[Lí 11] Các dạng bài tập Lí thường gặp và phương pháp giải.

H

hotgirl_789

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các pạn , mình muốn chia sẻ với các bạn các dạng toán lí 11 thường gặp và phương pháp giải các dạng đó. :), mình nêu các dạng thườg gặp trong Lí 11 - phương pháp giải chúng. Phương pháp giải khá ngắn gọn, còn việc áp dụng tốt hay không là tùy thuộc vào tư duy và sự chăm chỉ của mỗi bạn ;)( nếu có gì thiều sót thì mong các bạn thông cảm . Chúc các bạn học tốt môn Lí !:):D



Phần I - ĐIỆN HỌC - ĐIỆN TỪ HỌC


CHƯƠNG I


ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG


Bài 1: Điện tích - Định luật Culong

* Phương pháp giải:




Dạng 1: Hai loại điện tích

· Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
· Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau và các điện tích trái dấu thì hút nhau.
· Đơn vị điện tích là Culông ( C )
· Điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên gọi là điện tích nguyên tố:
e =[TEX] 1,6.{10}^{-19}[/TEX]
· Điện tích của electron là điện tích âm và có độ lớn bằng e.
· Phần này ta sẽ có công thức :

[TEX] N = \frac{q}{e}[/TEX]


Dạng 2: Sự nhiễm điện của các vật
· Nhiễm điện do cọ xát: hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau nhiễm điện trái dấu.
· Nhiễm điện do tiếp xúc: cho vật không nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện nhiễm điện cùng dấu.
· Nhiễm điện do hưởng ứng: cho vật không nhiễm điện lại gần một vật nhiễm điện đầu gần vật nhiễm điện sẽ nhiễm điện trái dấu; đầu xa sẽ nhiễm điện trái dấu.

Dạng 3: Định luật Cu-lông

· Độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đứng yên tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của 2 điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
· Công thức:

* Trong chân không (hay không khí) :
[tex]F=k.\frac{|q1|.|q2|}{r^2}[/tex]

* Trong điện môi
[tex]F=k.\frac{|q1|.|q2|}{\epsilon .r^2}[/tex]

Trong đó: r = khoảng cách giữa hai điện tích [TEX]{q}_{1}[/TEX], [TEX]{q}_{2}[/TEX] .

Trong hệ đơn vị SI:
k = [TEX]9.{10}^{9}N.m^2/C^2[/TEX]

[TEX]\epsilon [/TEX] = hằng số điện môi; [TEX]\epsilon [/TEX]\geq1

Trong chân không hay không khí [TEX]\epsilon [/TEX] = 1
Dạng 4: Hằng số điện môi ([TEX]\epsilon [/TEX] )
- Đặc trưng cho tính chất điện của môi trường cách điện.
- Khi đặt các điện tích trong điện môi thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi [TEX]\epsilon [/TEX] lần so với khi đặt chúng trong chân không.
- Hằng số điện môi của chất điện môi:[TEX]\epsilon [/TEX] > 1
- [TEX]\epsilon [/TEX] là đại lượng ko có thứ nguyên.
- Hằng số điện môi của chân không[TEX]\epsilon [/TEX] = 1 hay ko khí [TEX]\epsilon [/TEX] ~ 1




Dạng 5: Thuyết electron
  • Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích các điện tích trong nguyên tử = 0, nguyên tử trung hòa điện.
  • Nếu nguyên tử mất electron thì trở thành ion dương; nếu nguyên tử nhận thêm electron thành ion âm.
  • Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có ẹô linh động rất cao. Do đó electron có thể dễ dàng bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay chuyển từ vật này sag vật khác \Rightarrow nhiễm điện.
  • Vật nhiễm điện âm \Rightarrow thừa electron; Vật nhiễm điện dương \Rightarrow thiếu electron.
  • Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do; Vật cách điện(điện môi) chứa ít điện tích tự do.
Dạng 6: Định luật bảo toàn điện tích


Một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 2: Điện trường - Vectơ cường độ điện trường

( Xem các công thức trong sách giáo khoa Lí 11)



Dạng 1: Khảo sát điện trường gây bởi 1 điện tích điểm ( Điện trường của 1 điện tích điểm Q tại 1 điểm cách Q một khoảng r)




E = [TEX]9.{10}^{9}\frac{|Q|}{\epsilon r^2}[/TEX]
  • Nếu Q > 0 \Rightarrow[TEX] \vec{E}[/TEX]hướng ra.
  • Nếu Q < 0 \Rightarrow [TEX] \vec{E}[/TEX] hướng vào.
Nếu cần thận, có thể làm như thế này:

[TEX] \vec{E}[/TEX] có:

- điểm đặt ( ví dụ điểm đặt tại M)

- Hướng:
+ Phương: trùng với đường thẳng Q tại M.
+ Chiều:
* Q > 0: [TEX] \vec{E}[/TEX] hướng ra xa Q.
* Q<0: [TEX] \vec{E}[/TEX] hướng lại gần Q.
- Độ lớn: E = [TEX]9.{10}^{9}\frac{|Q|}{\epsilon r^2}[/TEX]





Dạng 2: Xác định Vectơ cường độ điện trường [TEX] \vec{E}[/TEX] do hệ điện tích điểm gây ra tại 1 điểm.





