Lặp đoạn NST và vai trò trong quá trình tiến hóa

H

hocmai.sinhhoc2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lặp đoạn NST là hiện tượng một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần trong hệ gen đơn bội. Lặp đoạn NST được hình thành do quá trình trao đổi chéo lệch (trao đổi chéo không cân) giữa các nhiễm sắc tử. Trong quá trình tiếp hợp của các NST trong giảm phân, các NST đã bắt đôi lệch đi và sau đó nếu có trao đổi chéo xảy ra thì sẽ dẫn đến một NST có thêm một đoạn lặp trong khi NST tương đồng kia bị mất một đoạn. Lặp đoạn NST góp phần hình thành locut gen mới. Sau khi đột biến lăp đoạn xảy ra thì trong hệ gen đơn bội của cá thể một số gen sẽ được tăng thêm về số lượng bản sao.

Ví dụ, ban đầu chỉ có một locut gen A. Sau đột biến lặp đoạn có 2 locut gen A nằm gần nhau. Ban đầu hai gen này giống hệt nhau và thực hiện chức năng như nhau nhưng có tới hai gen giống hệt nhau nên một trong hai gen có thể bị đột biến mà không hề nguy hại gì cho cơ thể vì gen kia đảm nhiệm chức năng bình thường. Do kết quả của đột biến như vậy dần dần một locut gen được đột biến gen phân hóa thành một locut gen mới giữ chức năng tương tự hoặc một chức năng hoàn toàn mới. Tất nhiên, có thể đột biến gen sẽ dẫn tới làm hỏng một trong hai gen. Bằng chứng cho điều này là sự tồn tại của các gen giả ở hệ gen của người cũng như nhiều sinh vật khác.

Như vậy, đột biến lặp đoạn NST kết hợp với đột biến gen là một trong các cơ chế dẫn đến làm gia tăng số lượng gen trong quá trình tiến hóa.
 
Top Bottom