Văn Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:

Vi Nguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
26 Tháng tư 2017
760
900
179
21
Bình Định
THPT Chuyên Chu Văn An
Đề: Thuyết minh về đền Cuông ở Nghệ An.
:r3Giúp mik với ạ! r8
Diễn Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Văn Thụy, Cao Xuân Dục.. mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có tới 13 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông nơi gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó...
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “... Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
images840902_Den_cuong_xu_Nghe.jpg
Đền Cuông - sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên.
[TBODY] [/TBODY]
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi...
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)... Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.
Nguyễn Thanh Điệp
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Đề: Thuyết minh về đền Cuông ở Nghệ An.
:r3Giúp mik với ạ! r8
Gợi ý: Em cần đáp ứng những ý sau:
Thân bài:
-Lịch sử, vị trí địa lí.
-Đặc điểm về cảnh quan, kiến trúc, quy mô và lễ+ hội đền.
-Vai trò:
+Là nơi đáp ứng tín ngưỡng tâm linh.
+Là nơi tôn vinh, tưởng nhớ các anh hùng.
+Tạo cảnh quan, nguồn thu, du lịch địa phương.
+Là nơi thanh tịnh, giúp con người tĩnh tâm sau tháng ngày bận rộn.
-Cách thưởng ngoạn.
#anh không biết đền này nên chỉ giúp em được vậy thôi ^^
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, bên cạnh quốc lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An. Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ “tam” với tam quan đồ sộ, cổ kính rêu phong.
Đền thờ Thục Phán An Dương Vương người đã có công đánh Tần đuổi Triệu mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Gây dựng non sông gấm vóc nước Âu Lạc ta thủa xưa. Và tướng quân Cao Lỗ, vị danh tướng có công chế tác nỏ thần giữ yên bờ cõi cho dân tộc.
Tương truyền năm 208 TCN Thục An Dương Vương bị Triệu Đà bất ngờ đem quân tấn công, phải rút lui về phương nam. Đến bước đường cùng người đã cùng 50 binh sĩ trung thành tuẫn tiết tại Cửa Hiển, phía bắc núi Mộ Dạ.
Tưởng nhớ đến công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân Diễn Châu đã lập đền thờ trên núi Mộ Dạ, hàng năm tổ chức lễ hội để không bao giờ quên đến những công ơn của người.
Lễ hội đền Cuông được tổ chức hàng năm với các lễ nghi gồm: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ.
Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12/2 âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Tiếp đến là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14/2 để báo cáo, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân.
Lễ Yết diễn ra vào chiều tối 14/2 gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban, ngành và người dân về dự lễ.
Cũng trong tối 14/2, Ban tổ chức làm lễ rước vua và công chúa vi hành. Sáng 15/2 tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Trong đó, Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Cuối cùng Lễ tạ được tổ chức vào sáng ngày 16/2 để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ.
Về với Đền Cuông du khách không những như được sống lại với thời kỳ hào hùng của dân tộc. Cùng với những huyền thoại, truyền thuyết về: Lời thề hóa đá, thánh hiển linh, bàn cờ tiên, núi Đẩu Vân… . Và những phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính, mang đậm bản sắc dân tộc.
Không những thế, về với hội Đền Cuông, người dân còn được đắm mình vào không khí tưng bừng của lễ hội với những trò chơi dân gian, những hoạt động văn hóa thể dục thể thao đậm đà bản sắc dân tộc như: Cờ người, bóng chuyền. Đặc biệt du khách còn được thả hồn mình theo những điệu hát của câu lạc bộ ca trù, câu lạc bộ thơ, đàn hát dân ca mượt mà của các nghệ nhân dân gian xứ Nghệ.
Lễ hội Đền Cuông đã trở thành nếp sống sinh hoạt không thể thiếu của người dân xứ Nghệ. Năm nay lượng du khách tìm về với lễ hội Đền Cuông đông đảo hơn rất nhiều so với những năm trước.
Ông Trần Thế Nam (du khách ở xã Diễn Ngọc, Diễn Châu) cho biết: “Hàng năm mỗi lần tổ chức lễ hội là gia đình tôi đều có mặt tại đền Cuông với những sản vật của biển để dâng lên Vua An Dương Vương, tỏ lòng biết ơn, cầu mong năm mới may mắn, an lành, mong những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cá bạc đầy khoang”.
Trong những ngày chính hội, hàng vạn lượt du khách cùng nhân dân địa phương về tham gia trẩy hội.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, bên cạnh quốc lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An. Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ “tam” với tam quan đồ sộ, cổ kính rêu phong.
Đền thờ Thục Phán An Dương Vương người đã có công đánh Tần đuổi Triệu mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Gây dựng non sông gấm vóc nước Âu Lạc ta thủa xưa. Và tướng quân Cao Lỗ, vị danh tướng có công chế tác nỏ thần giữ yên bờ cõi cho dân tộc.
Tương truyền năm 208 TCN Thục An Dương Vương bị Triệu Đà bất ngờ đem quân tấn công, phải rút lui về phương nam. Đến bước đường cùng người đã cùng 50 binh sĩ trung thành tuẫn tiết tại Cửa Hiển, phía bắc núi Mộ Dạ.
Tưởng nhớ đến công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân Diễn Châu đã lập đền thờ trên núi Mộ Dạ, hàng năm tổ chức lễ hội để không bao giờ quên đến những công ơn của người.
Lễ hội đền Cuông được tổ chức hàng năm với các lễ nghi gồm: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ.
Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12/2 âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Tiếp đến là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14/2 để báo cáo, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân.
Lễ Yết diễn ra vào chiều tối 14/2 gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban, ngành và người dân về dự lễ.
Cũng trong tối 14/2, Ban tổ chức làm lễ rước vua và công chúa vi hành. Sáng 15/2 tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Trong đó, Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Cuối cùng Lễ tạ được tổ chức vào sáng ngày 16/2 để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ.
Về với Đền Cuông du khách không những như được sống lại với thời kỳ hào hùng của dân tộc. Cùng với những huyền thoại, truyền thuyết về: Lời thề hóa đá, thánh hiển linh, bàn cờ tiên, núi Đẩu Vân… . Và những phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính, mang đậm bản sắc dân tộc.
Không những thế, về với hội Đền Cuông, người dân còn được đắm mình vào không khí tưng bừng của lễ hội với những trò chơi dân gian, những hoạt động văn hóa thể dục thể thao đậm đà bản sắc dân tộc như: Cờ người, bóng chuyền. Đặc biệt du khách còn được thả hồn mình theo những điệu hát của câu lạc bộ ca trù, câu lạc bộ thơ, đàn hát dân ca mượt mà của các nghệ nhân dân gian xứ Nghệ.
Lễ hội Đền Cuông đã trở thành nếp sống sinh hoạt không thể thiếu của người dân xứ Nghệ. Năm nay lượng du khách tìm về với lễ hội Đền Cuông đông đảo hơn rất nhiều so với những năm trước.
Ông Trần Thế Nam (du khách ở xã Diễn Ngọc, Diễn Châu) cho biết: “Hàng năm mỗi lần tổ chức lễ hội là gia đình tôi đều có mặt tại đền Cuông với những sản vật của biển để dâng lên Vua An Dương Vương, tỏ lòng biết ơn, cầu mong năm mới may mắn, an lành, mong những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cá bạc đầy khoang”.
Trong những ngày chính hội, hàng vạn lượt du khách cùng nhân dân địa phương về tham gia trẩy hội.
Em hỗ trợ chưa đúng nhé! Đây là bài báo mà.
#Không hồi đáp lại nếu như không có ý kiến!
 
Top Bottom