Lập nhóm ôn thi tuyển 10 Văn

V

vesuvius

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn. Hôm nay mình lập topic này nhằm mục đích cho các mem lớp 9 ôn lại hết chương trình cấp THCS môn Văn gồm các bài ngữ pháp tiếng việt, cùng nhau đưa ra dàn ý để nghị luận 1 tác phẩm văn học nào đó....Mong các bạn đón nhận nhiệt tình.:)
Yêu cầu: cần post bài ôn theo chủ đề nhé. Chúng ta sẽ bắt đầu ôn phần thơ trước, sau đó là phần truyện.
Bây giờ tạm ôn phần của hk2 để ôn thi đã, sau đó rồi quay lại ôn phần hk1 là xong.

Topic xin hân hạnh mời các bạn tham gia để ôn thi Văn ngay bây giờ :)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
B

baby_1995

poc' tem nha!
viếng lăng Bác
khổ thơ đầu của bài thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng với 1 cảm giác bở ngỡ vùa lạ vừa quen. Câu thơ ko nói j` nhiều nhưng đọc lên nghe như cứ rưng rưng” con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một lời thông báo xong nó gợi lên 1 tâm trạng xúc động của người con. Một người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi “ miền Nam nhớ Bác, nỗi mong cha”. Câu thơ như vui mừng khôn xiết lại vừa thật xót xa. Người con lâu ngày gặp lại vị cha già của mình “ người ko con nhưng có triệu con”. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên là hàng tre, 1 hàng tre quen thuộc của quê hương Việt Nam đã thành một biểu tượng của dân tộc, biểu tượng của sức sống bền bỉ kiên cường, bất khuất. Từ cảm thán “ôi” mở ra một tầng cảm xúc màu xanh của tre của trúc là chuyện thường tình nhưng là linh hồn và cốt cách Việt Nam. Đằng sau sương khói thấp thoáng bóng dáng 4000 năm dựng nước và giữ nước. Phải là một con người bất khuất, kiên cường vào sinh ra tửmới có thể xúc động trước 1 hàng tre như thế.

khổ hai diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng. bằng nghệ thuật ẩn dụ khá độc đáo qua hình ảnh “ mặt trời” mặt trời 1 mang nghĩa đen nói về vầng thái dương toả sáng mang laij nguồn sáng cho mọi người trên trái đất. Mặt trời 2 với nghĩa chuyển gợi cho người đọc suy nghĩ chính người là mặt trời, dẫn đường chỉ lối cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc như nhà thơ Tố Hữu đã viết “mặt trời chân lí chói qua tim” . Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người đi trong thương nhớ, hình ảnh dòng người được ví như tràn hoa, đó là một minh chứng hùng hồn cho tấm lòng của thương nhớ ngưỡng mộ của nhân dân đối với Bác. Mỗi người kết thành một bông hoa đẹp để dâng lên 79 mùa xuân. Nghệ thuật ẩn dụ sử dụng khéo léo,79 mùa xuân hay nói 79 tuổi, từ mùa xuân đã nói lên được rằng Bác sống với 79 mùa xuân thật đẹp, thật vinh quang đồng thời cũng diễn tả được rằng Bác sẽ sống mãi sẽ bất tử trong lòng dân tộc VN. Vậy khổt hơ đã nói lên được công lao vĩ đại sinh thành của người và nỗi lòng của nhân dân cũng như của tác giả dành cho Bác.

khổ ba : khung cảnh và ko khí như ngưng tĩnh cả ko gian và thời gian, được tác giả diễn tả tinh tế. Dòng thơ như diễn tả chính xác sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, thanh tĩnh. Đồng thời hình ảnh vằng trăng dịu hiền lại gởi đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác trong những vần thơ tràn đầy ánh trăng. Tâm trạng ấy được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh” Bác vẫn còn sống với non sông, đất nước, như trời xanh kia còn mãi mãi. Phải chăng, đó là sự trường tồn, người đã hoá vào thiên nhiên, đất nước dân tộc VN. Dù vẫn tin như thế nhưng ko thể ko xót đau sự ra đi của người – nhói trong tim.

Khổ cuối: gặp nhau rồi lại xa nhau, xa nhau trong sự lưu luyến đầy xúc động của VP trong khổ thơ cuối bài thơ “ viếng lăng Bác”. Phải về thôi, về nơi đã ra đi từ nơi vừa mới đến là nước mắt tràn ngập, thương trào. Hình tượng trong khổ thơ cuối có sự đối xứng với khổ đầu hai địa danh miền nam, hai hình ảnh cây tre để hoàn tất cuộc hành hương nhưng ỳ nghĩa tinh thần lại khác. Hàng tre gặp gỡ đã năng cấp thành hàng tre biểu tượng về tính cách và nhân phẩm con người “ cây tre trung hiếu”. Nguyện ước hoá thân của nhà thơ là muốn hoá thân, hoà nhập “ muốn làm” lặp lại như muốn vào những cảnh vật bên lăng. Con chim. Bông hoc, chim cất tiếng hót, hoa toả hương thơm, một cây tre trung hiếu hay con người trung hiếu. Hình ảnh ẩn dụ đó đã được bổ sung mang tầm ý nghĩa mới “ trung với nước, hiếu với dân” Nhập vào hàng tre túc trực bên lăng Người. Như vậy, nhà thơ muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật bên đưòng để mãi mãi được ở bên Bác. Đây là một ước nguyện nhỏ bé song chân thành với sự kết cấu đầu và cuối tương ứng gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc cũng được trọn vẹn.
 
