Lập dàn ý thể hiện vẻ đẹp phẩm chất của ba nhân vật Bé Hồng, chị Dậu và Lão Hạc.
*lưu ý : lập dàn ý chung cho cả 3 nhân vật
Mọi người giúp em với ạ. Em đang cần gấp. Cảm ơn mọi người rất nhiều
Phẩm chất của ba nhân vật:
- Bé Hồng:
+ Bé Hồng ra đời và cũng chính là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không hề bắt đầu từ tình yêu. Người bố sống bên bàn đèn thuốc phiện rồi cũng mất đi. Vì đi bước nữa mà điều ấy được coi là cấm kị, trái với những luật lệ của người xưa nên mẹ bé Hồng phải đi tha hương cầu thực, bỏ lại con cái.
+ Hồng sống với bà cô ruột bên nội, bị reo rắc vào đầu những rắp tâm tanh bẩn, ngày ngày bị mỉa mai, hắt hủi nhưng quyết không nghe theo, vẫn giữ vẹn nguyên tình yêu thương với mẹ. Sự kính trọng, ngày đêm nhớ mong về mẹ, tình mẫu tử đã giúp cậu bé mãi giữ được tình yêu với mẹ.
-> Hồng có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc như các bạn đồng trang lứa nhưng chính điều ấy đã trở thành nguồn động lực để Hồng vượt qua mọi sự tanh bẩn từ người cô muốn truyền vào tâm trí của Hồng. Hồng còn là một chú bé thông minh, lanh lợi và thương mẹ.
- Chị Dậu:
+ Thời phong kiến lúc bấy giờ, nhà nào cũng phải chịu số tiền sưu cao ngất ngưởng nhưng nhà chị Dậu còn bi đát hơn khi còn phải nộp cả sưu cho người chú đã mất. Bán đi tất cả những gi mình có và cả đứa con gái của mình mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu thế là anh Dậu bị lôi ra ngoài đính đánh cho một trận.
+ Vừa về đến nhà, chưa kịp húp miếng cháo thì tên cai lệ, người nhà lí trưởng lại tìm tới đòi tiền sưu. Sau bao lần xin khất, nói qua nói lại thì tên cai lệ tấn công chị Dậu và sấn sổ đến trói anh Dậu nhưng người đàn bà lực điền ấy đã vụt dậy với sự tức giận mà đáp trả cả bằng lời nói và hành động.
-> Là người phụ nữ đảm đang, dịu hiền, yêu chồng con, khi bị dồn đến bước đường cùng sẽ sẵn sàng phản kháng để bảo vệ chồng con, bảo vệ gia đình của mình và lên án bộ máy chính quyền thống nát trước cách mạng tháng tám 1945.
=> Hiện thực: Ở đâu có chiến tranh, ở đó có đấu tranh
- Lão Hạc:
+ Lão Hạc là một người nông dân nghèo, cảnh gà trống nuôi con nên có bao nhiêu tình yêu thương, ông đều dành cho đứa con của mình. Nhưng do hoàn cảnh quá nghèo, con trai ông đã đến tuổi lập gia đình nhưng không có bạc để cưới vợ nên đã bỏ đi đồn điền cao su không biết bao giờ mới về.
+ Số phận chua chát khi không thể giúp con trai với lấy hạnh phúc, chính cái nghèo hèn ấy đã làm tan nát gia đình ông, khiến con trai đi đồn điền. + + Chỉ biết quanh quẩn, làm bạn với một con chó, đặt tên là "Cậu Vàng" coi như con cái trong nhà.
+ Sau trận ốm kéo dài, công việc trong làng cũng chẳng còn, Lão gửi gắm tất cả tài sản cùng tiền lo ma chay của mình cho ông giáo rồi kết thúc cuộc đời bằng cái chết đau đớn, kinh hoàng.
-> Cái chết của Lão Hạc góp phần bộc lộ rõ bản chất của người nghèo trong xã hội xưa trước Cách Mạng tháng tám và tố cáo hiện thực nửa phong kiến thối tha. Họ chỉ có tha hóa mới sống còn giữ nguyên vẻ lương thiện, trong sáng thì chỉ có con đường chết.
=> Người nông dân Việt Nam trước cánh mạng tháng tám đã phải chịu bao uất ức, khổ cực, bị bóc lột, chèn ép, để giữ được lòng tự trọng và nhân phẩm cao đẹp mà tìm đến cái chết.
Bạn tham khảo các ý để viết bài văn, có gì không hiểu, cứ đặt câu hỏi nha ^^
P/s: Xem thêm các topic khác:
https://diendan.hocmai.vn/threads/kien-thuc-trong-tam-cac-tac-pham-van-hoc-lop-8.828357/