Phương pháp:
  • [TEX] \vec{E_1}[/TEX], [TEX] \vec{E_2}[/TEX]; ... ; [TEX] \vec{E_n}[/TEX] là cường độ điện trường do [TEX]{q}_{1}[/TEX] ; [TEX]{q}_{2} [/TEX]; ... ; [TEX]{q}_{n}[/TEX] gây tại M [TEX]\rightarrow [/TEX] Xác định [TEX] \vec{E_1}[/TEX], [TEX] \vec{E_2}[/TEX]; ... ; [TEX] \vec{E_n}[/TEX].
  • Áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường:
[TEX] \vec{E_M}[/TEX] = [TEX] \vec{E_1}[/TEX]+[TEX] \vec{E_2}[/TEX] + ... + [TEX] \vec{E_n}[/TEX] (1)
  • Giải:
(C1): Qui tắc hình bình hành



(C2): Chiếu (1) lên 2 trục Ox, Oy.
  • Chú ý: Nếu hệ chỉ có 2 điện tích điểm : [TEX] \vec{E}[/TEX] = [TEX] \vec{E_1}[/TEX] + [TEX] \vec{E_2}[/TEX]
+ Tổng quát: [TEX]{E}^{2}= {E_1}^{2}+ {E_2}^{2}+ 2E_1E_2cox\alpha [/TEX]


+[TEX]\vec{E_1}[/TEX] cùng chiều [TEX]\vec{E_2} [/TEX]\Rightarrow [TEX]\vec{E}[/TEX] có 2 trường hợp:

(+) E = [TEX]E_1[/TEX] +[TEX]{E}_{2}[/TEX]
(+) [TEX]\vec{E}[/TEX] cùng chiều [TEX] \vec{E_1}[/TEX] cùng chiều [TEX] \vec{E_2}[/TEX]





+ [TEX]\vec{E_1}[/TEX]ngược chiều [TEX]\vec{E_2} [/TEX]([TEX]E_1 [/TEX]> [TEX]E_2[/TEX] ) [TEX]\rightarrow [/TEX] [TEX]\vec{E}[/TEX] có 2 trường hợp:

(+)E =[TEX]|E_1 - E_2[/TEX]
(+)[TEX]\vec{E}[/TEX] cùng chiều với [TEX]\vec{E_1}[/TEX]


+[TEX] \vec{E_1}[/TEX]vuông góc [TEX]\vec{E_2}[/TEX] [TEX]\rightarrow [/TEX] [TEX]\vec{E}[/TEX]có 2 trường hợp:
(+) [TEX]E^2[/TEX] = [TEX]{{E}_{1}}^{2}[/TEX] + [TEX]{E_2}^{2}[/TEX]
(+) phương: [TEX]tan\alpha[/TEX] = [TEX]\frac{E_1}{E_2}[/TEX]






+ [TEX]E_1[/TEX] = [TEX]E_2[/TEX] [TEX]\rightarrow[/TEX] E = [TEX]2E_1\frac{cos\alpha }{2} [/TEX]


p/s: Mình sẽ post các dạng khác sau :D
 
Last edited by a moderator:
H

hotgirl_789

Dạng 3: Xác định vị trí tại đó có cường độ điện trường [TEX]\vec{E}[/TEX] = 0
  • Tại M vectơ cường độ điện trường [TEX]\vec{E_M}[/TEX] = 0 = [TEX]\vec{E_1} + \vec{E_2} + . . . + \vec{E_n}[/TEX].
  • Nếu chỉ có 2 điện tích: [TEX]\vec{E_M}[/TEX] =[TEX] \vec{E_1} + \vec{E_2} [/TEX]= [TEX]\vec{0}[/TEX] \Rightarrow [TEX]\vec{E_1}[/TEX] = [TEX]-\vec{E_2}[/TEX]
  • Nếu chỉ có 3 điện tích : [TEX]\vec{E_M}[/TEX] =[TEX] \vec{E_1} + \vec{E_2} + \vec{E_3}[/TEX] = [TEX]\vec{0}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\vec{E_12} + \vec{E_3} [/TEX] = [TEX]\vec{0}[/TEX]
[TEX]\vec{E_12}[/TEX] = [TEX]\vec{- E_3}[/TEX]
p/s: Dạng 4 mình sẽ post típ sau :D
Dạng 4: Điện tích cân bằng trong điện trường

1) Phân tích lực tác dụng lên điện tích.
2) Áp dụng điều kiện cân bằng:

[TEX]{\bar{\sum }}_{\vec{F}}= \vec{0}[/TEX] (1)

3) Giải phương trình vectơ (1) bằng 2 cách:

Cách 1: Dùng quy tắc hình bình hành.

Cách 2: Chiếu pt (1) lên 2 trục Ox [TEX]\perp [/TEX] Oy
 
Last edited by a moderator:
H

happy1801

Xin lỗi bạn, nhưng thật sự mình k thấy gì đặc sắc cả, gần như chỉ là nêu lại kiến thức của sgk. Bạn nên tìm đọc một số sách tham khảo nha.
 
H

hotgirl_789

Bài mới! ^^

Bài 3: Công của lực điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế
( Các định nghĩa, công thức xem sách giáo khoa Lí 11)
Dạng 1: Xác định công của lực điện trường, tính điện thế, hiệu điện thế.
* Phương pháp:
1) Công của lực điện trường: [TEX]{A}_{MN} = q.E.{d}_{MN}[/TEX] ( [TEX]{d}_{MN}[/TEX]: là hình chiếu MN lên [TEX]\vec{E}[/TEX])
  • [TEX]q > 0 ; q < 0[/TEX]E > 0
  • [TEX] {d}_{MN} > 0 ; {d}_{MN} < 0[/TEX]
  • [TEX]{A}_{MN} > 0 [/TEX] ( công của lực điện trường tăng ) ; [TEX]{A}_{MN}< 0 [/TEX]( công của lực điện trường giảm)
2) Hiệu điện thế:

[TEX]{U}_{MN}= V_M - V_N = \frac{{A}_{MN}}{q}[/TEX]
  • [TEX] {U}_{MN} > 0 \Rightarrow V_M > V_N[/TEX]
  • [TEX] {U}_{MN} < 0 \Rightarrow V_M < V_N[/TEX]
3) Liện hệ E & U
a) Độ lớn : [TEX]E = \frac{U}{d}[/TEX]
b) Tổng quát : [TEX]E = \frac{{U}_{MN}}{{d}_{MN}} ( {d}_{MN} > 0, < 0 ) [/TEX]
Dạng 2: Khảo sát chuyển động của hạt mang điện trường E.
* Phương pháp

Cách 1: Định lí động năng ( sách gk lớp 10)
Cách 2: Phương pháp động lực học:
* Chọn hệ trục:
+ Hạt chuyển động theo quỹ đạo thẳng thì chọn 1 trục Ox
+ Hạt chuyển động theo quỹ đạo cong thì chọn 2 trục Ox [TEX]\perp Oy[/TEX]
* Phân tích lực tác dụng lên hạt
* Định luật II Niutơn:
[TEX]{\sum }_{\vec{F}}= m\vec{a} (1)[/TEX]
* Chiếu (1) lên trục
[TEX] v = v_0 + at[/TEX]
[TEX]s = v_0 + \frac{1}{2}at^2[/TEX]
[TEX]v^2 = v_0^2 = 2as[/TEX]
p/s : Mình sẽ post các dạng của bài Tụ điện sau :D
 
Last edited by a moderator:
H

happy1801

Nói thật nêu vậy thì chẳng khác nào đọc sgk. Bạn nên thêm bài tập ví dụ ngay phía sau nha. Mỗi lần post một dạng thôi cũng được.
 
P

pisces36

bạn ơi post bai mạch điên đi, cái phần có khoá k mở- đóng ấy,mình ko biết làm mấy bài dạng đó
 
H

helpme_97

Bạn nào giúp mình bài này đc ko
Bài 1: Một hạt bụi có m=0,02 g mang điện tích q=5.10^-5C . Mặt khác 1 bản kim loại tích điện dương . Một bản kim loại khác tích điện âm đặt song song và cách bản dương 5 cm. Hiệu điện thế 2 bản là 500 V. Tìm thời gian hạt bụi cđ đến bản âm và vận tốc khi chuyển động đến bản âm

Cảm ơn
 
N

nganha846

Bạn nào giúp mình bài này đc ko
Bài 1: Một hạt bụi có m=0,02 g mang điện tích q=5.10^-5C . Mặt khác 1 bản kim loại tích điện dương . Một bản kim loại khác tích điện âm đặt song song và cách bản dương 5 cm. Hiệu điện thế 2 bản là 500 V. Tìm thời gian hạt bụi cđ đến bản âm và vận tốc khi chuyển động đến bản âm

Cảm ơn

Chưa biết được vị trí hạt bụi thì không làm được em ạ . Thứ nữa là bản kim loại đặt nằm ngang hay thẳng đứng?
 
Top Bottom