Vật lí lí 10 cơ năng ạ

Takagi san

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
22
4
31
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1> Một viên bi nhỏ có khối lượng 20g được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 2 m so với mặt sàn. Bỏ qua sức cản của không khí, chọn gốc thế năng tại mặt sàn và lấy g=10m/s^2
a> Tính cơ năng của viên bi lúc thả và vận tốc của nó lúc chạm đất
b> Biết rằng cứ mỗi lần viên bi chạm mặt sàn thì vận tốc nẩy lên khỏi mặt sàn bằng 92% vận tốc lúc vừa xuống chạm mặt sàn. Tính độ cao cực đại của viên bi khi nảy lên lần thứ tám
2>Một quả bóng cao su có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên trên tù độ cao 40m so với mặt đất với vận tốc 10m/s. Bỏ qua lực cản của không khí, chọn mốc thế năng tại mặt đất và lấy g=10m/s^2
a) cơ năng? zmax? v( khi quả bóng vừa chạm đất)?
b) ở độ cao nào và vận tốc bằng bao nhiêu thì động năng và thế năng của quả bóng bằng nhau
c) Do mặt đất khô quả bóng bật lên với vận tốc có độ lớn bằng 2/3 lần vận tốc lúc vừa chạm đất, thời gian chạm đất là 0.01(s). Tính lực do mặt đất tác dụng lên quả bóng và độ cao cực đại mà quả bóng đạt được lúc này
p/s:giải giúp các câu cuối của mỗi bài thì tốt ạ!! đang cần các bài tập về cơ năng mặt phằng nghiêng hay gì ấy bạn nào có cho mình xin a~~ cảm ơn nhiều:):):)
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
1> Một viên bi nhỏ có khối lượng 20g được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 2 m so với mặt sàn. Bỏ qua sức cản của không khí, chọn gốc thế năng tại mặt sàn và lấy g=10m/s^2
b> Biết rằng cứ mỗi lần viên bi chạm mặt sàn thì vận tốc nẩy lên khỏi mặt sàn bằng 92% vận tốc lúc vừa xuống chạm mặt sàn. Tính độ cao cực đại của viên bi khi nảy lên lần thứ tám
2>Một quả bóng cao su có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên trên tù độ cao 40m so với mặt đất với vận tốc 10m/s. Bỏ qua lực cản của không khí, chọn mốc thế năng tại mặt đất và lấy g=10m/s^2
c) Do mặt đất khô quả bóng bật lên với vận tốc có độ lớn bằng 2/3 lần vận tốc lúc vừa chạm đất, thời gian chạm đất là 0.01(s). Tính lực do mặt đất tác dụng lên quả bóng và độ cao cực đại mà quả bóng đạt được lúc này
Anh sẽ hướng dẫn em câu cuối của mỗi bài.
Bài 1. Năng lượng ban đầu của bi là m.g.h

Sau mỗi lần va chạm, vận tốc của bi còn 92% so với trước đó. Lần 2 = 92% lần 1 = (92%)*(92%) lần đầu = (92%)^2 lần đầu.

Lần 3 = 92% lần 2 = (92%)^3 lần đầu...vậy lần thứ 8 sẽ bằng (92%)^8 so với lần ban đầu hay bằng 0,5132 lần đầu.

Vậy V8 = 0,5132Vo.

Năng lượng ban đầu là W = m.Vo^2/2 = mg.h (Bằng thế năng ban đầu).

Năng lượng lần thứ 8 là m.V8^2/2 = m.(0,5132Vo)^2/2 = 0,2634 W

Sau lần thứ 8, bi sẽ nảy lên tới độ cao h8. mV8^2/2 = m.g.h8 = 0,2624.m.g.h

Vậy h8 = 0,2624.h = 0,53 m.

Bài 2.

Tính được vận tốc quả bóng khi chạm đất là V. Vận tốc quả bóng bật lại sẽ là V' = -2/3 V.

Áp dụng công thức xung lực:

Hợp lực F.t = delta p

Với hợp lực F = N - P (Phản lực trừ trọng lực quả bóng).

Hay ta có (N - P).t = m(V + 2/3V)

Từ đó em tính được N.
 
Top Bottom