Văn 7 Lập dàn ý văn chứng minh

Trẩn Ngọc Thảo Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng năm 2020
199
431
51
15
Hà Tĩnh
THCS Lê Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giup mình với ạ
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Lập dàn ý chi tiết tối thiểu 2 trang ạ
 

Hà Kiều Chinh

Cựu CTV CLB Lịch sử
Thành viên
30 Tháng mười một 2020
690
2,046
231
15
Đức Ninh- Tuyên Quang
Tuyên Quang
THCS Đức Ninh
bn tham khảo các giàn ý sau
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a) Mở bài:
- Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp.
- Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và "Uống nước nhớ nguồn".
b) Thân bài:
∗ Giải thích nội dung 2 câu tục ngữ

- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
+ Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
+ Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó.
-> Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.
- "Uống nước nhớ nguồn"
+ Nghĩa đen: Khi uống nước cần phải nhớ tới nơi xuất phát dòng nước, nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra.
+ Nghĩa bóng: Khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn hay nhỏ bé thì chúng ta phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.
* Chứng minh tính đúng đắn của 2 câu tục ngữ
- Tại sao phải "nhớ kẻ trồng cây, nhớ nguồn"?
+ Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
+ Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
+ Thái độ sống biết ơn đó là thái độ sống gần gũi của con người với con người, là truyền thống đạo đức của dân tộc
+ Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".
+ Khi bưng bát cơm đầy, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã một nắng hai sương, muôn phần cay đắng để làm nên hạt gạo.
+ Sống biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có
+ Được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm hiện nay là bởi công lao các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh anh dũng bảo vệ đất nước
+ Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết.
- Những biểu hiện của lòng biết ơn trong nhân dân từ xưa đến nay:
+ Thời xưa:
  • Tổ chức cúng kiếng để cảm ơn trời đất
  • Mỗi vụ mùa đều cúng thần linh
  • Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ
+ Ngày nay:
  • Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ
  • Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Truyền thống thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
  • Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là... răng”.
  • Một số ngày lễ tiêu biểu: ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo, ngày 27/7 tỏ lòng biết ơn thương binh liệt sĩ...
  • Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
  • Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
  • Bên cạnh đó, có những người chỉ biết hưởng thụ, vong ơn, bội nghĩa, cần phải nghiêm khắc lên án.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay
+ Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
+ Nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người có ích.
+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
c) Kết bài:
- Khẳng định hai câu tục ngữ là lời khuyên răn đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc.
- Rút ra bài học cho bản thân: Cần học tập, rèn luyện...
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

A. Mở bài
- Giới thiệu về lòng biết ơn và ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống
- Giới thiệu câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
B. Thân bài
1. Giải thích
- "Uống nước nhớ nguồn" nghĩa là khi ta uống nước , ta phải biết nhớ đến mạch nguồn - nơi cung cấp cho ta những giọt nước mát lành
- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là khi ta được thụ hưởng một loại câ trái ngon lành nào thì ta phải nhơ đến công ơn của những người đã trồng cây để cho ta những hoa trái thơm ngon , bổ dưỡng.
⇒ Từ hình ảnh này , hai câu tục ngữ muốn ẩn dụ cho việc con người sống phải biết ơn và luôn luôn khắc cốt ghi tâm công ơn của người đã giúp đỡ mình. Cụ thể ,khi con người được đón nhận một điều tốt đẹp nào đó thì hãy nhớ đến công ơn của những người đã giúp đỡ và mang đến cho mình những điều ý nghĩa ấy.
2. Chứng minh
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Con người chúng ta được sống trong cuộc sống độc lập như ngày hôm nay cũng là nhờ biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để đổi lấy cho ta cuộc đời tự do , độc lập
- Chúng ta được đi học , được cắp sách đến trường, được ăn no mặc ấm , tất cả những điều đó đều được đánh đổi bằng công sức lao động của cha mẹ chúng ta mà ra
- Không có một điều tốt đẹp nào tự dưng mà đến , mọi thứ mà chúng ta có ngày hôm nay đều là được thừa hưởng lại từ mồ hôi , công sức của những người đi trước
- Chưa kể, trong cuộc sống này ta còn gặp rất nhiều người và được họ giúp đỡ trong những lúc khó khăn , hoạn nạn.
- Tất cả những điều đáng quý ấy ta đều phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh và giúp đỡ cho mình.
3. Cách để con người tỏ lòng biết ơn đến với những thế hệ đi trước
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
- Luôn luôn nhớ ơn người đã giúp đỡ mình và nếu có thể hãy sống nghĩa tình : đền đáp công ơn của họ trong phạm vi và khả năng của bản thân mình.
C. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của hai câu tục ngữ
- khuyên mọi người sống cần đề cao đạo lý ơn nghĩa trước sau
2 bài gộp lại chắc dủ 2 trang rồi:D
 
Top Bottom