

từ pt x=2cos(5*pi*t+pi/6) +1 suy ra gốc tọa độ không phải chọn ở vi trí cân bằng của vật
nhưng biên độ vẫn là 2 cm .Tại t=0 thì tọa độ x=2,7 cm vẫn làm như bình thường
 
N

nhi_nhi_89

[TEX]x_1 = Acos(\omega t_1 + \phi)[/TEX]
[TEX]x_2 = Acos(\omega t_2 +\phi)[/TEX]
[TEX]v_1 = -A\omega sin(\omega t_1 + \phi)[/TEX]
[TEX]v_2 = -A\omega sin(\omega t_2 + \phi)[/TEX]
[TEX](v_2 - v_1) = \omega(x_1 - x_2)[/TEX]
Mình đã thử theo cách của bạn và tính omega nhưng kết quả không đúng như trong đề . Đề này có 4 đap án là:
A. biên độ 6cm; omega 20 rad/s
B. 6cm;12rad/s
C. 12cm; 20rad/s
D. 12cm; 10 rad/s
 
H

hieudieucay

đề bài hỏi \Rightarrow Trong giây đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động vật đi qua vị trí có li độ x=2cm theo chiều dương được mấy lần
\Rightarrowphải cho x1= 2cos(5*pi*t +pi/6) =2 vì pt li độ của nó là x1 chứ không phải x
\Rightarrownó đi qua vị trí li độ x=2 là 2 lần
 
Top Bottom