B

baby_1995

STT Đơn vị bài học Khái niệm đặc điểm Ví dụ
1 khởi ngữ - là thành phần đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu - Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ: “ về , đối với” Hiểu thì tôi đẫ hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
2 Thành phần tình thái - Được dung để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự vật sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần tình thái ko tham gia vào việc diên xđạt nghĩa sự vật sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. Có lẽ anh ấy đau lòng lắm.
3 Thành phần cảm thán - Được dung để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng , giận….) - Thành phần cảm thán ko tham gia vào việc diên xđạt nghĩa sự vật sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. Ô sao mà đọ ấy vui thế
4 Thành phần gọi đáp - được dung để duy trì mối quan hệ giao tiếp. -Thành phần gọi đáp ko tham gia vào việc diên xđạt nghĩa sự vật sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
5 Thành phần phụ chú - được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy. -Thành phần phụ chú ko tham gia vào việc diên xđạt nghĩa sự vật sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng là du kích.
6 Liên kết câu và liên kết đoạn văn Nội dung: -liên kết chủ đề : các đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chung chủ đề của đoạn văn. -Liên kết lo-gic: các câu và các đoạn văn phải được sắp xếp một cách hợp lí. Hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện như sau: - lặp từ: Lặp lại ở các câu đứng sau những từ đã có ở câu đứng trước. - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, và liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa, trái ngiã, hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép thê: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép nối: sử dụng ở câu đứng trước các từ ngữ biểu thị mối quan hệ với câu trước. Cái này dài quá tự cho ví dụ nha!
6 Nghĩa tường minh Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé.( Bác lái xe giới thiệu bác họa sĩ với anh thanh niên)
7 Nghĩa hàm ý *là phần thông báo tuy ko được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. * Điều kiện để sự dụng hàm ý: - Người nói( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe ( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. Trời ơi, chỉ còn có năm phút. ( Anh thanh niên thể hiện sự tiếc nuối của mình vì thời gian còn lại ngắn ngủi quá)
 
V

vesuvius

tốt lắm, cứ thế mà tiến nhé ;)
@ baby_1995 :cậu chỉ cần post những ý chính để mọi người học sẽ dễ hơn. :)
 
V

vesuvius

Mình thêm vài ý vào bài của baby: ( phân tích thì oke rồi )
Giọng điệu trong bài thơ:
- Trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết--->niềm xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác.
Thể thơ, nhịp thơ:
- Thể thơ tám chữ, đôi lúc có câu 8-->9 chữ.
-Cách gieo vần không cố định.
-Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng---> sự trang nghiêm, thành kính của nhà thơ.
- Điệp ngữ "muốn làm" thể hiện niềm khát khao cháy bỏng + nỗi niềm lưu luyến nhớ thương Bác, chỉ muốn mãi mãi ở bên Bác.

Hình ảnh thơ:- Sáng tạo, chân thực và mang ý nghĩa điệp từ và sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (dẫn chứng)
-Quen thuộc, gần gũi và đơn sơ như tình Bác dành cho đất nước.
-->Ngợi ca sự vĩnh hằng và lớn lao với tình cảm tri ân của nhà thơ nói riêng và đồng bào Việt Nam nói chung.
 
B

baby_1995

Lặng lẽ sapa
Ý nghĩa nhan đề: lặng lẽ sapa – nhà văn muốn thông qua việc viết về một nơi yên tĩnh, nghĩ mát nổi tiếng để phản ánh sự cống hiến lặng lẽ, âm thầm của những con người hết lòng về cuộc sống mới. Sapa nhìn bề ngoài lặng lẽ nhưng Sapa đang góp phần vào việc xây dựng cuộc sống mới. Sapa cung cấp bản khí tượng, Sapa cung cấp giống rất tốt, Sapa xây dựng bản đố theo dõi sét. Người lái xe chở ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ để tăng cường cho lực lượng Sapa, ca ngợi Sapa. Tên truyện và tư tưởng chủ đề gợi nhớ đến bài “ mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Bài thơ và câu chuyện đều ca ngợi sự cống hiến.
cảm nhận về nhân vật anh thanh niên : hình ảnh anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh đẹp bởi vì anh là một con người có ý thức trong công việc của mình, là một người yêu nghề và thấy được công việc lặng thầm có ích trong cuộc sống. Anh tìm tháy nguồn vui trong công việc của mình. nhận thức đúng và sâu sắc về công việc ( khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được..) Anh sống ko cô đơn buồn tẻ, anh có nguồn vui, ngoài công việc của mình anh còn đã tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình thật là ngăn nắp, nào là trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, tự học ngoài giờ. Như thế ở anh có những tính cách và phẩm chất đáng yêu quá bởi ở sự cởi mở, chân thành và quý trọng tình cảm của mọi người, giúp đỡ và chu đáo... Anh còn là một người khiêm tốn, thành thật, anh thấy những việc mình làm và những đóng góp của mình là nhỏ bé khi người học sĩ muốn vẽ về anh. Anh đã giới thiêụ với ông những người khác đáng ca,r phục hơn mình : ông kĩ sư vường hoa, cán bộ nghiên cứu sét. Vậy chỉ bằng một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát, tác giả đã phác hoạ cho ta thấy chân dung của nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống của nhân vật.
truyện lặng lẽ Sapa ngoài nhân vật chính là anh thanh niên ta còn tìm thấy nhận vật ông hoạ sĩ góp mặt cho SaPa ko lặng lẽ chút nào. Ông hoạ sĩ tuy ko dùng ngôi kể từ ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn của và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên cho đến nhân vật chính trong truyện. Ngay từ phút gặp gỡ, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật. Ông đã xúc động và bối rối vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều mà thực ra ông đã ao ước được biết. Ôi! chỉ là một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn khơi gợi ý tưởng sáng tác. Ông hoạ sĩ muốn ghi lại những hình ảnh của anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ và người con trai ấy đáng được yêu. những cảm xýc của nhân vật người hoạ sĩ về anh thanh niên và những điều khác được gợi lên từ câuchuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thếm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu yêu thương.

