Câu hỏi : vào thời Lê Sơ (TK XV), nhà nước quân chủ Đại Việt được phát triển hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao như thế nào? Nhận xét về cải cách thành chính thời vua Lê thánh tông.
Thanh Trà @2006Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn.Vào thời Lê Sơ TK XV,nước quân chủ Đại Việt được phát triển hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao ntn?Nhận xét cái cách vua Lê Thánh Tông .Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Nhà nước quân chủ được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao thời Lê so (the kỉ XV).
-Nhà nước Lê sơ được thành lập sau cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Để khẳng định nền độc lập của dân tộc vừa giành được, nhà Lê cho đặt lại tên nước là Đại Việt, định đô ở Thăng Long. Bộ máy nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần- Hồ. Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc vua có Tể tướng và một số Đại thần, tiếp đến là một số cơ quan điều hành cấp bộ. Phần lớn quan lại đều là những người có công lao trong sự nghiệp chiến đấu chống quân Minh. Cả nước được chia thành năm đạo. Dưới đạo là các lộ. phủ, huyện, châu, xã với hệ thống quan lại như cũ.
-Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính. Ở trung ương, vua đứng đầu đất nước, quyết định mọi việc. Các chức: Tể tướng, Đại hành khiến bị bãi bỏ. Sau bộ được thành lập (do Thượng thư đứng đầu), trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước. Ở địa phương, nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba tỉ (Độ tị, Thừa ti, Hiển ti) phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở. Nhà nước quân chủ được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao thời Lê sơ (thế kỉ XV).
-Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử. Nhà nước tổ chức các khoa thì đều đạn, cử 3 năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học, có lý lịch rõ ràng đều được đô thị người đỗ đạt, xuất thân từ các thành phần khác nhau, dần trở thành tầng lớp thống trị, được ban cấp nhiều ruộng đất.
- Một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đích, gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc. Luật Hồng Đức bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chính đảng của nhân dân.
- Quân đội được tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ.
-Nhà Lê tiếp tục củng cố khối đoàn kết các dân tộc trong nước, phong chức tước cho các thủ lĩnh, đặc biệt là những người có công trong chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Quan hệ Việt -Trung cũng như với các nước
láng giềng được duy trì êm đẹp.
* Nhận xét về cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông:
- Đây là một cuộc cải cách hành chính lớn ở thế kỉ XV. Cuộc cải cách tạo ra bộ máy quan ly hành chính từ trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế.
-Cuộc cải cách tạo ra sự thống nhất trong bộ máy quan lý của nhà nước quân chủ mới, là sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến trung ương Tập quyền.
-Cuộc cải cách tạo ra uy lực, uy quyền của nhà vua trong việc cai quản đất nước, giảm bớt các cơ quan trung gian, bộ phận quan lại công kênh, tăng cường quản lý cấp địa phương.
-Cuộc cải cách có tính toàn diện, sâu sắc, góp phần đưa nhà nước quân chủ Việt Nam đạt đến đỉnh cao và hoàn thiện
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành!