1: Lập dàn ý phân tích tình huống truyện Chiếc lược ngà ( nêu khái niệm về tình huống truyện,nêu tình huống của Chiếc lược ngà,phân tích giá trị của tình huống truyện)
2: Lập dàn ý phân tích tình huống truyện Lặng Lẽ Sa Pa ( nêu khái niệm về tình huống truyện,nêu tình huống của Lặng Lẽ Sa Pa ,phân tích giá trị của tình huống truyện)
P/s: Em làm 3 bài dàn ý rồi nhưng 2 bài tình huống này không biết làm mà mai phải nộp cho cô nên mong anh chị giúp đỡ để em còn có thời gian ôn bài ngày mai để thi HK I ( 2 môn )
C chỉ gợi ý những nét chính thôi nhé:
- Tình huống là hoàn cảnh bất bình thường thử thách con người, buộc con người phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm văn xuôi, tình huống truyện có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật, và nêu bật được tư tưởng của nhà văn.
* Chiếc lược ngà: Truyện được xây dựng trên hai tình huống cơ bản:
- Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca: tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
* Lặng lẽ Sa Pa:
- Truyện ngắn được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” ( cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác ( chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.