Vật lí <Lí 11> Công của lực điện

Lê Đại Thắng

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
253
68
134
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một ion A có khối lượng m = 6,6.10-27 kg và điện tích q1 = +3,2.10-19 C, bay với vận tốc ban đầu v0 =1.106 m/s từ một điểm rất xa đến va chạm vào một ion B có điện tích q2 = +1,6.10-19 C đang đứng yên. Tính khoảng cách gần nhất giữa hai ion.
-Giải chi tiết !!!!!!!
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Bài này rất hay. Cần áp dụng bảo toàn năng lượng và động lượng.

Khoảng cách của hai điện tích là gần nhất khi chúng đứng yên với nhau (cùng vận tốc).

Khi đó áp dụng bảo toàn động lượng để tìm vận tốc chung.

[TEX]mv_A = 2m.u[/TEX] Tính được vận tốc khi cả hai điện tích đứng yên với nhau.

Áp dụng bảo toàn năng lượng:

Động năng điện tích A chuyển thành động năng chung + thế năng hai điện tích.

[TEX] \frac{mv_A^2}{2} = 2m.\frac{u^2}{2} + K\frac{q_1q_2}{r}[/TEX]

Tính được r là khoảng cách cực tiểu.
 

Lê Đại Thắng

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
253
68
134
23
Bài này rất hay. Cần áp dụng bảo toàn năng lượng và động lượng.

Khoảng cách của hai điện tích là gần nhất khi chúng đứng yên với nhau (cùng vận tốc).

Khi đó áp dụng bảo toàn động lượng để tìm vận tốc chung.

[TEX]mv_A = 2m.u[/TEX] Tính được vận tốc khi cả hai điện tích đứng yên với nhau.

Áp dụng bảo toàn năng lượng:

Động năng điện tích A chuyển thành động năng chung + thế năng hai điện tích.

[TEX] \frac{mv_A^2}{2} = 2m.\frac{u^2}{2} + K\frac{q_1q_2}{r}[/TEX]

Tính được r là khoảng cách cực tiểu.
Cho mình hỏi lúc cả hai điện tích đứng yên với nhau thì vận tốc bằng không rồi còn gì , với lại sao thế năng hai điện tích lại được tính bằng Kq1q1/r vậy ? Mình mới học phần này nên còn mù tịt , nhờ bạn giải thích giúp !!!!!
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
- Hai điện tích đứng không so với nhau là do chúng có cùng vận tốc chứ không phải là chúng đứng yên so với Trái Đất.

Ban đầu A chuyển động về phía B, lực tương tác tăng làm vận tốc A giảm dần, B tăng dần. Khi hai điện tích này cùng vận tốc thì khoảng cách của chúng ngắn nhất. Sau đó vận tốc của B vượt qua A.

- Đó là công thức của hiệu điện thế - tức thế năng.
 

Lê Đại Thắng

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
253
68
134
23
Mình thấy cũng còn chỗ không ổn bạn ơi ! Vì đề không cho dữ kiện về khối lượng của ion B nên ta không viết m.Va = 2.m.u được .
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Nếu khối lượng q2 vô cùng lớn, khoảng cách sẽ bé, ngược lại q2 bé khoảng cách sẽ lớn. Bài này phụ thuộc vào khối lượng của q2. Có thể ý người ra đề muốn nói khối lượng q1 và q2 như nhau nên áp dụng bài giải trên.
Còn không thì đề thiếu, chắc chắn là thiếu!
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Khái niệm "đang đứng yên" và "được giữ cố định" là hai khái niệm khác nhau.

Bài đó họ giải cho trường hợp ion B được giữ cố định.
 
Top Bottom