cảm nhận nhân vật cô kĩ sư : cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trong lặng lẽ Sapa, ta lại biết được về cô kĩ sư tre. Cuộc gặp gỡ và những chuyện anh kể về người khác đã khiến cho cô kĩ sư trẻ bàng hoàng. Cô hiểu thêm “cuộc sống một mình” , dũng cảm tuyệt đẹp của anh và về cái thế giới của những người như anh, Quang trọng hơn nữa là con đường mà cô đã lựa chọn và cô đang đi tới. Đay là cái bàng hoàng, đáng lẽ cô đã biết khi yêu là như thế nào , nhưng đến bây giờ cô mới biết được cảm giác ấy . Nó còn giýp cô đánh giá hơn về mối tình nhạc nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định đó của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả sáng từ cuộc sống, tâm hồn của người khác.
Cảm nhận về nhân vật bác lái xe: nhân vật bác kái xe đã góp mặt vào Sapa- nơi ko lặng lẽ chút nào. Qua lời kể của bác, ông hoạ sĩ , cô kĩ sư trẻ trong truyện cũng như người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên. Bác lái xe một ngày một chuyến lên Sapa, chẳng bao giờ vắng mặt cả. chính bác lái xe đã làm cho ta hiểu được nỗi thèm người của anh thanh niên - một người cô độc nhất thế giới khi pah ỉ s ống một mình trên đỉnh núi cao 2600 m, quanh năm lạnh lẽo chỉ có cây cỏ và mây mù. chính bác lái xe đã làm cho chúng ta hiểu hơn về nhân vật chính của truyện và ta càng yêu quý hơn nhân vật của truyện.
 
B

baby_1995

Con cò:
ý nghĩa nhan đề: Đây là sự sáng tạo độc đáo của bài thơ vì bài thơ khai thác và phát triển những câu hát rất quen thuộc ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi người, tình mẫu tử là đề tài rất xưa nhưng không bao nhờ cũ. Từ nhưngc hình tượng trung tâm con cò được gợi ra từ những câu ca dao rất quen thuộc. Bài thơ cũng ko phải là sự lặp lại đơn giản những hình ảnh và ý từ cóa sẵn trong câu ca dao, hình ảnh con có trong câu ca dao được phát triển và mở rộng ý nghĩa, biểu tượng tập trung là tình mẹ, lòng mẹ sâu nặng bền lâu trong suốt cuộc đời của mỗi đứa con. Đó là chất suy tưởng triết lí thấm vào trong hình tượng để đưa ra những triết lí thấm vào trong hình tượng để đưa ra những triết lí cô đúc, nhưng quy luật của đời sống con người
Ý nghĩa triết lí của hình tượng con cò trong bài thơ:
- hình ảnh con cò qua lời hát ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
- Hình ảnh con cò đi vào tìm thức của tuổi thơ trỏ nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mỗi chặng đường đời.
- Hình ảnh con cò suy ngẫm triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
pm:lúc nãy post nhầm nên giờ post lại
 
Last edited by a moderator:
B

baby_1995

khổ đầu của bài thơ là biến đổi của đất trời sang thu khá đột ngột, bất ngờ ko địng trước. Khi thiên nhiên trở mình để rồi những sợi tơ lòng của Hữu Thình lại rung lên . Mùa thu đâu cần rực rỡ của hoa cúc, nồng nàng của hoa sữa, ngọt ngào của hoa hoàng lan mới say lòng người mà chỉ cần 1 chút hương ổi thôi cũng đủ làm xao xuyến. Từ “bông” được đặt ở đầu câu như muốn nóí rằngmùa thu đến bắt đầu từ hương ổi, 1 chữ “phả” gợi hương thơm như sánh lại bởi tại làn gió se hương thơm như luồng vào gió, tinh học cô đọng gió mùa thu đem chia hương ổi, hương của mùa thu đấy. hương ổi mộc mạc thân quen mang bao tâm tình hương đồng gió nội, quyện vào tình người, tình thơ và làn sương mỏng chùng chình, chuyển động chầm chậm, nơi đường thôn, ngõ xóm. Phải chăng sương như cố tình bước đi chậm lại để tận hưởng và hít sâu hương vị quê hương. Sương chùng chình cũng như một nàng tiểu thư đỏng đảnh, ham vui, đang dạo chơi ở chốn đồng quê. Những tind hiện của sự chuyển muâmf Hữu Thỉnh đã nhận ra thu đã về rồi đấymuk sao vẫn cong nghi hoặc, có lẽ do thu đến qua bất ngờ đột ngột nên khứu giác, thị giác, xúc giác đều mách bảo thu thu về mà vẫn chưa tin, vẫn chưa dám chắc. Các bãn lãn mơ hồ chính trong cảm giác hình như ấy đã tôn thêm về khói sương lãng đãng lúc thu sang. Đó cũng thể hiện được tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc boăn khoăn của tác giả và lí trí lại hiện hữu ở đây còn bộc lộ nét sang thu của hồn người mà Hữu Thỉnh cũng phải nói đến.
__________________
Khổ hai: cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự chuyển biến của đất trời sang thu. Hương ổi làng gió, nàng sương nhẹ nhàng là thế thì dòng sông, chú chim, đám mây cũng ko nhanh hơn là bao. Thiên nhiên được quan sát ở 1 ko gian rộng hơn nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những j` vô hình đang chuyển sangnets hữu hìnhcuj thể. Dòng sông ko cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ. Sông êm ả như cố chậm lại, thong thả ko buồn trôi, như nán lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sang thu của thiên nhiên vạn vật hay như đang lững lờ ngẫm nghĩ suy tư như dòng sông Hương trong thơ của Thu Bồn. Con sông dùng dằn con sông ko chảy tương phản với dòng sông là cánh chim, chim bắt đầu vội vả, hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương cho chuyến bay tránh rét nhưng chỉ bắt đầu thôi bởi đang là đầu thu mà. Chữ " bắt đầu" khá độc đáo bởi có đôi mắt thẩm hình mới nhận ra sự bắt đầu này trong những cánh chim. Song đặc sắc hơn cả là đám mây. Đám mây như 1 tấm khăn voon mềm mại khoác lên vai cô bé mùa hạ và nàng thơ mùa thu. Nếu ở khổ thứ nhất ngõ thực cho sương đi qua để gợi đến cái ngõ ảo nối giữa hai mùa thì đây chỉ là đám mây băn khoăn. Hình ảnh mây là thật nhưng cái ranh giới giữa mùa hạ và mùa thu là hư. Ý thơ vô cùng độc đáo.

khổ ba: Hai khổ thơ tren rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh tế trong cảm nhận. Nó như hai cành biếc của một cây thơ lạ để rồi khổ ba là cái gốc. Khổ thơ đã đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, trọn vẹn ý sang thu, say hồn người chưa thật rõ. Vẫn là nắng mưa sấm chớp của mùa hạ nhưng mức độ đã vơi dần và đi vào chừng mưc, ổn định. Đâu pahir ngẫu nhiên mà nó từ cây đứng tuổi lại được đặt vào chỗ kết thúc của bài thơ. Hình như cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của cuộc đời con người. Sự từng trải chín chắn của mọi người sau những bão táp của cuộc đời. Đời người vất vả tất bật và lo toan bỗng thấy tóc pha sương sững sờ thấy mình cũng đã sang thu. Ở đay con người ko còn bồng bột, nông nổi, ào ạt mà thật sự đã lắng lòng chín chắn. Hình như thu đã về rồi chứ ko phải là "A mùa thu đã về" Vậy nghệ thuật ẩn dụ lám sáng rõ lời nhắn nhũ của tác giả đối lập với chúng ta.
 
