- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
LỄ HIẾN PHU
#chia_sẻ
Hiến phu là một nghi lễ quân đội cổ đại. Sau khi chiến thắng trở về, báo công, dâng tù binh tại Ngọ môn, Thái miếu, đàn Xã Tắc,...
---
Bài viết dưới đây em trích trong sách Ngàn Dặm Quan San, em đang đang kêu gọi Crowdfunding cho cuốn sách này của em các bác ạ. các bác có thể tham khảo ở đây giúp em.
---
Thời cổ, sau khi hiến phu thường sẽ đem tù binh (vài hoặc tất cả) đem giết để tế cáo trời đất, thánh thần, tổ tông. Về sau quy mô chiến tranh phát triển rộng nên lễ Hiến phu dịch chuyển sang ý nghĩa dâng công và tiếp nhận tù binh. Nhà Đường thường tổ chức lễ Hiến phu tại Thái miếu hoặc Thái xã hoặc các điện trong đại nội. Về địa điểm tổ chức lễ Hiến phu cũng có quy định rõ ràng. Nếu Hoàng đế thân chinh ra chiến trận thì Hiến phu tại Thái miếu. Còn nếu sai tướng đi đánh thì Hiến phu tại Thái xã. Tuy nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ như khi Tô Định Phương bình định loạn A Sử Na, thì khi trở về làm lễ Hiến phu đầu tiên tại Chiêu Lăng (lăng của Đường Thái tông.
Đời Tống, tù binh bị trói bằng lụa trắng rồi giải tới dâng tại Thái miếu, Thái xã tượng trưng cho việc cáo lễ với trời đất, tổ tiên, rồi đưa tới Tuyên Đức môn làm lễ Hiến phu. Hoàng đế thiết trướng và chỗ ngồi, cùng văn võ bá quan tiếp nhận hiến phu. Lễ xong, nếu Hoàng đế ra lệnh hành hình thì giải ngay ra pháp trường, còn nếu tha bổng thì cũng phóng thích ngay tại đó.
Sang tới Minh, Thanh thì Hiến phu khá thịnh hành và tương tự triều Tống, nhưng thường tổ chức tại Ngọ môn. Sau khi các quan cáo tế tại Thái miếu, Hoàng đế thân tới Ngọ môn, cử hành đại lễ.
Một đại lễ hầu như tương tự với lễ Hiến phu là lễ Hiến tiệp. Hay có thể nói Hiến phu là một loại Hiến tiệp. Lễ Hiến phu nhất thiết phải có màn dâng tù binh, còn lễ Hiến tiệp có thể có, có thể không.
Sử nước ta cũng đôi lần chép về lễ Hiến phu, Hiến tiệp (thường dịch là lễ dâng công)
Sử ghi nhận sớm nhất (?) là tại năm 1069 đời Lý Thánh tông “Tháng 7, mùa thu. Nhà vua đi đánh Chiêm Thành về, làm lễ dâng tù binh ở nhà thái miếu, đổi lại niên hiệu.”
Năm 1119 đời Lý Nhân tông: “Tháng 10, mùa đông. Nhà vua tự làm tướng đi đánh động Ma Sa, bắt được động trưởng động ấy là Nguy Bàng. Tháng 12, hoàn cung, làm lễ dâng tù binh ở nhà thái miếu.”
Như năm 1288, sau khi đánh bại quân Nguyên, Thượng hoàng và vua (Trần Nhân tông) tổ chức lễ Hiến tiệp tại Chiêu Lăng. Lần này có Hiến phu “Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.”
Năm 1312, Anh tông đánh Chế Chí rồi cũng làm lễ Hiến tiệp: “Nhà vua về đến Long Hứng, làm lễ hiến tiệp ở các lăng miếu rồi trở về cung.
Năm 1406, Hồ Hán Thương sau khi đánh đuổi tướng Minh là Hoàng Trung dẫn quân đưa Trần Thiêm Bình về nước, cũng làm lễ Hiến tiệp “Lễ dâng thắng trận xong, tra hỏi Thiêm Bình là tông phái nào, Thiêm Bình không chịu nói.”
