thứ 2 là công thức tính điện dung
Tôi thấy rất nhiều bạn hỏi về công thức tính điện dung, bây giờ tôi sẽ post cách chứng minh công thức này
* Trước hết, các bạn cần phải biết sơ sơ về điện thông đã
1/ Điện thông:
Xét 1 mặt [TEX]\large\Delta S_0[/TEX] vuông góc với đường sức của 1 điện trường đều [TEX]\vec{E}[/TEX], gọi [TEX]\large\Delta N_0[/TEX] là số đường sức gởi qua [TEX]\large\Delta S_0[/TEX]
\Rightarrow Điện thông gửi qua diện tích [TEX]\large\Delta S_0=E.\large\Delta N_0[/TEX]
Bạn nào cho mình biết ở hình b), điện thông tính bằng công thức nào?
Từ đó, các bạn tự suy ra công thức tính điện thông tổng quát nhé
2/ Định luật Ostrogradski-Gauss (còn gọi là định luật Gauss)
Nội dung:
Điện thông qua 1 mặt kín có giá trị bằng tổng đại số các điện tích bên trong mặt đó chia cho hắng số điện [TEX]\epsilon _0[/TEX]
Biểu thức tính:
[TEX]N=\frac{\sum q_i}{\epsilon _0}[/TEX]
Ta nhận thấy Định luật O-G là 1 hệ quả của định luật Coulomb, có thể suy ra từ định luật Coulomb bằng phương pháp tích phân
3/ Tính điện dung của 1 vật dẫn
Từ định luật O-G, ta suy ra điện tích của 1 mặt phẳng (xét mặt phẳng Gauss, nghĩa là mặt phẳng thoả mãn tính chất đối xứng)
[TEX]q=\epsilon _0.E.S[/TEX]
Với S là diện tích của mặt phẳng đang xét
Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ
[TEX] V=\int\limits_{+}^{-}E.d_s.\epsilon[/TEX]
Đối với tụ điện phẳng, biểu thức trên tương đương [TEX]V=E.d.\epsilon[/TEX]
Theo định nghĩa điện dung
[TEX]C=\frac{q}{V}=\frac{\epsilon _0.E.S.\epsilon}{E.d}=\epsilon _0.\epsilon\frac{S}{d}[/TEX]
Các bạn thử tìm điện dung của tụ điện cầu xem sao, hướng giải tôi đã post ở trên