T

thuylai123

mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên hiện lên trong khổ thơ đầu:
- được miêu tả bằng hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, với vài nét phác họa đã vẽ ra được cả k gian cao rộng với dòng sông và bầu trời bao la, cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc – màu đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời”
- hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bộc lộ cảm xúc tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo của tác giả trước mùa xuân: “từng giọt…tôi hứng”. Có thể “từng giọt” mưa long lanh rơi trong ánh sáng của trời xuân, ngoài ra còn có thể hiểu theo cách khác: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Theo hướng này, câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác rất kì diệu: từ thính giác chuyển sang thị giác và xúc giác. Âm thanh tiếng chim tạo ra hình khối, ánh sáng, màu sắc cụ thể đến mức hứng được. Hình thơ đẹp một cách bất ngờ, diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời.
2. Hai khổ thơ tiếp: mùa xuân của đất nước
- Hình ảnh “mùa xuân…ra đồng” nói về mùa xuân của đất nước với 2 nhiệm vụ chính là chiến đấu và lao động, là ý thơ quen thuộc. Hay ở chỗ gắn hình ảnh ng lính, ng nông dân với màu xanh của lá non. “lộc giắt đầy”, “lộc trải dài”, hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân của đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân theo “người cầm súng” và “người ra đồng” đến với mọi miền đất nước. Hoặc chính họ mang đến mùa xuân. Trong màu xanh non ẩn hịên một sức sống tràn trề, nhà thơ nghe trong màu xanh ấy “tất cả như hối hả - tất cả như xôn xao”.
- Từ đó say sưa ngắm về tổ quốc: “đất nước…phía trước”. Hai câu đầu bình thường, nhưng hai câu cuối là hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa: đất nước đẹp, tỏa sáng như vì sao, đang thẳng tiến bằng sức mạnh “bốn nghìn năm vất vả và gian lao”. Bộc lộ niềm cảm phục, niềm tin vào một dân tộc anh hùng. Nhịp thơ nhanh, phấn chấn
3. Tâm niệm của nhà thơ:
- khổ 5 và 6 mạch thơ chuyển sang bày tỏ suy nghĩ, tâm niệm trước mùa xuân của đất nước: “ta làm…khi tóc bạc”
- Phép trùng điệp “ta làm”, “ta nhập vào” diễn tả tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cho sự nghiệp chung.
- Thể hiện qua những hình ảnh thơ đẹp tự nhiên, giản dị
+ Con chim hót, một cành hoa:khổ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân bắt đầu từ bông hoa tím biếc , âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang trời. Còn khổ này, tác giả mượn những hình ảnh ấy để nói lên nguyện vọng của mình, đem cuộc đời hiến dâng cho đất nước.
+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả chỉ xin làm một “con chim hót”, “một nhành hoa”. Giữa bản “hòa ca” tươi vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ chỉ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ 1 diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé. Những hình ảnh con chim, nhành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một “mùa xuân nho nhỏ - lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả đều mang hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguỵên của TH đã đi vào lòng ng đọc, lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: mỗi ng mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, cống hiến sức mình dù là nhỏ bé cho đất nước, phải k ngừng cống hiến “dù là tuổi hai mươi – dù là khi tóc bạc”, đó mới là ý nghĩa của kiếp làm người.
4. nghệ thuật:
- thể thơ 5 chữ gần với làn điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Âm hưởng ấy xuyên suốt toàn bài, thể hiện rõ ở khổ cuối. Gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch trong cảm xúc. Giọng thơ biến đổi, phù hợp với nội dung cảm xúc từng đoạn
- kết hợp hình ảnh cụ thể, tự nhiên với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ dựa trên sự phát tiển của hình ảnh mùa xuân.
__________________
 
C

cuncon_baby

ủa cái này có trên google Hm mà ghi nữa**************************** jậy có hướng dẫn làm văn hem cái này mình dôt dặc lun vơi tiếng việt nữa chán ngu
 
V

vesuvius

post dàn ý để người ta học thôi.
mình xin lỗi vì mình không có thời gian, mong mấy bạn đóng góp tích cực.
 
D

doigiaythuytinh

Chị nghic pic này hoạt động chưa thật sự có khoa học-->chắc chắn là không hiệu quả

Các em không nên post bài tràn lan kiểu đó
Mà nên post theo một chủ đề nhất định
Chẳng hạn như: các ngày trong tuần, các em chia ra, thứ mấy ôn phần tiếng Việt, rồi những ngày nào thì ôn phần Văn..v...v...
Về các tác phẩm văn học, tốt nhất em chỉ nên đưa ra ý chính hay dàn ý chi tiết, không nên phân tích hết cả bài vì rất tốn thời gian, người đọc cũng khó nắm bắt vì các em có thể sử dụng chức năng tìm kiếm của diendan để đọc các bài tham khảo.
Sắp tới, box văn sẽ trình làng ;)) dự án làm văn mẫu nên các em có thể yên tâm vê vấn đề này
 
H

happykid

poc' tem nha!
viếng lăng Bác
khổ thơ đầu của bài thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng với 1 cảm giác bở ngỡ vùa lạ vừa quen. Câu thơ ko nói j` nhiều nhưng đọc lên nghe như cứ rưng rưng” con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một lời thông báo xong nó gợi lên 1 tâm trạng xúc động của người con. Một người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi “ miền Nam nhớ Bác, nỗi mong cha”. Câu thơ như vui mừng khôn xiết lại vừa thật xót xa. Người con lâu ngày gặp lại vị cha già của mình “ người ko con nhưng có triệu con”. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên là hàng tre, 1 hàng tre quen thuộc của quê hương Việt Nam đã thành một biểu tượng của dân tộc, biểu tượng của sức sống bền bỉ kiên cường, bất khuất. Từ cảm thán “ôi” mở ra một tầng cảm xúc màu xanh của tre của trúc là chuyện thường tình nhưng là linh hồn và cốt cách Việt Nam. Đằng sau sương khói thấp thoáng bóng dáng 4000 năm dựng nước và giữ nước. Phải là một con người bất khuất, kiên cường vào sinh ra tửmới có thể xúc động trước 1 hàng tre như thế.