Năm 1440, đời Lê Thái tông, thổ tù làm phản, vua thân đi đánh: “Hà Lai, thố tù châu Thu vật, làm phản. Nhà vua chính mình cầm quân đi đánh, bắt được và giết chết Hà Lai. Trở về cung, làm lễ dâng tù binh ở nhà thái miếu.”
Năm 1442, đời Lê Thái tông, sau khi đánh Ai Lao cũng làm lễ Hiến phu: Đến ngày làm lễ hiến phu, nhà vua muốn đem tù binh hành hình ở địa phương mà chúng đã xâm phạm để làm gương răn người khác.”
Năm 1446, đời Lê Thánh tông, đánh Bí Cai rồi Hiến phu tại Thái miếu: “Tháng 6, đem chúa Chiêm Thành Bí Cai làm lễ dâng tù cáo thắng trận ở Thái miếu.”
Thời Nguyễn, vua Minh Mạng sai kê cứu lại điển lễ Hiến phu và học theo các đời Minh, Thanh: “...Điển lệ nhà Minh : thiên tử thân đi đánh dẹp. Lúc khải hoàn, đem đầu giặc hiến lên tôn miếu xã tắc ; nếu sai tướng đi tiễu thì hiến tù binh ở Ngọ Môn. Điển lệ nhà Thanh : Khi rút quân về rồi, chọn ngày tốt, trước hãy làm lễ hiến tù binh ở tôn miếu xã tắc, qua hôm sau, làm lễ nhận tù binh. Đó vì hiến tù binh ở miếu xã, là lễ thiên tử cáo việc đã xong ; mà hiến tù binh ở cửa cung khuyết là lễ tướng sĩ báo tin thắng trận. Vậy nay xin làm lễ nhận tù binh ở cửa Ngọ Môn”.
--
Nói vậy thôi chứ thời Nguyễn chả mấy khi làm lễ này, bắt đc phản quân toàn bêu đều, nghiền xương ném vào nhà xí, kinh thí mụ nội.
Ảnh đẹp câu khách, bác nào đọc thấy hay nhớ mua sách ủng hộ em
Nguồn: Nhu To
#chia_sẻ
Hiến phu là một nghi lễ quân đội cổ đại. Sau khi chiến thắng trở về, báo công, dâng tù binh tại Ngọ môn, Thái miếu, đàn Xã Tắc,...
---
Bài viết dưới đây em trích trong sách Ngàn Dặm Quan San, em đang đang kêu gọi Crowdfunding cho cuốn sách này của em các bác ạ. các bác có thể tham khảo ở đây giúp em.
---
Thời cổ, sau khi hiến phu thường sẽ đem tù binh (vài hoặc tất cả) đem giết để tế cáo trời đất, thánh thần, tổ tông. Về sau quy mô chiến tranh phát triển rộng nên lễ Hiến phu dịch chuyển sang ý nghĩa dâng công và tiếp nhận tù binh. Nhà Đường thường tổ chức lễ Hiến phu tại Thái miếu hoặc Thái xã hoặc các điện trong đại nội. Về địa điểm tổ chức lễ Hiến phu cũng có quy định rõ ràng. Nếu Hoàng đế thân chinh ra chiến trận thì Hiến phu tại Thái miếu. Còn nếu sai tướng đi đánh thì Hiến phu tại Thái xã. Tuy nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ như khi Tô Định Phương bình định loạn A Sử Na, thì khi trở về làm lễ Hiến phu đầu tiên tại Chiêu Lăng (lăng của Đường Thái tông.
Đời Tống, tù binh bị trói bằng lụa trắng rồi giải tới dâng tại Thái miếu, Thái xã tượng trưng cho việc cáo lễ với trời đất, tổ tiên, rồi đưa tới Tuyên Đức môn làm lễ Hiến phu. Hoàng đế thiết trướng và chỗ ngồi, cùng văn võ bá quan tiếp nhận hiến phu. Lễ xong, nếu Hoàng đế ra lệnh hành hình thì giải ngay ra pháp trường, còn nếu tha bổng thì cũng phóng thích ngay tại đó.
