Sử 10 Lê Long Đĩnh

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lê Long Đĩnh (986-1009) là con trai thứ năm của vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), mẹ là Chi hậu Diệu Nữ. Năm Nhâm Thìn (992) Lê Long Đĩnh được vua cha phong làm Khai Minh Vương cử đi trấn giữ châu Đằng (nay là huyện Kim Động - Hưng Yên).
Năm Ất Tị, vua Lê Đại Hành mất để lại di chiếu nhường ngôi cho con trai thứ 3 là Lê Long Việt nhưng Long Việt chưa kịp đăng cơ thì bị người anh thứ 2 là Đông Thành Vương Lê Long Tích và người em thứ 6 là Trung Quốc Vương Lê Long Kính đem quân tranh ngôi, các bên đánh nhau 8 tháng mới phân được thắng bại. Trung Quốc Vương thua chạy , trốn về trại Phù Lan (nay thuộc Mĩ Hào, Hưng Yên) còn Đông Thành Vương chay vào đất Cử Long (nay thuộc Cẩm Thủy, Thanh Hóa), đến cửa biển Kỳ La (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thì bị giết. Trong cuộc nổi loạn này Lê Long Đĩnh cũng tham gia nhưng Lê Long Việt "lấy tình cùng mẹ không nỡ giết, nên tha cho".
Sau khi bình ổn được nổi loạn, Lê Long Việt chính thức lên ngôi, làm vua mới được 3 ngày thì lại bị: ''Long Đĩnh sai hung thủ ban đêm trèo tường vào trong cung giết chết" (Đại Việt sử sý toàn thư) . Lê Long Đĩnh giết anh cướp ngôi, bề tôi đều chạy trốn, chỉ có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác vua mà khóc . Lê Long Đĩnh khen là trung nghĩa nên phong cho làm Tứ Sướng quân phó chỉ huy sứ, ông còn đặt thụy hiêu cho người anh xấu xố của mình là Trung Tông hoàng đế.
Theo những ghi chép của sử sách, mùa đông năm Ất Tị (1005) Lê Long Đĩnh lên ngôi, bắt đầu những năm tháng làm vua đầy bạo ngược. Sách Đại Việt sử ký toàn thứ chép: "Vua tính thích giết người, phàm người bị hành hình hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy chết hoặc sai tên kép hát người Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn, cùn xẻo từng miếng thịt để cho không được chết chóng...Đi đánh dẹp bắt được thù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút sai người làm nhà lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên thì ngập nước mà chết hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt cho gốc cây đổ, người rơi xuống chết...Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước rồi mới được đưa vào nhà bếp sau. Từng róc mía ở trên đầu sư Quách Ngang, giả lỡ tay lưới dao trượt xuống đầu nhà sư cho chảy máu, rồi cười. Hoặc nhân yến tiệc giết mèo cho các vương ăn, ăn xong lấy đầu mèo giơ nên cho xem, các vương lấy làm sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu 2 bên, vua có nói câu gì thì người nọ, người kia nhao nhao pha trò để gây cười, để cho loãng lời tâu của quan trong triều, lại lấy con thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn"
Theo như trên thì Lê Long Đĩnh chẳng khác một tên đồ tể, máu chỉ ham sắc dục, giết chóc. Những công việc triều đình đều bỏ bê, không quan tâm đến.
CÔNG TRẠNG ĐÁNG GHI NHẬN:
Các sách sử nhất là những tác phẩm được viết trong thời gian gần đây đều chỉ tập trung vào chỉ trích, phê phán những tội lỗi của Lê Long Đĩnh mà không nhắc đến những việc làm có ích lợi cho dân cho nước, những công trạng dù không nhiều nhưng ông đã làm được trong thời gian ở trên ngôi báu:
* Về đối ngoại, Lê Long Đĩnh vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với nhà Tống như thời trị vì của các vua đời trước . Mối quan hệ này được xây dựng sau khi quân Tống bị đại bại năm Tân Tị (981) do đó với nước ta nhà Tống tỏ thái độ mềm dẻo, không dám làm căng, sợ rằng sinh chuyện binh đao. Chính vì thế nói đến việc đối ngoại thời Lê Long Đĩnh đã đạt được một số thuận lợi đáng kể, thậm chí nhà Tống còn e dè chỉ sợ làm mất lòng ông.
Mùa thu, năm Đinh Mùi (1007) vua Tống phong cho vua Lê Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận Vương, lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Năm Kỷ Dậu (1009) vua sai sứ biếu quà nhà Tống là con tê ngưu, “vua Tống cho là con tê ngưu đó từ xa đến, không hợp thủy thổ, muốn trả lại nhưng sợ trái ý vua, sai đợi cho sứ nước ta về rồi đem thả ra biển. Vua lại xin áo giá, mũ trụ, trang sức bằng vàng. Vua Tống bằng lòng cho. Vua lại xin thông thương với Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho thông thương với Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi” (Đại Việt sử ký toàn thư).
* Về đối nội, dưới triều Lê Long Đĩnh bộ máy nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện mô phỏng theo quan chế nhà Tống. Vua vừa làm người giải quyết mọi công việc chính trị, vừa là quan tòa tối cao, vừa là thủ lĩnh quân sự. Năm Bính Ngọ (1006) Lê Long Đĩnh “đổi lại quan chế và triều phục cho các quan văn võ và tăng đạo đúng như nhà Tống” (Đại Việt sủ ký toàn thư). Như vậy việc học xây dựng thiết chế chính quyền phong kiến theo triều đại phương Bắc không phải bắt đầu từ thời Lý mà là đã được đặt nền móng vào cuối thời Tiền Lê và Lê Long Đĩnh chính là người đầu tiên áp dụng.
- Một vấn đề quan trọng mà triều Tiền Lê tiến hành là tập trung quyền lực trên một lãnh thổ nhất định, dẹp yên các thế lực chống đối, các lực lượng cát cứ để quy tụ tính thống nhất quốc gia. Các cuộc đánh dẹp, chinh phạt phản loạn được các vua Tiền Lê thực hiên nhiều lần. Riêng thời Lê Long Đĩnh cầm quyền, ông đã trực tiếp 6 lần dẫn quân chinh chiến:
+Lần thứ nhất vào cuối năm Ất Tị (1005) ngay sau khi lên ngôi, Lê Long Đĩnh đi dẹp bạo loạn giữa các anh em, giết chết Trung Quốc Vương (Lê Long Kính), bức hàng Ngự Bắc Vương (Lê Long Cân) và Ngự Long Vương (Lê Long Đinh). "Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (Đại Việt sử ký toàn thư).
+ Lần thứ 2, khi vừa dẹp xong cuộc nổi loạn của các anh em thì vua nghe tên giặc Cử Long tiến công đánh chiếm đến của biển Thần Đầu (Ninh Bình) bèn dẫn quân đi đánh.
+ Lần thứ 3, vào năm Mậu thân (1008) Lê Long Đĩnh đi đánh châu Đô Lương (Hàm Yên, Tuyên Quang) và châu Vị Long (Chiêm Hóa, Tuyên Quang).
+ Lần thứ 4, cũng trong năm 1008 vua lại dẫn quân đi đánh Án Động (nay không rõ nơi nào).
+ Lần thứ 5, vào cuối năm 1008 đi đánh Hoan Châu (Nghê An) và châu Thiên Liễu (nay không rõ nơi nào).
+ Lần thứ 6, là mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu (1009) Lê Long Đĩnh đem quân đánh các châu Hoan Đường và Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Công việc bình định của triều Tiền Lê qua các hoạt động quân sự, về cơ bản đã xác lập được quyền lực chính trị của triều đình phong kiến trung ương, kiểm soát được một phần lãnh thổ rọng lớn. Đặt nền móng ban đầu cho các triều đại sau tiếp tục hoàn thành xây dựng một chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.
Để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển đi lại, vừa phục vụ mục đích quân sự, vừa giúp lưu thông buôn bán được thuận lợi, Lê Long Đĩnh tiếp tục cho mở đường, đào kênh như dưới thời vua cha. Đầu năm Kỷ Dậu (1009) vua theo lời tâu của đô đốc Kiển Hành Hiến đã xuống chiếu cho quân dân Ái Châu (Thanh Hóa) đào kênh, đắp đường và lấp ụ bia để ghi số dặm đường từ của quan Chi Long (Nga Sơn,Thanh Hóa) đến sông Vũ Lung. Tại đây Lê Long Đĩnh còn cho đóng thuyền, đặt đò ở Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung để trở người qua lại.
Lĩnh vực văn hóa tư tưởng cũng được Lê Long Đĩnh quan tâm, năm Đinh Mùi (1007) vua "sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin Cưu Kinh và kinh Đại Tạng" (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Trong đó Đại tạng là bộ kinh lớn của phật còn Cửu kinh là 9 bộ sách kinh điển của nho giáo Trung Quốc bao gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nghĩa, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ.
Các hoạt động văn hóa dân gian thời kỳ này rất phát triển, triều đình phong chức ưu bà cho một nghệ nhân để dạy cung nữ, binh lính múa hát. Trong Lễ hội, những cuộc thi đấu vật, đua thuyền...diễn ra sôi động, thậm chí có những cuộc thi được coi là nghi thức quốc gia. Những chính sách văn hóa tiến bộ thời Tiền Lê đã làm nảy nở những nét văn hóa đặc sắc mang tính dân tộc đậm nét, khơi thông mạch nguồn văn hóa đểphát triển rực rỡ hơn trong những giai đoạn này .
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Lê Long Đĩnh đã thực hiện được một số công trạng đáng ghi nhận thời gian làm vua, chứ không phải chỉ bỏ bê chính sự, suốt ngày lao vào ăn chơi hưởng lạc và làm những việc tàn bạo.
NHỮNG NGHI VẤN LỊCH SỬ
Theo sử sách, mùa đông, ngày Tân Hợi tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) Lê Long Đĩnh mất. Triều đình thấy con vua còn nhỏ không thể đảm đương được việc nước nên cùng nhau tôn quan Thân vệ điện tiền đô chỉ huy là Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý.
Tuy nhiên cái chết của Lê Long Đĩnh và sự kết thúc của triều Tiền Lê có khá nhiều nghi vấn, dường như ẩn giấu sau đó là một cuộc đảo chính cung đình được thực hiện hoàn hảo.
* Trước tiên về căn bệnh của Lê Long Đĩnh, sách sử chép " vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ" (Đại Việt sử ký toàn thư). Theo Đông Y đó do khí hư bị hãm không lưu thông được nên phát thành bệnh còn y học hiện đại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến bệnh trĩ nhưng dâm dục quá độ không thể nào là nguyên nhân làm phát sinh bệnh này được. Nếu cứ coi Lê Long Đĩnh thực sự do nguyên nhân khác mà phát sinh bệnh trĩ thì ta thấy bênh của ông rất nặng không thể đi đứng, di chuyển mà phải nằm một chỗ. Từ việc nằm coi chầu nên thành biệt danh Lê Ngọa triều (nằm thiết triều). Thế nhưng chi tiết này lại mâu thuẫn với các cuộc chinh phạt của ông, trong 4 năm làm vua Lê Long Đĩnh đã 6 lần dẫn quân đi dẹp và trận cuối cùng của ông diễn ra tháng 7 năm Kỷ Dậu (1009) trước khi ông mất chỉ 3 tháng. Vì thế khó mà lí giải được một ông vua phải nằm thiết triều, khổ sở vì căn bệnh trĩ mà lại có thể cưỡi ngựa cầm gươm, đánh đông dẹp bắc.
* Về cái chết của Lê Long Đĩnh, phần lớn các sách sử chỉ ghi vua mất ở trong cung nhưng không biết nguyên nhân. Duy nhất cuốn Đại Việt sử ký tục biên trang 185 Ngô Thì Sĩ viết như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết chết đi rồi giấu kín việc đó nên sử không được chép".
* Với một người lên ngôi bằng bạo lực như Lê Long Đĩnh thì ông sẵn sàng mạnh tay với bất cứ âm mưu và hành động nào đe dọa nào đến địa vị của mình. Hiện này ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh) vẫn lưu truyền một giai thoại có liên quan đến Lý Công Uẩn thoát khỏi sự truy sát của nhà Tiền Lê. Chyện kể rằng khi ấy trong dân gian đồn đại lời sấm rằng nhà Lê sắp mất, họ Lý lên thay, lại có câu đồng dao rằng: Ta trong hạt mật sinh ra. Vua Lê Long Đĩnh một lần nằm mơ thấy thần cho biết: ở Cổ Pháp có người họ Lý là bậc quý nhân, sau này sẽ cướp ngôi. Rất lo lắng Lê Long Đĩnh cho quân về Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh) tìm bắt họ Lý. Biết chuyện Lý Công Uẩn bỏ trốn, được vợ chồng ông lão cày ruộng thương tình đưa về nhà, họ đào một cái hang dưới gốc cây mận rồi cho trốn dưới đó, trên miệng hầm để mấy vại nước. Khi quân lùng sục vào nhà hỏi, ông lão chỉ vào cây mận và nói:
- Lý đây! còn Lý nào nữa thì ra sông mà tìm (lý cũng có nghĩa là mận).
Tìm mãi không được, quan quân về kinh báo cho vua, Lê Long Đĩnh liền xem một quẻ bói, thầy bói nói:
- Người này đang ở dưới nước.
Tin là người cần bắt đã chết đuối Lê Long Đĩnh hạ lệnh không truy lùng nữa. Lý Công Uẩn vì thế mà thoát nạn.
Trên đây là giai thoại dân gian, còn sử sách thì ghi chép khác với vài dòng ngắn như sau: "Ngọa trều từng ăn quả khế thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ mới bèn ngầm tìm người họ Lý giết đi, mà Công Uẩn hầu bên cạnh, vẫn không biết" (Đại Việt sử ký toàn thư).
Điều ngạc nhiên là nếu coi Lê Long Đĩnh là người tàn bạo hiếu sát không từ tội ác nào, giết cả anh em ruột để giành ngôi nhưng sao lại dễ dang quên đi một người họ Lý ở ngay bên mình, trong khi ông tin những lời sấm kia, mà khi đó Lý Công Uẩn đang nắm binh quyền với chức Điện tiền chỉ huy sứ, người có đủ khả năng đe dọa trực tiếp đến ngôi báu. Thật khó hiển khi người đáng nghi ngờ nhất lại không bị nghi ngờ!
Một điều chú ý là vì sao Lý Công Uẩn lên ngôi lại thuận lợi, dễ dàng đến vậy? Sử sách không hề nói đến bất kỳ một phản ứng hay hành động chống đối nào của các tướng lĩnh trung thành với triều Tiền Lê và nhất là người trong hoàng tộc họ Lê.
Vua Lê Đại Hành có tất cả 12 con trai (trong đó có một người là con nuôi) nhưng người này đã trưởng thành và được phong tước vương cử đi trấn trị những vùng trọng yếu của đất nước. Người con cả Kính Thiên Vương (Lê Long Thâu) mất năm Canh Tý (1000) đến năm Ất Tị (1005) sau khi Lê Đại Hành mất thì các con ông tranh giành ngôi vua, chém giết lẫn nhau. Đông Thành Vương (Lê Long Tích) người con thứ 2 bị dân châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) giết, người con thứ 3 là Nam Phong Vương (Lê Long Việt) làm vua được 3 ngày thì bị chính Khai Minh vương (Lê Long Đĩnh) cho người áp sát để cướp ngôi. Khi lên ngôi Lê Long Đĩnh đánh bại các anh em khác, giết một người em của mình là Trung Quốc vương (Lê Long Kính).
Như vậy các con của Lê Đại hành còn 8 người, tính cả Lê Long Đĩnh ai cũng con nhà võ tướng. Vậy mà khi Lê Long Đĩnh mất triều thần đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, thì không thấy những người này phản ứng gì;ta không thể tin được là trước đây anh em họ đã tranh giành lẫn nhau đến không kể tình máu mủ, mà nay lại im lặng khi có người ngoài tộc đoạt mất giang sơn. Phải chăng tất cả đều đã bị hạ thủ một cách bí mật từ trước hoặc dù có phản thì cũng nhanh chóng bị dẹp và sử sách cố tình quân đi việc này.
* Một điều lạ lùng khó giải thích là Lê Long Đĩnh, là một hôn quân bạo chúa, tàn ác trong lịch sử Việt Nam, bị sử sách và người đời phe phán, nguyền rủa nhưng vì sao ông lại được thờ phụng? Tại chính điện thờ của đền vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình), phía bên tay phải tượng vua Lê Đại Hành có một bức tượng nhỏ, đó tính là tượng Lê Long Đĩnh. Chúng ta đều biết nhân dân là vị quan tòa công minh nhất, phán xét đúng đắn nhất, vì thế những anh hùng dân tộc, những người có công lao với dân với nước đều được lập đền thờ tưởng nhớ, hương khói đời đời. Do vậy dân chúng không thể nhầm lẫn đến mức hồ đồ khi lại thờ phụng một ông vua tàn ác như Lê Long Đĩnh. Xưa nay chúng ta đều thấy sử sách ghi nhận Lê Long Đĩnh là một ông vua bạo ngược, lấy giết chóc làm thú vui bỏ bê triều chính. Nhưng tại sao một ông vua coi thượng nhà Phật tới mức "đặt mía trên đầu sư mà dóc" mà lại sai người sang nhà Tống xin về bộ Đại Tạng kinh để truyền về giáo lý của nhà Phật đến nhân dân. Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân. Một ông vua chỉ ham sắc dục nhưng tại sao lại: "xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu" chăm lo tới đời sống của nhân dân, chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân.
Xét một cách khách quan thì việc Lê Long Đĩnh đối xử có phần thiếu nhân hòa và tàn ác với các anh em của mình đã để lại cho ông một vết đen trong lịch sử. Tuy nhiên nói cho cùng thì nếu bản thân ông không làm như vậy thì chính ông sẽ là kẻ bị chính các anh em của mình giết hại cũng nên. Trong lịch sử dân tộc chúng ta chứng kiến không ít cảnh "nồi da xáo thịt này" như giữa Quang Trung và Thái Đức hoàng đế - Nguyễn Nhạc cũng xảy ra mâu thuẫn tới mức Quang Trung đã mang quân đến vây khốn thành Quy Nhơn của anh, làm anh tới mức tuyệt vọng phải lên thành xin khóc, hay là vua Tự Đức đã xử chết cả nhà người anh trai là Nguyễn Phúc Hồng Bảo khi ông có âm mưu cướp lại ngôi vua. Khi mà giấc mộng bá vương quá lớn thì việc xảy ra những chuyện như trên cũng sẽ rất dễ xảy ra. Dù có là ông vua được người đời sau ca tụng thì cũng vậy.
Lịch sử đòi hỏi chính xác, khách quan vì vậy chúng ta cần nhìn nhận , đánh giá khách quan hơn về Lê Long Đính. Những tội lỗi của ông thì không thể che dấu nhưng công trạng cũng phải ghi nhận, không nên đánh giá một chiều, àm cần thấy rõ cả mặt tốt và mặt xấu, cái đúng cái sai. Sự đánh giá về công tội ngàn năm qua của vua Lê Long Đĩnh, cái chết đáng ngờ của ông và sự mất ngôi của họ Lê cần được lịch sử xem xét lại một cách công bằng nhất.
Tổng hợp từ nhiều nguồn của fb Dấu Ấn Lịch Sử
 

Hy _ Nhiên

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
5 Tháng mười một 2018
510
1,236
176
19
Nghệ An
THcS Quỳnh Hồng
mặc dù đánh giá một con người phải xét nhiều khía cạnh
nhưng mình vẫn cho rằng đây là một ông vua xấu vì có người có tài chưa chắc đã có đức
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
mặc dù đánh giá một con người phải xét nhiều khía cạnh
nhưng mình vẫn cho rằng đây là một ông vua xấu vì có người có tài chưa chắc đã có đức
Mình thấy có tài mà không có đức như một số ông vua bên Trung Quốc thì đất nước vẫn phồn thịnh đó thôi.
 
  • Like
Reactions: Hy _ Nhiên
Top Bottom