khổ hai diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng. bằng nghệ thuật ẩn dụ khá độc đáo qua hình ảnh “ mặt trời” mặt trời 1 mang nghĩa đen nói về vầng thái dương toả sáng mang laij nguồn sáng cho mọi người trên trái đất. Mặt trời 2 với nghĩa chuyển gợi cho người đọc suy nghĩ chính người là mặt trời, dẫn đường chỉ lối cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc như nhà thơ Tố Hữu đã viết “mặt trời chân lí chói qua tim” . Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người đi trong thương nhớ, hình ảnh dòng người được ví như tràn hoa, đó là một minh chứng hùng hồn cho tấm lòng của thương nhớ ngưỡng mộ của nhân dân đối với Bác. Mỗi người kết thành một bông hoa đẹp để dâng lên 79 mùa xuân. Nghệ thuật ẩn dụ sử dụng khéo léo,79 mùa xuân hay nói 79 tuổi, từ mùa xuân đã nói lên được rằng Bác sống với 79 mùa xuân thật đẹp, thật vinh quang đồng thời cũng diễn tả được rằng Bác sẽ sống mãi sẽ bất tử trong lòng dân tộc VN. Vậy khổt hơ đã nói lên được công lao vĩ đại sinh thành của người và nỗi lòng của nhân dân cũng như của tác giả dành cho Bác.

khổ ba : khung cảnh và ko khí như ngưng tĩnh cả ko gian và thời gian, được tác giả diễn tả tinh tế. Dòng thơ như diễn tả chính xác sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, thanh tĩnh. Đồng thời hình ảnh vằng trăng dịu hiền lại gởi đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác trong những vần thơ tràn đầy ánh trăng. Tâm trạng ấy được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh” Bác vẫn còn sống với non sông, đất nước, như trời xanh kia còn mãi mãi. Phải chăng, đó là sự trường tồn, người đã hoá vào thiên nhiên, đất nước dân tộc VN. Dù vẫn tin như thế nhưng ko thể ko xót đau sự ra đi của người – nhói trong tim.

Khổ cuối: gặp nhau rồi lại xa nhau, xa nhau trong sự lưu luyến đầy xúc động của VP trong khổ thơ cuối bài thơ “ viếng lăng Bác”. Phải về thôi, về nơi đã ra đi từ nơi vừa mới đến là nước mắt tràn ngập, thương trào. Hình tượng trong khổ thơ cuối có sự đối xứng với khổ đầu hai địa danh miền nam, hai hình ảnh cây tre để hoàn tất cuộc hành hương nhưng ỳ nghĩa tinh thần lại khác. Hàng tre gặp gỡ đã năng cấp thành hàng tre biểu tượng về tính cách và nhân phẩm con người “ cây tre trung hiếu”. Nguyện ước hoá thân của nhà thơ là muốn hoá thân, hoà nhập “ muốn làm” lặp lại như muốn vào những cảnh vật bên lăng. Con chim. Bông hoc, chim cất tiếng hót, hoa toả hương thơm, một cây tre trung hiếu hay con người trung hiếu. Hình ảnh ẩn dụ đó đã được bổ sung mang tầm ý nghĩa mới “ trung với nước, hiếu với dân” Nhập vào hàng tre túc trực bên lăng Người. Như vậy, nhà thơ muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật bên đưòng để mãi mãi được ở bên Bác. Đây là một ước nguyện nhỏ bé song chân thành với sự kết cấu đầu và cuối tương ứng gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc cũng được trọn vẹn.

khổ 3 là khổ mang nhãn tự của bài thơ, cần chắt lọc và nêu ra rõ hơn. Về cái này thì bạn chưa đưa được, không cần hành văn chỉ cần đưa ý ra thôi!
trong khổ 3: cần phân tích trời xanh là mãi mãi/nhói....phân tích kỹ với đề bài phân tích nghệ thuật, phân tích nhẹ 9nhưng cần thiết) với bài phân tích thông thường!
thân
 
N

nowtrymybest

Chị nghic pic này hoạt động chưa thật sự có khoa học-->chắc chắn là không hiệu quả

Các em không nên post bài tràn lan kiểu đó
Mà nên post theo một chủ đề nhất định
Chẳng hạn như: các ngày trong tuần, các em chia ra, thứ mấy ôn phần tiếng Việt, rồi những ngày nào thì ôn phần Văn..v...v...
Về các tác phẩm văn học, tốt nhất em chỉ nên đưa ra ý chính hay dàn ý chi tiết, không nên phân tích hết cả bài vì rất tốn thời gian, người đọc cũng khó nắm bắt vì các em có thể sử dụng chức năng tìm kiếm của diendan để đọc các bài tham khảo.
Sắp tới, box văn sẽ trình làng ;)) dự án làm văn mẫu nên các em có thể yên tâm vê vấn đề này
Em cũng đồng ý! theo gợi ý trên thì mình có ý kiến thế này:
1.post các bài từ học kì 1->hki 2(theo thứ tự),bài nào không cần thiết cho thi cử(ví dụ các văn bản nhật dụng...)thì tạm thời bỏ qua.