Sang tới Minh, Thanh thì Hiến phu khá thịnh hành và tương tự triều Tống, nhưng thường tổ chức tại Ngọ môn. Sau khi các quan cáo tế tại Thái miếu, Hoàng đế thân tới Ngọ môn, cử hành đại lễ.
Một đại lễ hầu như tương tự với lễ Hiến phu là lễ Hiến tiệp. Hay có thể nói Hiến phu là một loại Hiến tiệp. Lễ Hiến phu nhất thiết phải có màn dâng tù binh, còn lễ Hiến tiệp có thể có, có thể không.
Sử nước ta cũng đôi lần chép về lễ Hiến phu, Hiến tiệp (thường dịch là lễ dâng công)
Sử ghi nhận sớm nhất (?) là tại năm 1069 đời Lý Thánh tông “Tháng 7, mùa thu. Nhà vua đi đánh Chiêm Thành về, làm lễ dâng tù binh ở nhà thái miếu, đổi lại niên hiệu.”
Năm 1119 đời Lý Nhân tông: “Tháng 10, mùa đông. Nhà vua tự làm tướng đi đánh động Ma Sa, bắt được động trưởng động ấy là Nguy Bàng. Tháng 12, hoàn cung, làm lễ dâng tù binh ở nhà thái miếu.”
Như năm 1288, sau khi đánh bại quân Nguyên, Thượng hoàng và vua (Trần Nhân tông) tổ chức lễ Hiến tiệp tại Chiêu Lăng. Lần này có Hiến phu “Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.”
Năm 1312, Anh tông đánh Chế Chí rồi cũng làm lễ Hiến tiệp: “Nhà vua về đến Long Hứng, làm lễ hiến tiệp ở các lăng miếu rồi trở về cung.
Năm 1406, Hồ Hán Thương sau khi đánh đuổi tướng Minh là Hoàng Trung dẫn quân đưa Trần Thiêm Bình về nước, cũng làm lễ Hiến tiệp “Lễ dâng thắng trận xong, tra hỏi Thiêm Bình là tông phái nào, Thiêm Bình không chịu nói.”
Năm 1440, đời Lê Thái tông, thổ tù làm phản, vua thân đi đánh: “Hà Lai, thố tù châu Thu vật, làm phản. Nhà vua chính mình cầm quân đi đánh, bắt được và giết chết Hà Lai. Trở về cung, làm lễ dâng tù binh ở nhà thái miếu.”
Năm 1442, đời Lê Thái tông, sau khi đánh Ai Lao cũng làm lễ Hiến phu: Đến ngày làm lễ hiến phu, nhà vua muốn đem tù binh hành hình ở địa phương mà chúng đã xâm phạm để làm gương răn người khác.”
Năm 1446, đời Lê Thánh tông, đánh Bí Cai rồi Hiến phu tại Thái miếu: “Tháng 6, đem chúa Chiêm Thành Bí Cai làm lễ dâng tù cáo thắng trận ở Thái miếu.”
Thời Nguyễn, vua Minh Mạng sai kê cứu lại điển lễ Hiến phu và học theo các đời Minh, Thanh: “...Điển lệ nhà Minh : thiên tử thân đi đánh dẹp. Lúc khải hoàn, đem đầu giặc hiến lên tôn miếu xã tắc ; nếu sai tướng đi tiễu thì hiến tù binh ở Ngọ Môn. Điển lệ nhà Thanh : Khi rút quân về rồi, chọn ngày tốt, trước hãy làm lễ hiến tù binh ở tôn miếu xã tắc, qua hôm sau, làm lễ nhận tù binh. Đó vì hiến tù binh ở miếu xã, là lễ thiên tử cáo việc đã xong ; mà hiến tù binh ở cửa cung khuyết là lễ tướng sĩ báo tin thắng trận. Vậy nay xin làm lễ nhận tù binh ở cửa Ngọ Môn”.
--
Nói vậy thôi chứ thời Nguyễn chả mấy khi làm lễ này, bắt đc phản quân toàn bêu đều, nghiền xương ném vào nhà xí, kinh thí mụ nội.
Ảnh đẹp câu khách, bác nào đọc thấy hay nhớ mua sách ủng hộ em
Nguồn: Nhu To