2.vì khối lượng bài học tiếng việt cũng không nhiều lắm và cũng khá đơn giản nên chúng ta có thể dành một phần rất nhỏ,thảo luận vào một ngày nào đó vào thứ 7 chẳng hạn. Chúng ta sẽ ôn tập theo các phần(ví dụ phần các biện pháp tu từ,phần các thành phần câu...)
Ôn từ lớp 6->9 vì nội dung trong bài thi bao hàm tất cả các phần này

3.các hiểu biết thêm về tác giả tác phẩm cũng nên được chú ý thêm một chút(một chút thôi nha)(vd:bài ''mùa xuân nho nhỏ''được Trần hoàn phổ nhạc chẳng hạn)

4.Bạn nào biết các câu thơ hay câu nói nổi tiếng nào có liên quan đến chủ đề tác phẩm thì cũng share nha
(vd bài mùa xuân nho nhỏ có thể so sánh với mấy câu thơ của Tố Hữu:''Nếu là....đâu chỉ nhận riêng mình'')

5.Bạn nào có đề bài gì hay thì post lên(nếu có dàn ý luôn thì càng tốt), còn không chúng ta sẽ thảo luận lập ra một dàn ý hoàn chỉnh nhất

6.Các bài viết chỉ cần dàn ý chi tiết là được(còn bạn nào có cách viết hay thì có thể trích dẫn một số câu hay đó ra để các bạn tham khảo)

Đây là những ý kiến của mình,mong rằng pic này sẽ trở thành một pic hot và có hiệu quả cho các bạn hơn
Chúng ta cùng TRY OUR BEST nhé !
 
K

kitty0612

Mình thấy khi làm tập làm văn thì việc thêm các câu, bài thơ để làm phong phú nội dng là cần thiết, tạm thời mình nhớ được vài câu à, bạn nào biết thêm thì post lên, mình cũng học nha :D
Chương trình lớp 9
I, Thơ
1, Đồng chí
2, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Súng băn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn rộn cười vui kháng chiến
- Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
3, Đoàn thuyền đánh cá
4, Bếp lửa
5, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
6, Ánh trăng
- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng
- Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
7, Con cò:
- Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
8, Mùa xuân nho nhỏ
- Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…
-Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ biết riêng mình
- Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả dòng sông
9, Viếng lăng Bác
- Ta bên Người, Người toả áng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
- Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã thằng như chông lạ thường
- Ôi tựa lòng ta bác đến tự hồi nào
Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc
Mặc giữa lòng đau ta nhớ Bác
Nước mắt giàn ta cảm hết ơn sâu
10, Sang thu
- Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
11, Nói với con
- Gập ghềnh xuống biển lên non
Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng
- Con ơi muốn nên thân người
lắng tai nghe lấy những lòi mẹ cha

II, Truyện
1, Làng
2, Lặng lẽ Sa Pa
3, Chiếc lược ngà
- Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiéc sá chi bạc đầu
Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quan hành
4, Bến quê
5, Những ngôi sao xa xôi
- Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha, như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta sẽ chết
Cho mỗi tên làng tên núi tên sông
- Em là ai cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em hay là sông là suối
Da thịt em hay là sắt là đồng
- Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá,
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh.
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hóa thành những làn mây trắng ?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài ?

Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng. < tác phẩm khoảng trời và hố bom này phần lớn, khi làm văn mình thấy người ta hay trích đoạn từ "đất nước mình nhân hậu... cho đến cuối>
- Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiéc sá chi bạc đầu
- Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường
 
Last edited by a moderator:
B

baby_1995

Mình thấy khi làm tập làm văn thì việc thêm các câu, bài thơ để làm phong phú nội dng là cần thiết, tạm thời mình nhớ được vài câu à, bạn nào biết thêm thì post lên, mình cũng học nha

Chương trình lớp 9

I, Thơ

1, Đồng chí

2, Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Súng băn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn rộn cười vui kháng chiến

- Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

3, Đoàn thuyền đánh cá

4, Bếp lửa

5, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

6, Ánh trăng

- Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng

Phố đông còn nhớ bản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng

- Và vầng trăng, vầng trăng đất nước

Vượt qua quầng lửa mọc lên cao

- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

7, Con cò:

- Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào

8, Mùa xuân nho nhỏ

- Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…

-Nếu là con chim chiếc lá

Con chim phải hót chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ biết riêng mình

- Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả dòng sông

9, Viếng lăng Bác

- Ta bên Người, Người toả áng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút

- Nòi tre đâu chịu mọc cong,

Chưa lên đã thằng như chông lạ thường

- Ôi tựa lòng ta bác đến tự hồi nào

Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc

Mặc giữa lòng đau ta nhớ Bác

Nước mắt giàn ta cảm hết ơn sâu

10, Sang thu

- Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

11, Nói với con

- Gập ghềnh xuống biển lên non

Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng

- Con ơi muốn nên thân người

lắng tai nghe lấy những lòi mẹ cha



II, Truyện

1, Làng

2, Lặng lẽ Sa Pa

3, Chiếc lược ngà

- Tuốt gươm không chịu sống quỳ

Tuổi xanh chẳng tiéc sá chi bạc đầu

Lớp cha trước lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quan hành

4, Bến quê

5, Những ngôi sao xa xôi

- Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ như cha, như vợ như chồng

Ôi tổ quốc nếu cần ta sẽ chết

Cho mỗi tên làng tên núi tên sông

- Em là ai cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em hay là sông là suối

Da thịt em hay là sắt là đồng

- Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường

Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Ðánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...



Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái

Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá,

Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em

Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ

Ðất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau.



Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh.

Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong

Ðã hóa thành những làn mây trắng ?

Và ban ngày khoảng trời ngập nắng

Ði qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức

Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực

Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài ?



Tên con đường là tên em gửi lại

Cái chết em xanh khoảng trời con gái

Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết

Nên mỗi người có gương mặt em riêng. < tác phẩm khoảng trời và hố bom này phần lớn, khi làm văn mình thấy người ta hay trích đoạn từ "đất nước mình nhân hậu... cho đến cuối>

- Tuốt gươm không chịu sống quỳ

Tuổi xanh chẳng tiéc sá chi bạc đầu

- Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường
dễ đọc hơn! (_________________50 kj' tự__________________)
 
K

kira_l

..................Thơ......................năm sáng tác .............. tác giả

1 > đồng chí ..................................1948........................Chính Hữu

2 > Bài thơ về tiểu đội

xe ko kính ....................................1969........................Phạm Tiến Duật

3 > Đoàn Thuyền đánh cá.................1958 .......................Huy Cận

4 > Ánh trăng ................................1978........................Nguyễn Duy

5 > Bếp lửa ...................................1963.........................Bằng Việt

6 > KHúc hát ru nhữg em bé

lớn trên lưng mẹ .............................1971 .......................Nguyễn Khoa Điềm

7 > Con cò ....................................1962 .......................Chế Lan Viên

8 > Nói với con ...............................1980........................Y Phương

9 > Viếng Lăg Bác ...........................1976 .......................Viễn Phương

10 > Mùa Xuân nho nhỏ ....................1980.......................Thanh Hải

Còn Bài nào nữa các bạn thêm vào nhá ! :|

Tớ chỉ nhớ đc có thế

Với lại ! So lại cái năm sáng tác với ! Tớ là tớ chỉ mang mág thui ! Chứ quên sạch òi :((
 
N

nhockthongay_girlkute

Mình thấy khi làm tập làm văn thì việc thêm các câu, bài thơ để làm phong phú nội dng là cần thiết, tạm thời mình nhớ được vài câu à, bạn nào biết thêm thì post lên, mình cũng học nha :D
Chương trình lớp 9
I, Thơ
1, Đồng chí
2, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Súng băn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn rộn cười vui kháng chiến
- Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
3, Đoàn thuyền đánh cá
4, Bếp lửa
5, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
6, Ánh trăng
- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng
- Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
7, Con cò:
- Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
8, Mùa xuân nho nhỏ
- Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…
-Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ biết riêng mình
- Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả dòng sông
9, Viếng lăng Bác
- Ta bên Người, Người toả áng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
- Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã thằng như chông lạ thường
- Ôi tựa lòng ta bác đến tự hồi nào
Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc
Mặc giữa lòng đau ta nhớ Bác
Nước mắt giàn ta cảm hết ơn sâu
10, Sang thu
- Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
11, Nói với con
- Gập ghềnh xuống biển lên non
Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng
- Con ơi muốn nên thân người
lắng tai nghe lấy những lòi mẹ cha

II, Truyện
1, Làng
2, Lặng lẽ Sa Pa
3, Chiếc lược ngà
- Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiéc sá chi bạc đầu
Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quan hành
4, Bến quê
5, Những ngôi sao xa xôi
- Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha, như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta sẽ chết
Cho mỗi tên làng tên núi tên sông
- Em là ai cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em hay là sông là suối
Da thịt em hay là sắt là đồng
- Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá,
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh.
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hóa thành những làn mây trắng ?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài ?

Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng. < tác phẩm khoảng trời và hố bom này phần lớn, khi làm văn mình thấy người ta hay trích đoạn từ "đất nước mình nhân hậu... cho đến cuối>
- Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiéc sá chi bạc đầu
- Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường
mìk bổ xung trong bài BẾP LỬA
Quê hương nếu ai ko nhớ
Sẽ ko lớn nổi thành người
CON CÒ:
ta đi trọn kiêp con người
cugx ko đi hết những lời mẹ ru
 
Y

yukariko

@kitty: Mình nghĩ bạn nên sửa lại một vài lỗi chính tả trong mấy câu thơ sau:
- Ta bên Người, Người tóa áng trong ta [sửa lại thành "sáng"]
- Ôi tựa lòng ta bác đến tự hồi nào [phải viết hoa]
- Lắng tai nghe lấy những lòi mẹ cha [sửa lại thành "lời"]
- Đã thành đồng chí chung câu quan hành [sửa lại thành "quân"]
- Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt [phải viết hoa]
- Ôi tổ quốc nếu cần ta sẽ chết [phải viết hoa]
- Chưa lên đã thằng như chông lạ thường [ở đây phải là "nhọn"]

Bạn nhớ viết cẩn thận chứ nếu sai chính tả kiểu này người lấy tư lỉệu dễ viết nhầm trong bài thi lắm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom